Thông tin dược liệu
Giá bán:
- Lá sen: giá bán 80.000 VND/1kg
- Tâm sen: giá bán 400.000 VND/1kg
Đặc điểm:
Cây sen có tên khoa học đầy đủ là Nelumbonaceae. Ngoài tên chính là cây sen, loài này còn được biết đến với tên gọi là Kim liên hoa. Là loài thực vật có môi trường sinh sống và phát triển chủ yếu ở dưới nước. Sen là một loài cây khá phổ biến ở Việt Nam được trồng biết đến với nhiều lợi ích như: trang trí, làm đẹp, làm trà và làm thuốc uống điều trị bệnh.
Cây sen có hình trụ, dạng thuôn dài, bốn xung quanh thân sen có các gai tù được mọc xen lẫn với nhau. Phần trên thân sen có lá và bông. Lá sen to có màu xanh đậm, phiến lá hình khiên và có đường kính dài tầm khoảng 60 – 70cm. Ngoài lá sen thì phần bông sen cũng rất đẹp và bắt mắt. Hoa sen khi nở rộ thường có màu hồng rực rỡ, hương thơm ngát thu hút người xem.
Còn phần dưới cây sen thì có củ sen và rễ sen. Rễ sen thì được mọc từ củ sen, củ sen sau khi thu hoạch được dùng chế biến để làm các món ăn cũng rất ngon.
Hình ảnh lá sen được trồng ở dưới nước
Phân bố: Cây sen chủ yếu được trồng ở tại các vùng ao hồ hoặc những nơi vùng có địa hình thấp trũng trên cả nước. Một số tỉnh thành được trồng nhiều nhất hiện nay như: Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp, Kiên Giang…
Bộ phận sử dụng: Củ sen, lá sen, bông sen, hạt sen và tâm sen
Cách thu hái và bào chế
- Lá sen bánh tẻ về cắt nhỏ,phơi khô và sao thơm
- Đóng túi ly lông 2 lớp để đảm bảo giữ được mùi thơm và hoạt chất của thuốc, tránh hút ẩm dễ gây nấm mốc
- Đặc biệt nhà thuốc không sử dụng bất cứ chất bảo quản nào trong bào chế lá sen nhằm đảm bảo lợi ích sức khỏe cho người bệnh nhà thuốc đã được trực tiếp sở y tế Hòa Bình thẩm định và cấp giấy phép hành nghề.Là một cơ sở đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường theo quy định,được phép bào chế các vị thuốc sống thành thuốc chín
Tác dụng của lá sen
Các thành phần từ cây sen như: hạt, tim, ngó sen, củ… là nguyên liệu để chế biến thành những món ăn ngon như gỏi, nấu chè, nấu canh…có tác dụng an thần, trị mất ngủ…
Dưới đây là một số công dụng khác của lá sen: Lá sen cũng có các công dụng rất tốt mà ít người biết như chữa mất ngủ, trị sốt xuất huyết, ho ra máu… rất công hiệu.
- Chữa mất nước: Người bị tiêu chảy vừa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước. Chỉ cần lấy lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày.
- Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Lá sen sao thơm 20-30g, tán nhỏ, uống với nước, hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống một lần trong ngày.
- Chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống, có tác dụng còn lớn hơn tim sen.
- Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60g.
- Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Lá sen 40g để sống, rau má 12g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
- Chữa ho ra máu, nôn ra máu: Lá sen, ngó sen, sinh địa (mỗi vị 30g), trắc bá, ngải cứu (mỗi vị 20g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.
- Chữa đau mắt: Lá sen, hoa hòe (mỗi vị 10g), cúc hoa vàng 4g, sắc uống còn chữa cao huyết áp.
- Đắp nhọt: Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặt để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.
- Phòng chống béo phì: Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể gia thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi, có thể dùng lá sen khô, nhưng trước khi dùng phải ngâm cho mềm. Hoặc mỗi ngày uống trà lá sen.
- Ngoài ra, lá sen đem hãm nước sôi, uống thay trà trong những ngày hè oi bức để chống nóng, giải nhiệt, làm dịu mát, đỡ khát.
*** Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.
Hướng dẫn cách sử dụng
Hình ảnh hạt sen và tâm sen sau khi được tách ra từ bông sen
Tùy vào từng bộ phận và mục đích sử dụng chúng ta sẽ có những cách chế biến khác nhau như:
Lá sen: Lá của cây sen thường có vị đắng chát và tính bình. Lá sen có nhiều tác dụng dùng để chữa trị các hiện tượng đau bụng đi ngoài, chữa sốt hoặc có tác dụng chống say nắng hiệu quả. Ngoài ra lá sen cũng có thể dùng để uống thanh lọc mát cơ thể. Cách dùng lá sen: dùng trực tiếp hoặc đem sắc lên nấu thành nước đun sôi rồi chia ra uống trong ngày.
Nhuy sen, tua sen: Nhụy sen và tua sen có tính bình và vị ngọt vì có được sử dụng dùng để thanh tâm và bổ thận. Thông thường nhụy sen và tua sen ngoài việc dùng để trang trí cắm hoa, thì người ta có thể bóc tách ra để lấy các hạt sen dùng chế biến các món ăn hoặc làm bài thuốc chữa bệnh.
Hạt sen: Bông sen sau khi thu hoạch ta đem cắt đài sen, sau đó bóc tách các phần đầu bông có màu xanh để tách lấy các hạt sen. Hạt sen sau khi được tách vỏ ta đem sấy khô bảo quan trong túi nilong kín hoặc có thể dùng tươi trực tiếp để chế biến các món ăn bổ dưỡng và cũng rất thơm ngon.
Tâm sen: Tâm sen có tác dụng giúp an thần, chữa trị các chứng mất ngủ, lo lắng, di mộng. Chính vì vậy, tâm sen thường được người ta tách từ hạt sen sau đó đem đi sao khô để bảo quản được lâu. Dùng tâm sen để pha trà uống chữa mất ngủ.
Ai nên dùng lá sen?
- Người có tiền sử bị huyết áp cao thì có thể dụng uống lá sen giúp điều hòa và ổn định huyết áp.
- Người đang gặp các vấn đề liên quan đến mỡ máu thừa, bị tăng cholesterol trong máu
- Người béo phì, muốn giảm cân nặng
- Người thường xuyên bị mất ngủ, căng thẳng hoặc bị stress
- Người bình thường uống để hỗ trợ thanh nhiệt cơ thể, giải độc mát gan hoặc uống để giúp ngăn ngừa các chứng xơ cứng động mạch, tai biến mạch máu não…
Những lưu ý khi sử dụng lá sen
Hình ảnh lá sen sau khi được phơi khô và cắt nhỏ
- Lá sen mặc dù được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh tốt, thế nhưng dù sao đây vẫn là một loại thuốc nam nên cần đặc biệt kiêng kỵ cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì không nên dùng để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi và mẹ bầu.
- Nên dùng lá sen tươi thì sẽ tốt hơn lá sen đã được phơi khô hoặc sấy qua nhiệt độ nóng vì nó có thể làm giảm tác dụng cũng như các hoạt chất có trên lá sen.
- Tùy thuộc vào từng trường hợp và mục đích sử dụng khác nhau mà chúng ta sẽ kết hợp theo các liệu trình là khác nhau. Nên có sự tham vấn của Bác sỹ trước khi sử dụng.
- Cần dùng đúng – đủ – đều thì mới đem lại được hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất.
Kiêng kị
Không nên ăn rau muống, đậu xanh khi sử dụng thuốc
Hướng dẫn mua thuốc
- Trường hợp 1: Bệnh nhân ở tại tỉnh Hòa Bình có nhu cầu sử dụng thuốc đến trực tiếp: Phòng chẩn trị y học cổ truyền Phú Vân, địa chỉ Khu Thanh Đức, Xã Mãn Đức, Huyện Tân Lạc, Tỉnh Hòa Bình.
- Trường hợp 2: Bệnh nhân ở xa nhà thuốc sẽ gửi thuốc theo đường bưu điện. Bạn có thể gọi: 0912.040.918 hoặc 0397.387.114 bác sỹ đông y Vũ Công Phú sẽ tư vấn cho bạn nên dùng cây tiên mao như thế nào thì đạt tác dụng tốt nhất, và nhà thuốc sẽ gửi thuốc cho bệnh nhân trước qua đường bưu điện. Sau khi bệnh nhận được thuốc sẽ trực tiếp thanh toán tiền cho nhân viên bưu điện thông qua dịch vụ phát hàng thu tiền của bưu điện Việt Nam.
Hoặc xem thêm các cây thuốc khác của nhà thuốc TẠI ĐÂY
*** Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.
Ý kiến của bạn