Cây cà gai leo mọc nhiều nơi tại Việt nam ta, một số nơi còn trồng ca gai leo thành bờ rào quanh nhà. Cà gai leo trở thành phổ biến hơn khi mà được biết tới công dụng chữa bệnh hiệu quả. Thông dụng nhất vẫn là pha trà cà gai leo uống hàng ngày.
Cà gai leo
Cà gai leo hay còn gọi là cà gai dây là cây cây nhỏ sống nhiều năm, thân hóa gỗ ở gốc, nhẵn, có rất nhiều gai cong. Lá mọc sole, hình bầu dục. Hoa màu phớt tím, quả hình cầu nhẵn, có cuống dài. Hạt hình dẹt, màu vàng. Cà gai leo là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc tập trung lẫn trong các lùm bụi thưa ở quanh làng, bãi hoang. Cây mọc ở chỗ nhiều ánh sáng, sinh trưởng phát triển tốt, ra nhiều hoa quả.
Thành phần hóa học trong cà gai leo gồm: alcaloid, glycoalcaloid, steroid saponin, flavonoid, coumarin, acid hữu cơ…
Trà cà gai leo
Trà cà gai leo
Để tiện cho sử dụng, cách mà chúng ta hay dùng hàng ngày là dạng cà gai leo phơi khô, hãm như hãm trà nỏ.
Sắc nước chắt uống là hình thức pha trà thông thường hay áp dụng với các vị thuốc đông y. Trà cà gai leo cũng là một trong những trà thuốc đông y được nhiều chuyên gia khuyên uống hàng ngày.
Cây cà gai leo thu hái thì toàn cây được phơi khô và dùng làm thuốc, bao gồm cả rễ thân lá.
Thành phần hóa học chính như rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid. Dây (thân cây) có alcaloid. Trà cà gai leo thường chia ra 2 loại, gọi theo đông y thì rễ là thích gia căn, dây (thân cây) là thích gia đằng. Khi thu hái thường phân 2 phần này riêng, rễ riêng, thân và lá thường được sấy cùng nhau.
Tác dụng trà cà gai leo
Trà cà gai leo có tác dụng gì?
Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học về dược liệu cà gai leo thì cây có chứa glycoalcaloit có tác dụng tốt trong việc chống viêm, ức chế sự nhân lên của vi-rút viêm gan B, ức chế mạnh sự phát triển của xơ gan, chống oxy hóa và làm âm tính vi-rút viêm gan nhất là vi-rút viêm gan B.
Theo đông y cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn cắn.
Cà gai leo giúp bổ gan sẽ kéo theo một số tác dụng như đẹp da, chống mụn nhọt, thanh nhiệt….
Cách pha trà cà gai leo
Trà thảo dược cà gai leo được pha như sau:
Tráng trà: cho tầm 100-150g trà cà gai leo vào tích pha trà. Sau đó rót nước sôi xối trà trong tích thật nhanh rồi chắt bỏ nước ngay. Công đoạn này giúp loại bỏ các tạp chất trong khi sao trà, đồng thời làm cho trà trong ấm nở đều và đảm bảo nhiệt độ của ấm trà.
Pha trà: Sau khi tráng trà, bạn nhanh chóng rót một lượng nước sôi đầy tích. Sau đó đậy kín giành tích, ủ ấm tầm 20-30 phút thì rót trà ra cốc dùng.
Thưởng trà: Bạn có thể dùng trà cà gai leo hàng ngày, pha uống trong ngày. Hết nước tiếp tục tra thêm nước sôi ủ ấm trong giành tích. Người Việt ta hay có thói quen uống sau các bữa cơm, ngồi nhâm nhi chén trà. Bạn có thể dùng trà cà gai leo như một hình thức thưởng trà tao nhã mà đem lại sức khỏe tốt.
Xem thêm: Cách sử dụng cà gai leo đúng chuẩn
Trà cà gai leo bán ở đâu?
Bạn nên mua cà gai leo ở nơi có uy tín tốt tránh trường hợp mua hàng kém chất lượng.
Do cà gai leo có một số hoạt chất ưu việt rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gan và là một vị thuốc đông y nên việc thu hái, bào chế, bảo quản phải tuân theo quy trình của nhà thuốc đông y đã được Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động.
Tại Đông y Phú Vân bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng kiểm định. Sản phẩm trà cà gai leo thơm dậy mùi, không ẩm mốc đảm bảo dược tính đầy đủ của trà cà gai leo.
Bào chế: Cà gai leo là loại cây leo mọc hoang trong rừng, được nhà thuốc thu hái rồi đem rửa sạch, thái nhỏ, đem phơi nắng, xao thơm. Đóng túi nilon 2 lớp để đảm bảo giữ được mùi thơm và hoạt chất của thuốc, tránh hút ẩm dễ gây nấm mốc.
Mọi thông tin và chi tiết vui lòng liên hệ qua số hotline: 0397.387.114 hoặc 0912.040.918 để được Bác sĩ tư vấn trực tiếp.
Ý kiến của bạn