Cây xạ đen từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và rất nhiều bệnh khác. Tuy nhiên vì công dụng tuyệt với của nó nên khi mua rất dễ gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Ở bài viết này nhà thuốc Dongyphuvan sẽ tập trung vào việc chia sẻ hình ảnh các loại cây xạ đen và hướng dẫn cách phân biệt thật giả dễ hiểu nhất cho bạn đọc.
Mục lục
- 1. Giới thiệu nhanh về cây xạ đen
- 2. Các loại cây xạ đen
- 3. Hình ảnh cây xạ đen trong tự nhiên
- 4. Hình ảnh cây lá xạ đen khô
- 5. Hình ảnh nhận biết cây xạ đen Hòa Bình chính gốc tại phòng khám Phú Vân
- 6. Hình ảnh phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng
- 7. Hình ảnh phân biệt cây xạ đỏ, xạ trắng
- 8. Hình ảnh phân biệt cây xạ đen và cây thanh giang đằng
- 9. Hình ảnh phân biệt cây xạ đen mọc tự nhiên và cây xạ đen được trồng
- 10. Địa chỉ bán cây xạ đen tin cậy
1. Giới thiệu nhanh về cây xạ đen
- Tên khoa học: Celastrus Hindsu benth.
- Cây xạ đen còn được gọi với một số tên khác: Cây ung thư, cây đồng triều, cây bạch vạn hoa và cây bách giải, với mỗi vùng miền lại có một cách gọi khác nhau.
Công dụng của cây xạ đen
Trước đây, cây xạ đen được các bà mế người dân tộc Mường sử dụng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau như bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh gan, mụn nhọt, lở ngứa, viêm nhiễm, mỡ máu, rối loạn kinh nguyệt, điều trị chứng mất ngủ, và căn bệnh “sát thủ” của thời đại mới: ung thư.
Năm 1999, đề tài nghiên cứu về cây xạ đen Hòa Bình của GS Lê Thế Trung (Học viện Quân Y) được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong những loại thuốc quý hiếm có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh ung thư hiệu quả.
Tiến sĩ Hoàng Quỳnh Hoa (Đại học Dược Hà Nội) đã công bố nghiên cứu về cây xạ đen, với kết quả công nhận khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả với các chứng hậu sản, các bệnh về gan, đau xương, đi tiêu lỏng, mẩn ngứa dị ứng, nóng sốt và đặc biệt là ung bướu.
Bên cạnh đó, hai nhà khoa học là Yao – Haur Kuo và Li – ming Yang Kou cũng mất đến hơn 12 năm nghiên cứu đã xác định được trong xạ đen có chất K10 và hàng loạt các hoạt chất khác như: saponin, alkaloid, triterpernoid… Đều là những hoạt chất giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
☛ Tìm hiểu thêm về tác dụng chữa bệnh của cây xạ đen qua bài viết: 10 tác dụng của cây xạ đen được y học công nhận
Khu vực phân bố
Cây xạ đen sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng đồi núi các tỉnh như Hòa Bình Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La. Nhưng theo nghiên cứu của y học hiện đại xạ đen được trồng tại địa bàn tỉnh Hòa Bình sẽ cho chất lượng tốt hơn so với các tỉnh khác do khí hậu thổ nhưỡng và một số yếu tố khác mà xạ đen được trồng tại mỗi khu vực khác nhau sẽ cho chất lượng khác nhau.
Từ lâu trong dân gian người Mường Hòa Bình đã biết sử dụng Cây xạ đen để làm thuốc. Đây cũng là loại cây đặc hữu của tỉnh Hòa Bình, các địa phương khác hầu như rất hiếm gặp cây thuốc này.
2. Các loại cây xạ đen
Xạ đen thì chỉ có một loại duy nhất mà thôi.
Song về các cây họ xạ thường có một số loại như sau:
Một số cây họ xạ: xạ đen – xạ vàng – xạ đỏ
- cây xạ đen,
- cây xạ vàng,
- cây xạ đỏ
- cây xạ trắng
- cây xạ cạn.
Thường gặp nhất đó là cây xạ đen và cây xạ vàng. Do đó nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa hai loại cây này với nhau.
Tuy nhiên, phải làm rõ một điều là cây xạ vàng không có hoạt chất điều trị ung thư như cây xạ đen. Cây xạ vàng cũng là một lọa cây thuộc họ xạ. Tuy nhiên chỉ cây xạ đen mới có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
3. Hình ảnh cây xạ đen trong tự nhiên
Hình ảnh thân cây xạ đen rừng
Xạ đen là loại có thân cây dạng dây leo dài 3 – 10m, thân nhỏ. Thân xạ đen thường mọc quấn quanh các cây gỗ lớn, thân to nhất khoảng bằng ngón chân cái, thân thường nhỏ khoảng bằng chiếc đũa. Thường mọc theo khóm, bụi tập trung. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh. Bên ngoài vỏ của thân có màu đen, sần sùi.
Hình ảnh cây xạ đen rừng
Khi chặt ngang thân thì sẽ dần chuyển sang màu đen đặc trưng. Nếu thu hái về mùa xuân hoặc mùa mưa thì phần màu tím trên ngọn sẽ nhạt hơn. Khi được thu hái về cuối thu đến hết đông thì phần ngọn tím đậm hơn, do thời điểm này tại rừng Hòa Bình đang là mùa khô, hoạt chất trong cây xạ đen tập trung cao nhất trong năm. Phòng khám Đông y Phú Vân cũng thường thu hái xạ đen vào mùa này.
Hình ảnh người dân thu hái cây xạ đen rừng
Hình ảnh hoa cây xạ đen tự nhiên
Cây xạ đen có hoa và quả. Thường thì hoa mọc đợt đầu, đợt sau hoa quả mọc đan xen nhau. Hoa của cây xạ đen thường được mọc ở cành lá hoặc dưới nách lá. Hoa mọc theo chùm có kích thước từ 5-10cm, có màu trắng, có cuống tầm 2 – 4mm. Có hai loại hoa: đực và cái. Do đặc thù của giống loài nên hoa của cây xạ đen chỉ nở theo mùa vào khoảng tháng 3 – 4 dương lịch hàng năm.
Hình ảnh hoa cây xạ đen
Hình ảnh quả cây xạ đen
Sau khi ra hoa vào tháng 3 – 5 thì cây xạ đen sẽ đậu quả vào tháng 8 – 12. Sau lần đầu ra hoa, thì tiếp các vụ sau cây xạ đen sẽ ra hoa và quả xen kẽ nhau. Quả cây xạ đen có hình dạng nang trứng, kích thước tầm 1cm và nổ thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng.
Hình ảnh quả cây xạ đen
Hình ảnh lá cây xạ đen tươi
Lá cây xạ đen Hòa Bình có màu đỏ tía giống như màu của lá cây tía tô. Khi cây trưởng thành và già sẽ chuyển sang màu xanh rất đậm và dày. Búp lá cũng vậy. Khi vò lá xạ đen thì thường ra nhựa có màu đen
Phiến lá có hình bầu dục, dài từ 5 đến 7mm. Viền lá có dạng răng cưa xung quanh.
Hình ảnh lá xạ đen tươi
4. Hình ảnh cây lá xạ đen khô
Hình ảnh lá cây xạ đen khô
Lá cây xạ đen khi được sao khô có mùi thơm dịu nhẹ, lá có độ dai nhất định, không nát vụn khi bóp. Lá khô sẽ có màu hơi đen thẫm do nhựa đặc trưng màu tím đen của cây xạ đen. Bạn có thể phân biệt xạ đen giả bằng cách bóp vụn thì sẽ thấy lá rất giòn và dễ nát vụn, không hề có mùi thơm đặc trưng từ lá đến thân.
Hình ảnh lá xạ đen khô
Hình ảnh thân cây xạ đen khô
Thân xạ đen khô tròn, nhỏ. Thân có mùi thơm nhẹ, không bị quá nông, và có màu đen do nhựa cây chảy ra ở thân gỗ. Thân cây xạ đen giả sẽ có màu vàng sậm do không có lớp nhựa đen như ở xạ đen.
Tuy nhiên, để tránh những trường hợp nhuộm phẩm màu cho thân và lá cây xạ đen giả, chúng ta nên tìm mua xạ đen ở những nơi có uy tín, được bác sĩ đông y bào chế dược liệu và hướng dẫn sử dụng thuốc, và được các cơ quan chức năng thẩm định và chứng nhận.
Hình ảnh thân cây xạ đen khô
Hình ảnh nước sắc xạ đen
Cây xạ đen (cả phần thân và lá) sau khi được sắc thì nước có màu nâu đậm, vị ngọt thanh.
Mùi vị của nước cây xạ đen uống cũng rất thơm không bị ngái so với các loại khác.
Hình ảnh nước sắc xạ đen
5. Hình ảnh nhận biết cây xạ đen Hòa Bình chính gốc tại phòng khám Phú Vân
Đối với bác sĩ Phú tại phòng khám Đông Y Phú Vân, cây xạ đen mà bác sĩ Phú sử dụng là xạ đen từ tự nhiên có dược tính cao nhất của vùng rừng núi Hòa Bình. Cây xạ đen được nhà thuốc thu hái vào đúng mùa Thu Đông để đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao.
☛ Tìm hiểu thêm về cách sử dụng cây xạ đen qua bài viết: Cách dùng cây xạ đen theo hướng dẫn của Bác sĩ Đông Y Xứ Mường
Hình ảnh cây xạ đen khô tại phòng khám Đông Y Phú Vân
Cây xạ đen được phòng khám Phú Vân sao thuốc theo đúng yêu cầu bào chế đủ tiêu chuẩn của một vị thuốc đông y. Phòng khám Phú Vân không sử dụng bất cứ chất bảo quản nào trong bào chế cây xạ đen nhằm đảm bảo lợi ích sức khỏe cho người bệnh. Nhà thuốc đã được trực tiếp sở y tế Hòa Bình thẩm định và cấp giấy phép hoạt động.
Giấy phép hoạt động của nhà thuốc Đông Y Phú Vân
6. Hình ảnh phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng
Cây xạ đen và cây xạ vàng khác hẳn nhau cả về hình dạng thân cây và lá. Hoàn toàn không hề có sự giống nhau để dẫn đến nhầm lẫn như nhiều lời đồn thổi.
Nếu cây xạ đen có lá dày, răng cưa và màu xanh đậm, thì cây xạ vàng lại ngược lại. Lá xạ vàng không có màu tím đen như lá cây xạ đen.
Hình ảnh phân biệt lá cây xạ đen và lá cây xạ vàng tươi
Thân cây xạ đen có màu sẫm hơn thân cây xạ vàng. Thân cây Xạ vàng là loại thân gỗ, thân tương đối to, mọc độc lập chứ không thuộc dạng thân dây quấn quanh cây khác như cây xạ đen. Thân cây xạ vàng khi bị chặt ra thì không có màu đen xỉn như cây xạ đen. Toàn thân cây xạ vàng có màu vàng và có lông.
Hình ảnh phân biệt thân cây xạ đen và thân cây xạ vàng tươi
Khi phơi khô, cây xạ đen có mùi thơm nhẹ, cây xạ vàng thì không có mùi. Thân cây xạ vàng khô rỗng, có màu trắng và nhạt màu. Thân cây xạ vàng khô không có mùi vị gì
Hình ảnh phân biệt thân cây xạ đen và thân cây xạ vàng khô
Lá xạ đen khô rất khó vụn khi vò khác hoàn toàn với lá xạ vàng. Lá cây xạ vàng khô giòn, dễ vụn nát, có mùi ngai ngái.
Hình ảnh phân biệt lá cây xạ đen và lá cây xạ vàng khô
7. Hình ảnh phân biệt cây xạ đỏ, xạ trắng
Xạ đỏ
Màu sắc cây xạ đỏ giống với tên gọi của nó, mầu hơi ngà ngà đỏ là nét nổi bật để nhận biết cho loại cây này,
Hòa bình là nơi tốt nhất cho xạ đỏ sinh trưởng và phát triển.
Hình ảnh cây xạ đỏ
Xạ trắng
Lá xạ trắng mỏng có màu xanh nhạt, dạng trơn không viền răng cưa. Thân cây không có nhựa đen chảy ra như cây xạ đen. Khi phơi khô, cây xạ trắng cũng không có mùi thơm.
8. Hình ảnh phân biệt cây xạ đen và cây thanh giang đằng
Cây xạ đen cũng thường được làm giả từ cây thanh giang đằng, bởi hình dáng bên ngoài khá giống nhau. Muốn chọn mua đúng loại cây xạ đen, bạn cần phân biệt được 2 loại cây này thông qua đặc điểm, hình thái của cây như sau:
- Lá cây xạ đen khá dày, có màu xanh đậm và có những sắc tím. Thân cây xạ đen thường có màu sẫm nổi bật.
- Lá cây giang thanh đằng mọc so le, phiến hình bầu dục xoay ngược, thường có 7 cặp gân phụ, bìa có răng thấp, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài 5 – 7mm
Cây thanh giang đằng dạng tươi
Cây thanh giang đằng dạng khô
9. Hình ảnh phân biệt cây xạ đen mọc tự nhiên và cây xạ đen được trồng
Cây xạ đen mọc tự nhiên
Hiện nay, số lượng cây xạ đen tự nhiên không nhiều và chất lượng của cây xạ đen tự nhiên thường tốt hơn cây xạ đen trồng. Lượng hoạt tính điều trị bệnh trong cây xạ đen tự nhiên cao hơn trong cây xạ đen trong.
Để phân biệt được xạ đen tự nhiên và xạ đen trồng, bạn có thể căn cứ vào lá xạ đen. Lá cây xạ đen trong tự nhiên sẽ có màu xanh sậm ánh đen, phiến lá dày. Cây xạ đen rừng có được đặc điểm này là do mọc trong tán lá của cây khác, lá sẽ sậm màu hơn cây xạ đen trồng, mọc ngoài nơi có nhiều ánh nắng và được tưới bón tốt.
Khi sử dụng lá xạ đen thu hái từ rừng núi mọc tự nhiên, nước của nó thường đậm hơn nước của cây xạ đen trồng.
Hình ảnh cây xạ đen mọc tự nhiên
Cây xạ đen trồng bởi nông dân
Lá cây xạ đen trồng thường có màu xanh mướt, đều nhưng màu xanh nhạt màu hơn, và phiến lá sẽ mỏng hơn lá xạ đen rừng.
Hiện nay, nhiều khu vực miền núi được các cơ quan chức năng cho canh tác cây này, tuy nhiên không phải nơi nào cũng áp dụng những quy trình chuẩn. Đôi khi vì lợi nhuận, người ta sẽ lạm dụng thuốc diệt cỏ, phân bón, chất đạm ure (như nitrat, nitrit…mà cây chưa chuyển hóa hết)… dẫn đến nhiều độc tố tích tụ trong cây.
Cây xạ đen nhân giống
10. Địa chỉ bán cây xạ đen tin cậy
Như hầu hết các loại dược liệu khác trên thị trường, sử dụng và bảo quản dược liệu khô sẽ thuận tiện cho việc sử dụng hơn rất nhiều cho người muốn sử dụng bất cứ khi nào. Bởi muốn sử dụng trong thời gian dài hoặc tích trữ lâu ngày thì chỉ có dùng khô là đơn giản nhất.
Địa chỉ cung cấp cây xạ đen khô được rất nhiều người lựa chọn đó là: Phòng chẩn trị y học cổ truyền Phú Vân. Bởi tại đây cây xạ đen được gieo trồng và thu mua ở vùng dược liệu chuyên canh tại Hòa Bình.
Sau khi thu hái về sẽ mang rửa sạch, phân loại thân và lá riêng biệt đồng thời làm sạch, loại bỏ các cành lá khô, mục ruỗng. Cuối cùng mới sơ chế bằng cách phơi khô hoặc sấy theo công nghệ cao đảm bảo vẫn giữ được nguyên hương vị và công dụng. Các bạn có thể tham khảo giá bán cây xạ đen qua thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết: Giá bán cây xạ đen Hòa Bình
Ngoài ra nếu có nhu cầu, các bạn có thể liên hệ với Bác sĩ Vũ Công Phú- Đông Y Phú Vân để được bắt mạch, thăm khám và tư vấn điều trị hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Đông Y Phú Vân sẽ tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.
Phạm Trọng Hiếu đã bình luận
Mình muốn mua 10 cây giống xạ đen
Võ Thị Quỳnh Châu đã bình luận
Dấu hiệu nhận biết của cây xạ đen