Gần 20 năm qua, bác sĩ Vũ Công Phú dồn hết tâm huyết cho bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư. Để có được những thang thuốc hiệu quả với người bệnh, anh không chỉ học tập hăng say trên giảng đường mà còn lặn lội khắp vùng Hòa Bình tìm các bà mế, các thầy lang “cao tay” để tìm hiểu cũng như lĩnh hội bí quyết làm thuốc. Kết hợp kiến thức y học hiện đại và y học cổ truyền, bác sĩ Phú đã cho ra đời bài thuốc Nam hỗ trợ điều trị cho người bệnh ung thư một cách hữu hiệu, khoa học nhất.
Cơ duyên với nghề cứu người
Bs Vũ Công Phú sinh năm 1980, mặc dù tuổi đời con khá trẻ nhưng anh đã có gần 20 năm kinh nghiệm bốc thuốc cứu người. Không sinh ra trong gia đình có truyền thống hay là đệ tử chân truyền của lương y nào, anh đến với nghề y bằng niềm đam mê bất tận dành cho các thảo dược tự nhiên. Bác sĩ Phú kể, ngay từ nhỏ anh đã có ước mơ được mặc áo blu trắng, cứu giúp người bệnh. Chẳng là hồi bé anh vốn không được khỏe mạnh, 5 tuổi đã bị viêm đa cơ toàn thân, viêm cầu thận – những bệnh rất khó chữa lúc bấy giờ. May mắn có người mẹ nuôi ở viện, anh mới có cơ hội chữa trị và bình phục. Sau đó anh còn vài lần lâm bệnh hiểm nghèo nữa nhưng đều kịp thời được các bác sĩ cứu giúp. Từ đây, anh thầm biết ơn và cũng muốn trở thành “thiên thần áo trắng”. “Sau đó để tăng cường sức khỏe tôi có đi học võ và chứng kiến thầy giáo điều trị bệnh bằng bấm huyệt rất thích thú. Vậy là tôi lựa chọn đi theo y học cổ truyền”, bác sĩ Phú chia sẻ.
Bác sĩ Vũ Công Phú tốt nghiệp trường Y Tuệ Tĩnh (nay là Học viện Y học cổ truyền Việt Nam), hiện anh đang tiếp tục theo học cao học ở ngôi trường này nhằm trau dồi thêm về chuyên môn. Ra trường, về công tác tại vùng miền núi Hòa Bình, anh có cơ hội đi tìm thảo dược, các bài thuốc độc đáo của đồng bào dân tộc Mường nơi đây. Đôi chân anh đã đặt tới gần như mọi ngóc ngách xứ này, lên tận cả những vùng cao heo hút như Nam Sơn, Ngồ Luông, Bắc Sơn, Lũng Vân… Phải dành ra tới 3 năm chỉ để đi, anh Phú đã sưu tầm được rất nhiều thảo dược quý hiếm và các bài thuốc Nam của dân tộc bản địa. “Có người đồng ý chia sẻ công thức bài thuốc nhưng cũng có nhiều người nhất quyết giấu vì đó là bí mật gia truyền của gia đình họ. Lúc đó mình lại phải tìm cách khác để khai thác được bài thuốc. Sau 3 năm lang thang khắp vùng này, tôi đã vỡ ra rất nhiều điều. Đúng là nguồn dược liệu của nước ta quá phong phú, kinh nghiệm làm thuốc của đồng bào dân tộc cũng hết sức quý báu. Nếu có thể áp dụng khoa học hiện đại vào nữa thì sẽ giúp ích được rất nhiều cho người bệnh”, bác sĩ Phú cho biết.
Sở hữu nhiều bài thuốc Nam hữu hiệu như sỏi thận, sỏi mật, trào ngược dạ dày, tiểu đường, viêm gan, mỡ máu… nhưng bài thuốc mà anh Phú tâm đắc nhất chính là hỗ trợ điều trị ung thư. Bởi sau nhiều năm gắn bó với ngành y, anh đã gặp rất nhiều ca bệnh ung thư và tận mắt chứng kiến giây phút cuối cùng đau đớn của người bệnh. Nhìn bệnh nhân giai đoạn cuối vật vã, đau đớn với ánh mắt cầu cứu và sự bất lực cảu nền y học về căn bệnh quái ác, anh thấy trăn trở vô cùng và quyết tâm điều chế cho được bài thuốc Nam giúp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân một cách hữu hiệu nhất. Sau một thời gian dài ứng dụng chuyên môn vào nguồn dược liệu phong phú ở Hòa Bình cũng như bài thuốc của các ông lang, bà mế người Mường, nỗ lực của anh đã có thành quả. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư của bác sĩ Vũ Công Phú có thành phần gồm hơn chục dược liệu được thu hái từ tự nhiên. Đáng chú ý nhất phải kể đến là cây xạ đen của vùng núi Hòa Bình – cây thuốc đã được chứng minh là có tác dụng đặc biệt trong chữa trị ung bướu.
“Tiêu u tán kết”
Theo bác sĩ Phú, ung thư là căn bệnh thời đại đã lấy đi mạng sống của rất nhiều người. Ngành y tế đã rất tích cực trong việc tìm kiếm phương pháp chữa trị ung thư nhưng cho đến nay, nó vẫn là “con quái vật” khó tiêu diệt. Thực tế, ung thư cũng như nhiều bệnh khác, có thể chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên ở nước ta, con số bệnh nhân chết vì ung thư lại quá lớn, nguyên nhân bởi đa số các trường hợp khi phát hiện bệnh đều đã ở giai đoạn muộn. Đặc tính của tổ chức và tế tế bào ung thư là phát triển mạnh tại chỗ, xâm lấn ra các vùng xung quanh, di căn xa vào hệt thống bạch huyết và các cơ quan. Vì thế ở giai đoạn muộn, việc điều trị phải kết hợp nhiều phương pháp nên gặp khó khăn và hiệu quả không cao. Tầm soát ung thư vẫn là cách để phát hiện bệnh sớm nhất, tuy nhiên phương pháp này ở Việt Nam vẫn còn khá xa lạ với người dân.
Bác sĩ Phú cho biết, khi y học chưa tìm ra phương thuốc đẩy lùi hoàn toàn căn bệnh đáng sợ thì việc điều trị sao cho bệnh nhân kéo dài thời gian sống, làm giảm các triệu chứng đau đớn khó chịu đã là điều đáng mừng. Về phương diện này, cả Tây y và Đông y đều có những ưu nhược điểm nhất định. Tây y tiêu diệt khối u bằng cách “tấn công trực diện” vào từng chỗ có tế bào ung thư trong cơ thể. cục bộ bằng phương pháp phẫu thuật hoặc sử dụng phóng xạ. Tuy nhiên điều trị bằng hóa chất sẽ gây tổn hại về chức năng của các cơ quan trong cơ thể và làm hạ thấp sức đề kháng của hệ thống miễn dịch, từ đó khống chế được sự tái phát và di căn. Vì vậy khi điều trị bằng Tây y, việc chăm sóc bệnh nhân sau hậu phẫu vô cùng quan trọng. Nếu người bệnh không ăn ngủ được tinh thần suy sụp thì bệnh sẽ quay trở lại nhanh chóng.
Còn đông y điều trị ung thư theo nguyên tắc “tiêu u tán kết” (dùng các thảo dược tác động làm khối u tiêu đi, kiềm chế khối u phát triển). Nhược điểm là không thể làm cho khố iu biến mất và giảm các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên nó có khả năng điều chỉnh, khôi phục các chức năng của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Theo bác sĩ Phú, sự phối hợp điều trị ung thư giữa Tây y và Đông y đang là xu hướng mang lại hiệu quả cao. Thực chất, sau khi điều trị bằng phẫu thuật và hóa chất, thuốc Nam có tác dụng hỗ trợ rất tích cực để lấy lại sự cân bằng trong cơ thể, giảm bớt các triệu chứng phụ trong quá trình điều trị bệnh bằng y học hiện đại, hạn chế các cả giác đau đớn, mất ngủ, kém ăn, thiếu máu… cho người bệnh và nhất là làm tăng sức đề kháng, tăng sức chống bệnh, để cơ thể có cơ hội hồi phục nhanh hơn.
Một điều may mắn đối với bác sĩ Phú là tìm được người bạn đời đồng hành cùng chung đam mê. Chị tên Nguyễn Thị Vân (Sinh năm 1981) – y sĩ y học cổ truyền. Khi chồng bận bịu với công việc đi tìm thảo dược, nghiên cứu sáng chế bài thuốc, chị chính là người cộng sự tận tâm nhất. Bên cạnh đó, chị còn loa loan mọi việc gia đình để anh yên tâm công tác. “Hiện tại thời gian làm việc của tôi chủ yếu ở bệnh viện, lại đang đi học nên nếu không có vợ hỗ trợ thì không biết xoay sở ra làm sao. May mà vợ tôi cũng có chuyên môn nên có thể giúp cho việc tư vấn, khám bệnh cũng như điều chế thuốc”, bác sĩ Phú chia sẻ.
*** Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.
Theo Tạp chí Đời sống và Hôn nhân, số 58, ra ngày 20.7.2017, mục Tinh hoa thuốc Nam, trang 9
Ý kiến của bạn