Bạn thắc mắc tên khoa học của cây xạ đen là gì? Cây xạ đen theo cách nhìn nhận đánh giá khoa học như nào? Hãy tham khảo thông tin sau.
1. Tên khoa học của cây xạ đen
Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii là loài thực vật thuộc họ Celastraceae. Chúng được George Bentham miêu tả khoa học đầu tiên năm 1851.
Năm 1853 – 1856, Cavalerie, Pierre Julien đã mô tả về cây xạ đen trong bộ mẫu vật thu thập được từ Trung Quốc từ chuyến đi thám hiểm khám phá Bắc Thái Bình Dương
Nghiên cứu khoa học về cây xạ đen của Wright, C
- Celastrus hindsii Benth. , (Celastraceae)
- Bộ sưu tập: Wright, C;
- Cuộc thám hiểm khám phá Bắc Thái Bình Dương; Trung Quốc;
Số Catalog Hoa Kỳ: 16347 - Mã vạch: 01150259
- Thu thập từ năm: 1853 -1856
- Thu thập từ: Hồng Kông
Năm 1921, Cavalerie, Pierre Julien đã mô tả về cây xạ đen trong bộ mẫu vật thu thập được từ Trung Quốc
Nghiên cứu khoa học về cây xạ đen của Cavalerie, Pierre Julien
- Celastrus hindsii Benth. (Celastraceae).
- Hình ảnh của mẫu cây cọ tổ chức tại Royal Botanic Garden Edinburgh (E).
- Mã vạch mẫu E00275546.
- Mẫu vật thu được từ: Trung Quốc.
- Thu thập bởi: Cavalerie, Pierre Julien # 3976
- Thu thập về: 1912 .
Tên gọi cây xạ đen trong dân gian
Người Mường gọi các cây họ xạ là “Cồn duồng”, còn xạ đen gọi là “duồng khụ”. “Khụ” có nghĩa là người cao tuổi, người có vị thế trong bản làng. “Duồng khụ” ý nói là cây thuốc quý và được đánh giá rất cao.
Xem thêm: Cây xạ đen chữa bệnh gì?
2. Đặc điểm cây xạ đen
Mô tả
Xạ đen là loại có thân cây dạng dây leo dài 3 – 10m, thân nhỏ. Thân xạ đen thường mọc quấn quanh các cây gỗ lớn, thân to nhất khoảng bằng ngón chân cái. Thường mọc theo khóm, bụi tập trung. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh.
Hình ảnh cây xạ đen rừng
Khi chặt ngang thân thì sẽ dần chuyển sang màu đen đặc trưng. Nếu thu hái về mùa xuân hoặc mùa mưa thì phần màu tím trên ngọn sẽ nhạt hơn. Khi được thu hái về cuối thu đến hết đông thì phần ngọn tím đậm hơn, do thời điểm này tại rừng Hòa Bình đang là mùa khô, hoạt chất trong cây xạ đen tập trung cao nhất trong năm.
Lá cây xạ đen Hòa Bình có hình đen tím, búp lá cũng vậy, khi vò lá xạ đen thì thường ra nhựa có màu đen. Lá dày, răng cưa và màu xanh đậm
Có hoa và quả. Thường thì hoa mọc đợt đầu, đợt sau hoa quả mọc đan xen nhau.
Khu vực phân bố
Cây xạ đen được phân bố chủ yếu ở trên các vùng núi đồi và ở những bờ rào.
Cây xạ đen sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng đồi núi các tỉnh như Hòa Bình Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La. Nhưng theo nghiên cứu của y học hiện đại xạ đen được trồng tại địa bàn tỉnh Hòa Bình sẽ cho chất lượng tốt hơn so với các tỉnh khác do khí hậu thổ nhưỡng và một số yếu tố khác mà xạ đen được trồng tại mỗi khu vực khác nhau sẽ cho chất lượng khác nhau.
Thu hái
Cây xạ đen phát triển mạnh trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 8, cây ra hoa và tháng 9 và cho quả vào tháng 10.
Cây thường được thu hái quanh năm. Nhưng thời điểm thu hái nhiều nhất là váo tháng 9, tháng 10 hàng năm.
Người dân thường thu hái lá xạ đen quanh năm, còn thân cây xạ đen thì 2 đến 3 năm mới thu hoạch một lần vào tháng 10.
Bộ phận sử dụng
Lá, thân, rễ đều được dùng làm thuốc
Hình ảnh cây và lá xạ đen khô được dùng làm thuốc
3. Công dụng của cây xạ đen trong Đông y
Cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt trong hỗ trợ ung thư. Có tác dụng thông kinh lợi niệu. Cây dùng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm gan, bệnh lậu.
Điều trị, ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, tiêu hạch, tiêu độc, thanh nhiệt, mát gan, hành thủy, điều hòa hoạt huyết, giảm đau, an thần, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Vài chục năm trước, cây xạ đen, tiếng Mường gọi là xạ cái, từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn, đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để hỗ trợ các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, sau đó được bà Bẻn tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, nhưng vẫn ít người biết đến.
4. Cây xạ đen theo đánh giá từ nghiên cứu khoa học của GS.TSKH Lê Thế Trung
Năm 1987, khi được đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung – Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) phát hiện trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây xạ đen mới bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu.
Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Cụ thể cây xạ đen có chứa các thành phần sau:
- Flavonoid, Quinon- có tác dụng phòng chống Ung thư, giúp các tế bào Ung thư dễ hóa lỏng bài tiết khỏi cơ thể
- Saponin Triterpenoid- có tác dụng phòng và chống nhiễm khuẩn.
Đây là 3 hợp chất rất quý ở cây Xạ đen mà rất ít thấy ở các cây như cây Hoàn ngọc (cây lá khỉ), cây Trinh nữ Hoàng cung, cây Thông đỏ…
Cuối năm 2002, người bệnh mới biết đến loài cây này qua câu chuyện của GS. Trung trong Chương trình Người đương thời (VTV3)
5. Các nghiên cứu khoa học về cây xạ đen ở trong và ngoài nước
Hoạt tính ức chế bệnh ung thư và HIV của cây xạ đen
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí sinh hóa quốc tế Medicines của MDPI ngày 4/5/2019 về lá cây xạ đen có tác dụng chống oxy hóa mạnh và ức chế bệnh ung thư. Tác giả là nhóm nghiên cứu người Việt Nam và Indonesia do PGS Trần Đăng Xuân,Trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh (Đại học Hiroshima, Nhật Bản) đứng đầu.
Các nhà khoa học đã thu thập lá cây xạ đen ở xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình vào 5/2017 để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa gồm các chất phenolics (TPC) và flavonoids (TFC). Mẫu lá được khử trùng và sấy khô ở nhiệt độ 30 độ C, sau đó phân tách các phân đoạn hoạt tính từ chiết xuất của lá cây bằng phương pháp phân tích sắc khí ký ghép khối phổi (GC-MS) và sắc ký lỏng ghép khối phổ (EIS-MS).
Các thí nghiệm để đánh giá các hoạt chất có trong lá cây cũng được thực hiện, trong đó đặc biệt quan tâm tới hàm lượng phenolic – chứa nhiều hoạt động dược lý như khả năng chống oxy hóa và chống viêm, khả năng ức chế mạnh bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường. Các hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, chống viêm, chống ung thư và ức chế protein kinase cũng được đánh giá.
Ngoài các hợp chất thuộc nhóm phenolics và flavonoids, trong cây xạ đen còn có một số hợp chất quan trọng như Maytenolione A (C30H46O4) và Celasdine B (C30H50O3) được phân lập từ lá cây xạ đen và được phát hiện có độc tính mạnh đối với các dòng tế bào ung thư cũng như hoạt động chống sao chép của HIV.
Các phát hiện của nghiên cứu này cho thấy lá cây xạ đen chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có thể được khai thác cho mục đích y học và dược phẩm. Loại cây này có đặc tính chống oxy hóa mạnh, cho hàm lượng phenolics và flavonoids cao. Tuy nhiên, cần thêm các nghiên cứu sâu hơn về phân lập và tinh chế các thành phần chính này từ chiết xuất lá cây xạ đen.
Tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của lá xạ đen
Nghiên cứu tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrs hindsii Benth et Hook) của tác giả Bùi Thị Thanh Duyên, Đặng Kim Thu, Bùi Thanh Tùng, khoa Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, Vũ Mạnh Hùng, Học viện Quân y được công bố vào tháng 2/2020.
Theo đó, cây xạ đen được biết đến trong dân gian là một dược liệu có tác dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đánh giá tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư và tác dụng chống oxy hóa của lá xạ đen. Mẫu lá xạ đen được chiết bằng ehtanol 90% và tiến hành chiết phân đoạn lần lượt với n-hexane (Hex), ethyl acetate (EtOAc) và n-butanol (n-BuOH). Tác dụng ức chế tế bào ung thư được thực hiện bằng phương pháp MTT (3-(4,5 dimethylthiazol-2-ul)-2,5 – diphenyltetrazolium) trên 3 dòng tế bào ung thư gan Hep G2 (HB – 8065 TM), ung thư phổi LU-I (HTB – 57 TM), ung thư vú MCF-7 (HTB – 22 TM). Tác dụng chống oxy hóa được tiến hành thông qua phương pháp quét gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-l-picryhydrazyl).
Kết quả ức chế tế bào ung thư cho thấy phân đoạn EtOAc có tác dụng gây độc tế bào ung thư gan, phổi mạnh nhất so với các phân đoạn khác với IC 50 lần lượt là 33,7+_1,5 micorgam.ml và 13,0 +- 0,5 microgam.ml. Phân đoạn BuOH cho tác dụng yếu hơn với tế bào ung thư phổi với IC 50 là 64,0+-2,2microgam.mL. Kết quả chống oxy hóa chỉ ra rằng phân đoạn EtOAc có tác dụng chống oxy hóa tốt nhất với IC 50 là 46,9 +-2,5micorgam/mL. Cao EtOH toàn phần cũng thể hiện tác dụng cống oxy hóa mạnh với IC 50 là 48,5 +-2,3 microgam/mL. Kết quả nghiên cứu này cho thấy cao chiết lá xạ đen có tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa cao.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác cũng thuộc chủ đề này
Lê Thế Trung và cộng sự (1999) đã nghiên cứu về khả năng chữa ung thư của cây xạ đen Hòa Bình.
Nguyễn Huy Cường (2008) nghiên cứu thành phần hóa học và thăm dò hoạt tính sinh học cây xạ đen
Luận văn thạc sĩ sinh học của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy tại Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật vào năm 2017 với đề tài Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng diệt tế bào ung thư của lá xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor).
6. Thành phần cây xạ đen
1. Các polyphenol
Ly và cộng sự đã tiến hành chiết xuất và phân lập được từ dịch chiết Methanol 50% từ lá của loài Celastrus hindsii Benth. Kết quả thu được 8 hợp chất polyphenol gồm rutin , kaempferol 3-rutinoside , axit rosmarinic , axit lithospermic và axit lithospermic B , và ba oligome mới của axit rosmarinic, một dimer và hai trimers . Đây đều là các chất có khả năng chống oxi hóa rất tốt.
2. Các sesquiterpene và triterpene
Từ thân cây loài Celastrus hindsii Benth, Hui-Chi HUANG cùng nhóm nghiên cứu đã xác định các estar agarofuran sesquiterpene, 1b, 2b, 6a, 15b-tetracetoxy-8b, 9a-dibenzoyloxy-b-dihydroagarofuran (celahin D) , emarginatine E. Ba triterpen được xác định gồm loranthol, lupenone và friedelinol.
Bốn hợp chất triterpene mới, celasdin-A (14), celasdin-C (15), celasdin-B (16) và cytotoxic maytenfolone-A, được phân lập từ Celastrus hindsii. Đánh giá sinh học cho thấy maytenfolone -A có khả năng kháng tế bào ung thư gan (HEPA-2B, EDs0 = 2.3 / zg ml – ~) và ung thư biểu mô vòm họng (KB, EDs0 = 3,8 #g ml – 1). Celasdin-B đã được tìm thấy đã thể hiện khả năng ức chế sao chép HIV hoạt động trong các tế bào lympho H9 với ECs0 là 0,8 / zg ml.
Nghiên cứu hóa học của Celastrus hindsii đang phát triển ở Việt Nam đã dẫn đến phân lập và làm sáng tỏ cấu trúc của axit glucosyringic, lup-20 (29) -ene-3β, 11β-diol, lup-20 (29) -ene-3-one (lupenone) và lup-5,20 (29) -diene-3-one
Theo Lou và cộng sự, trong loài Celastrus hindsii Benth có các triterpenoids loại oleanane (1- 2) mới và một diterpenoid loại podocarpane mới, cùng với 20 hợp chất đã biết (5 -24 ) được phân lập từ thân cây Celastrus hindsii Ngoài ra, tất cả các hợp chất được đánh giá cho các hoạt động chống vi rút in vitro của chúng chống lại vi rút hợp bào hô hấp (RSV) bằng các xét nghiệm giảm hiệu ứng tế bào (CPE). Các hợp chất 7, 10, 11, 19 và 24 thể hiện hoạt động chống RSV rõ ràng với các giá trị IC50 từ 1,55 đến 6,25 M.
Một loại macrocyclic lactone mới có tên Hindsiilactone A , 5,8-quinoflavan mới có tên Hindsiiquinoflavan B và ba hợp chất đã biết (Combretastatin D-2 , Combretastatin D-3 và isocorn được phân lập từ chiết xuất ethanol 80% từ thân cây Celastrus hindsii Tất cả các hợp chất phân lập được đánh giá có độc tính tế bào chống lại bốn dòng tế bào khối u ở người gồm : NCI-H187, HCT116, BC-1 và HuH7.
Cây xạ đen dưới cách nhìn khoa học được đánh giá rất cao. Và trên thực tế thì nhà thuốc Đông y Phú Vân cũng lựa chọn xạ đen là dược liệu chủ đạo trong bài thuốc hỗ trợ ung thư của mình. Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Phú Vân là đơn vị chuyên cung cấp cây xạ đen chất lượng nhiều năm nay trên toàn quốc. Các cây thuốc được trực tiếp nhà thuốc thu hái và chế biến đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn vệ sinh và không sử dụng các chất để bảo quản. Cam kết 1 đổi 1 nếu khách hàng nhận thuốc không ưng ý hoặc có các dấu hiệu thuốc ẩm, mốc…Các loại dược liệu của nhà thuốc đông y Phú Vân trước khi đưa ra trên thị trường đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng với những bằng chứng khoa học không thể phủ nhận, được thử độc tính cẩn thận. Các nghiên cứu chuyên sâu về chiết xuất thành phần hoạt chất trong dược liệu đảm bảo hiệu quả tối đa. Các bạn có thể tham khảo giá bán cây xạ đen qua thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết: Giá, địa chỉ bán cây xạ đen Hòa Bình
Để được tư vấn miễn phí bốc thuốc hoặc mua cây xạ đen, cao xạ đen bạn vui lòng liên hệ tới số hotline: 0397.387.114 hoặc 0912.040.918 để được Bác sĩ tư vấn trực tiếp.
Ý kiến của bạn