Bị ung thư dạ dày giai đoạn IV, ông Kỉ cầm chắc bản “án tử” trong tay, đia đình vô cùng đau xót khi nghĩ rằng ông không thể sống nổi quá 1 năm nữa. Nhưng kỳ tích là 3 năm nay, ông vẫn khỏe mạnh bình thường, các chỉ số bệnh không tăng nặng, dù không phẫu thuật và xạ trị, hóa trị. “Bố tôi chỉ uống thuốc Nam mà có thể “chung sống hòa bình” với căcn bệnh nguy hiểm gần 3 năm, ai cũng phải công nhận là trường hợp hiếm thấy”, anh Bằng – con trai ông Kỉ cho hay.
Lựa chọn “chờ chết”
Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến hàng đầu tại Việt Nam cũng như nhiều nước. Bệnh phát hiện sớm thì việc điều trị đơn giản, hiệu quả, chỉ cần nội sôi hớt niêm mạc dạ dày (sống sót sau 5 năm). Nhưng thực tế, tại nước ta tỷ lệ phát hiện sớm bệnh rất hiếm. Theo thống kê, tại Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), một năm chỉ có khoảng 30 ca được chẩn đoán ở giai đoạn sớm trong số hàng nghìn ca bệnh. Lý do là người dân chưa có thói quen khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Đa số các ca phát hiện bệnh đều đã ở giai đoạn muộn, việc chữa trị chỉ còn là cầm cự để kéo dài thời gian sống được ngày nào hay ngày ấy.
Cũng như đa số bệnh nhân ung thư dạ dày, ông Nguyễn Hữu Kỉ (67 tuổi, thôn Đông Khanh, xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) phát hiện bệnh khi đã quá muộn. “ Người dân mình từ trước đến nay đâu có thói quen đi tầm soát ung thư, thế hệ người già như bố tôi thì điều đó lại càng xa vời. Bởi vậy khi sức khỏe có vấn đề mới đi khám, biết bệnh thì đã muộn. Thời gian đó, bố tôi có triệu chứng chướng bụng, đau bụng, táo bón, sút cân đột ngột, chán ăn, ăn nhanh no. Ông cứ nói là không sao, chỉ là bệnh người già nhưng anh em tôi không khỏi lo lắng. Động viên mãi, ông mới chịu để các con đưa đến viện khám”, anh Bằng kể. Kết quả khám tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho thấy ông Kỉ bị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày và ung thư dạ dày giai đoạn IV. Bác sĩ chỉ định ông nhập viện mổ và xạ trị ngay. Tuy nhiên lúc đó, cả ông Kỉ và gia đình đều rất do dự. Nếu phẫu thuật thì không biết kết quả có khả quan không mà việc đối mặt với đau đớn, mệt mỏi, thời gian dài nằm viện là chắc chắn. Bởi cứ mãi đắn đo nên ông Kỉ được các con đưa về nhà nghỉ ngơi trước khi quyết định có nên mổ hay không.
Về tới nhà, ông Kỉ là càng thêm nhụt chí phẫu thuật. Bởi ông thấy xung quanh có nhiều người bệnh ung thư sau khi mổ, xạ trị, hóa trị nhiều lần mà vẫn không thoát khỏi cái chết. Ông nghĩ đằng nào cũng chẳng thể thoát khỏi bản “án tử” lơ lửng trước mặt thì sao không sống những ngày cuối đời thanh thản bên gia đình thay vì phải đau đớn, quằn quại trong bệnh viện. Vậy là ông bày tỏ nguyện vọng với các con rằng sẽ không ra Hà Nội chữa bệnh nữa. Nhưng thương bố, các con ông Kỉ không thể ngồi yên. Anh Bằng kể: “Thấy suy nghĩ của bố cũng đúng nên chúng tôi cũng đành chấp nhận .Nhưng nhìn sức khỏe ông suy yếu từng ngày khiến cả gia đình không khỏi đau xót. Bệnh nặng kèm suy sụp tinh thần khiến bố tôi không ăn, không nủ được, ai cũng nghĩ ông sẽ không cầm cự nổi vài tháng nữa. Không đành nhìn bố đau đơn, mệt mỏi như vậy, tôi nghĩ tới cắt thuốc Nam, may chăng sẽ giúp xoa dịu các triệu chứng.
May mắn với thuốc Nam
Hỏi thăm khắp nơi để tìm thầy giỏi bốc thuốc cho bố, anh Bằng biết tới bác sĩ Vũ Công Phú ở Yên Lạc (Hòa Bình). Qua trò chuyện, thấy vị thầy thuốc này là người có chuyên môn, lại có cách chữa bệnh khoa học chứ không “à uôm” như các “thầy lang vườn” khác nên anh Bằng mới tin tưởng. Bác sĩ Phú cho biết, ông Nguyễn Hữu Kỉ là một trong những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn mà anh tiếp nhận điều trị. Ở giai đoạn này , nếu không có phương pháp can thiệp sớm bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, mau chóng lấy đi tính mạng người bệnh. “Bệnh nhân không muốn phẫu thuật, chỉ điều trị bằng thuốc Nam nên cần cấp tốc khắc chế sự phát triển của khối u. Ông Kỉ còn bị viêm loét bờ cong nhỏ nên cũng phải điều trị cả vết loét này. Với những bệnh nhân K giai đoạn muộn như ông Kỉ, tôi phải bốc thuốc “nặng” hơn, đồng thời theo dõi sát sao triệu chứng của người bệnh để kịp thời điều chỉnh thuốc”, bác sĩ Phú cho hay.
Uống thuốc suốt 2 tuần, ông Kỉ vẫn chưa cảm nhận được tác dụng khi các triệu chứng không thuyên giảm. Ông càng buồn bã, chán nản hơn, cho rằng “thần chết” đã sắp tới tìm mình. Anh Bằng gọi điện cho bác sĩ Phú thông báo tình hình, bác sĩ động viên ông Kỉ cần tiếp tục uống thuốc đều đặn, thuốc Nam không thể cho tác dụng nhanh như thuốc Tây nên nôn nóng sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn. Quả thật sang tuần thứ 3, ông Kỉ bắt đầu thấy bụng có phần nhẹ nhõm hơn, cảm giác thèm ăn. Tuy chưa ăn được nhiều nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng. Có hi vọng, ông Kỉ cũng hứng thú hơn với việc uống thuốc hàng ngày, dần loại bỏ tư tưởng “chờ chết”. Sau 2 tháng uống thuốc, các triệu chứng đau bụng, chướng bụng đầy hơi cũng giảm hẳn. Lúc này, anh Bằng liền đưa bố đi khám lại thì vui mừng khi biết khối u của ông Kỉ đã bị khắc chế, sức khỏe của ông cũng ổn định trở lại. Từ đó đến nay đã gần 3 năm, ông Kỉ cũng đi thăm khám định kỳ và không có gì bất thường. “Bố tôi ăn uống, ngủ nghỉ tốt, sinh hoạt bình thường. Chỉ có điều phải kiêng kị kỹ càng trong ăn uống, theo lời bác sĩ Phú dặn”, anh Bằng cho hay.
Theo bác sĩ Phú, bệnh ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa và có tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Phần lớn những người mắc phải căn bệnh này đều không được chữa khỏi do những biểu hiện bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu khá mơ hồ khiến cho bệnh nhân không thể phát hiện. Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn III – IV), nếu điều trị theo Tây y, người bệnh thường phải kết hợp phẫu thuật và hóa trị hay xạ trị. Nhược điểm lớn nhất khi điều trị bằng phương pháp này là gây ra rất nhiều tác dụng phụ, thường khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn… và không có đủ sức khỏe để tiếp tục tiến hành điều trị. Nhiều trường hợp bệnh nhân mất vì cơ thể suy kiệt chứ không phải do ung thư. Lúc này, người bệnh nên sử dụng thêm thuốc Nam hoặc các sản phẩm từ thảo dược để bổ sung và tăng cường sức đề kháng, giúp giảm đau đớn, mệt mỏi và hạn chế tối đa những tác dụng phụ.
Theo Tạp chí Đời sống và Hôn nhân, số 61, ra ngày 31.7.2017, mục Tinh hoa thuốc Nam, trang 9
Ý kiến của bạn