Táo mèo cho đến gần đây vẫn được coi là lâm sản ngoài gỗ được chuyển sang thu hái hoang dã quy mô nhỏ. Bạn biết tới táo mèo để ngâm rượu hay làm ô mai táo mèo. Vậy tác dụng của táo mèo như nào mà được dân ta thu hoạch và sử dụng nhiều như vậy?
Táo mèo
Táo mèo hay còn được gọi với cái tên táo của người H’ Mông do táo mèo mọc nhiều vùng dân cư H’Mông ở Tây Bắc Việt Nam. Đây là loại cây ăn quả mọc tự nhiên trên rừng quanh dãy Himalaya. Cây mọc ở Việt Nam, Ấn Độ, Myanmar, hay một số tỉnh phía nam Trung Quốc.
Cây được trồng nhiều lấy quả. Thu hái vào mùa thu, thái mỏng phơi khô.
Tác dụng của táo mèo
Táo mèo có nhiều công dụng, không chỉ là ăn theo đông y và tây y táo mèo đều được dùng chữa bệnh. Hãy xem từng khía đông và tây y về táo mèo.
Tác dụng của táo mèo theo tây y
Theo Tây y coi táo mèo gồm (hoa, quả, lá) là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên tuần hoàn (tim và mạch máu) và giảm đau, an thần.
Tây y dùng táo mèo dưới dạng cao lỏng (ngày uống 3 đến 4 lần trước bữa ăn, mỗi lần 20 đến 30 giọt) hoặc cồn thuốc (ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 20 đến 30 giọt) để chữa các bệnh về tim mạch, cao huyết áp và giảm đau.
Theo Y học cổ truyền, táo mèo có vị chua ngọt thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng. Dịch chiết táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E.Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.
Tác dụng của táo mèo theo Đông y
Theo Đông y lại coi táo mèo là một vị thuốc tốt cho tiêu hóa.
Theo tài liệu cổ, Táo mèo (sơn tra ) có vị chua, ngọt, tính ôn vào 3 kinh tỳ vị và can, tiêu được các thứ thịt tích trong bụng. Tuy nhiên trong tài liệu cổ, ghi về sơn tra còn nói thêm là sơn tra phá được khí, giải được độc cá, lờ sơn, chữa tả lỵ, trị tích khối, huyết khối, giảm đau. Tuy nhiên, ăn nhiều sẽ hao khí hại răng, những người gầy còm, có chứng hư không nên ăn.
Để táo mèo đúng tác dụng thì cần chú ý đến liều lượng dùng táo mèo.
Liều dùng trong đông y: Ngày uống 3-10g dưới dạng thuốc sắc, uống một vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
( Theo Đỗ Tất Lợi (2004) Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Mục II.9. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa, trang 355.)
Xem thêm: Táo mèo chữa bệnh gì?
Táo mèo thường dùng dưới dạng gì?
Táo mèo là môt trong những vị thuốc trong đông y mà còn dùng để ngâm rượu dùng uống hàng ngày, ngâm đường làm nước uống giải khát, hay cũng làm mứt táo mèo, ô mai táo mèo- hay cũng có khi làm dấm táo mèo. Tác dụng khi kết hợp với các vị khác có đôi chút khác. Nhưng chủ yếu táo mèo thường hay được dùng trong việc điều trị hệ tiêu hóa. Nên bạn sẽ biết được táo mèo ngâm đường cũng như với táo mèo ngâm rượu. Tùy vào tiện dùng mà bạn chế biến táo mèo theo dạng phù hợp.
Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.
Ý kiến của bạn