Bệnh nhân ung thư sau những lần mổ hoặc truyền hóa chất đều rất yếu, nếu không ăn ngủ được sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng trở lại. Bởi vậy, việc chăm sóc hậu phẫu rất quan trọng, quyết định sự hồi phục của người bệnh. Theo bác sĩ Phú, sử dụng thảo dược ở giai đoạn hậu phẫu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, kích thích ăn uống, an thần…, từ đó giúp hồi phục thể trạng nhanh chóng.
“Trốn” hóa trị
Qua nhiều thế kỷ, phẫu thuật vẫn là phương pháp chủ yếu và cơ bản nhất trong việc điều trị ung thư. Tuy nhiên sau phẫu thuật, các bệnh nhân ung thư thường lâm vào tình trạng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể bởi nhiều lý do như: Mất máu và tiêu hao năng lượng quá nhiều, hệ thống tiêu hóa bị rối loạn làm ảnh hưởng dến việc hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, tình trạng nhiễm khuẩn, trạng thái căng thẳng thần kinh do đau đớn và mất ngủ cũng góp phần quan trọng tạo nên sự suy nhược cho bệnh nhân ung thư. Với kinh nghiệm gần 20 năm điều trị cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Vũ Công Phú nhận thấy có rất nhiều bệnh nhân chết do sức khỏe suy kiệt chứ không phải do bệnh tấn công. Bởi vậy điều quan trọng nhất sau khi phẫu thuật là đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng giúp làm lành vết thương, chống nhiễm trùng và hồi phục sức khỏe sau cuộc mổ. Trong đó, sử dụng các loại thảo dược có tác dụng bổ máu, nâng cao thể trạng, để bệnh nhân ung thư nhanh chóng cải thiện sức khỏe, thể chất, tránh suy kiệt sau phẫu thuật.
Bác sĩ Phú cho biết: “Có những bệnh nhân tìm đến tôi khi trọng lượng cơ thể chỉ còn 25-35kg, yếu ớt, không còn sức lực để làm gì ngoài việc nằm yên trên giường. Đó là hệ quả của việc không ăn uống được, kèm thêm lo lắng, bi quan. Sức đề kháng yếu nên mặc dù khối u đã được cắt bỏ, người bệnh vẫn phải đối mặt với nguy cơ mất đi mạng sống trong ngày một ngày hai”. Ông Trương Văn Lẩy (67 tuổi, trú tại Khu 1, thôn Đoài, thị trấn Yên Lạc, Vĩnh Phúc) là một trường hợp như vậy. Khi tìm đến bác sĩ Phú, ông Lẩy chỉ còn 35kg do sụt cân trong quá trình bị bệnh, phẫu thuật loại bỏ khối u và cắt ½ dạ dày. Ông Lẩy nguyên là bộ đội, khi ra quân thì hành nghề thiết kế và xây dựng nhà gỗ cổ. Cách đây 3 năm, ông có biểu hiện chán ăn, chướng bụng khó tiêu, đau bụng âm ỉ kèm táo bón, cơ thể mệt mỏi, sút cân nhanh. Ban đầu chỉ nghĩ mình bị bệnh về tiêu hóa, nhưng sau một lần đại tiện thấy máu trong phân thì ông hoảng hồn, liền thông báo với gia đình. Các con đưa ông xuống viện 103 thăm khám. Tại đây, kết quả nội soi và sinh thiết cho thấy ông Lẩy bị ung thư đại tràng giai đoạn 3 đã di căn lên dạ dày.
Như tin “sét đánh”, cả ông Lẩy và gia đình đều buồn bã, lo lắng. Vì đã di căn nên không còn cách nào khác là phải phẫu thuật ngay tức thì. Lúc này, họ cũng chẳng nghĩ được gì khác ngoài việc làm theo chỉ định của bác sĩ. Cuộc phẫu thuật ấy, ngoài loại bỏ khối u, ông Lẩy còn bị cắt ½ dạ dày. Ngoài ra , ông còn phải tiếp tục truyền hóa chất để tiêu diệt hết những tế bào ung thư còn sót lại, ngăn ngừa tái phát hoặc di căn. Tuy nhiên, trong thờ gian nằm viện hồi sức, chứng kiến những bệnh nhân ung thư như mình trải qua quá trình hóa trị với đau đớn, mệt mỏi, nôn ói, rụng tóc…, ông Lẩy thấy vô cùng hoang mang. “Chẳng còn biết sống được bao lâu nữa mà cứ phải đau đớn điều trị như vậy tôi thấy rất tuyệt vọng. Vậy nên tôi đã quyết định không hóa trị nữa, mặc kệ đến đâu thì đến. Dù sao tôi cũng đã già, có sống thêm vài năm nữa cũng chẳng ích gì, chỉ thương vợ con đau lòng. Thôi thì ở bên gia đình được ngày nào hay ngày ấy, còn hơn là sống những ngày cuối đời trong bệnh viện”, ông Lẩy chia sẻ.
Từ 35kg lên 60kg
Mặc dù được vợ con động viên nhưng ông Lẩy vẫn nhất quyết từ chối hóa trị. Chị Giang – con gái ông Lẩy cho biết: “Lúc từ viện trở về, bố tôi rất yếu. Trước khi bị bệnh, ông nặng 60kg, vậy mà lúc này chỉ còn 35kg. Sau khi mổ, sức khỏe ông càng suy giảm hơn, cộng thêm suy nghĩ mình sắp chết khiến bố tôi luôn buồn bã, bi quan. Ông không ăn uống được gì, ngủ không được. Cả nhà đều lo lắng. Tôi nghĩ cứ để tình trạng này thì bố sẽ chẳng sống được bao lâu nữa.” Sau hàng tuần lên mạng tìm hiểu về cách chăm sóc bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật, chị Giang liền bàn với gia đình việc lấy thuốc Nam cho bố uống. Ban đầu, chị chỉ định mua cây xạ đen vì đọc thấy nhiều thông tin cho thấy thảo dược này rất hữu ích trong hỗ trợ điều trị ung thư. Tuy nhiên khi điện thoại nhờ bác sĩ Vũ Công Phú tư vấn, chị được biết nếu chỉ sử dụng xạ đen hiệu quả sẽ không cao, đặc biệt với tình trạng của ông Lẩy như trên phải cần thêm nhiều thảo dược hỗ trợ khác nữa.
Bác sĩ Phú cho biết, xạ đen Hòa Bình là thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, tuy nhiên nếu sử dụng độc vị thì hiệu quả không cao. Bởi vậy mà bài thuốc của bác sĩ Phú gồm hơn chục thảo dược, hỗ trợ lẫn nhau để nâng cao thể trạng cho người bệnh một cách toàn diện. “Uống thuốc được khoảng 1 tháng thì tình trạng của bố tôi được cải thiện. Ông đã ăn, ngủ được nên người đỡ mệt mỏi. Sau đó, ông cứ khỏe dần lên và tăng cân. Hiện tại bố tôi đã trở lại cân nặng ban đầu là 60kg, còn đang phải “hãm” lại. Đặc biệt nhìn ông rất khỏe khắn, da dẻ hồng hào. Ông cũng đòi đi làm lại nhưng chúng tôi không cho, muốn bố nghỉ ngơi dưỡng bệnh”, chị Giang chia sẻ. Chị cho biết thêm ông Lẩy vẫn đều đặn đi khám định kỳ và kết quả không có gì đáng lo ngại. Như vậy là đã gần 3 năm nay, ông Lẩy sống khỏe với căn bệnh ung thư đại tràng và cái dạ dày đã bị cắt mất một nữa.
Theo bác sĩ Vũ Công Phú, ung thư đại tràng là 1 trong 4 loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất. Mỗi năm trên toàn thế giới có gần một triệu ca mới mắc bệnh, chiếm 9-10% trong các loại ung thư. Khảo sát cho thấy, những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng. Điều nguy hiểm là bệnh không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm, dễ chẩn đoán nhầm với các chứng bệnh đường tiêu hóa khác. Triệu chứng ban đầu của bệnh thường là rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi, tiêu hóa kém, đại tiện ra phân có kèm theo chất nhầy, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Ở giai đoạn muộn, người bệnh đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy. Ngoài ra, ung thư đại tràng còn một số biểu hiện khác như giảm cân không rõ lý do, cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc, thấy buồn nôn hoặc nôn. Khi có các triệu chứng trên, người bệnh nên đi thăm khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời.
*** Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.
Theo Tạp chí Đời sống và Hôn nhân, số 62, ra ngày 03.08.2017, mục Tinh hoa thuốc Nam, trang 9
Ý kiến của bạn