Mọi người biết đến công dụng của Hà thủ ô, nhưng lại chưa rõ lá Hà thủ ô và củ Hà thủ ô có công dụng khác nhau. Vậy lá Hà thủ ô có tác dụng gì và dùng như nào? Hãy cùng xem chi tiết ở bài viết nhé.
Mục lục
Cây Hà thủ ô – đặc điểm sinh thái
Cây Hà thủ ô là cây thân leo. Thân cây dài, nhỏ, mềm, mọc xoắn vào nhau, khó gỡ, thường cong khúc có khi phân nhánh. Lá hình tim, hẹp hoặc có dạng hình mũi tên, đầu thuôn nhọn, dài 6 -8 cm, rộng 3 – 4 cm, mọc so le. Bề mặt lá màu xanh, thô ráp, cuống lá màu nâu. Gân lá xuất phát từ gốc lá, mỗi lá có 3 – 5 cặp gân. Hoa nhỏ, cánh màu trắng, hoa mọc thành chùm.
➮ Xem chi tiết về: Cây thuốc Hà thủ ô
Hà thủ ô thường mọc hoang hoặc được trồng nhiều tại các tỉnh thuộc nước Trung Quốc như: Hà Nam, Chiết Giang, Giang Tô, Hồ Bắc… Ở Việt Nam, cây thường mọc dại ở các vùng núi cao, sườn đồi các tỉnh miền Bắc nước ta và rải rác một số địa phương khác, nhiều nhất ở Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Sơn La. Hiện nay, loại cây này cũng được trồng khá nhiều tại các đồi trung du, cây được trồng bằng dây hoặc hạt.
Củ Hà thủ ô
Rễ phình to dưới lớp đất cát, phát triển thành củ có lớp vỏ ngoài màu nâu đỏ , bên trong màu đỏ. Có hình dạng như củ khoai lang. Củ càng lâu năm càng to, nhiều lớp gồ ghề và nhiều dược chất.
Củ Hà thủ ô được thu hái và chế biến làm thuốc dùng rộng rãi trong đông y. Nói đến Hà thủ ô thì người ta hình dung đến luôn củ Hà thủ ô với công dụng bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da, đẹp tóc…
➮ Cụ thể về: Cách dùng củ Hà thủ ô đỏ
Lá Hà thủ ô
Lá Hà thủ ô đỏ là lá của cây Hà thủ ô đỏ được gọi là Dạ giao đằng (夜 交 藤) còn gọi là Thủ ô đằng, Kỳ đằng.
Cần phân biệt với lá Hà thủ ô trắng còn gọi là dây vú bò, sừng bò với tên gọi trong đông y là Cổ dương đằng.
Như mô tả ở phần trên, cây Hà thủ ô thân leo và lá hà thủ ô mọc so le nhau, có cuống dài, phiến lá của cây có hình tim, nhỏ có nét giống lá rau muống. Với câu chuyện dân gian truyền lại, khi đêm đến, dây của hai cây Hà thủ ô quấn chặt lại với nhau, đến sáng lại tách ra. Chính vì thế cây Hà thủ ô còn được gọi là Dạ giao đằng (dạ: ban đêm, giao: sự gặp gỡ, đằng: dây leo).Tức đúng như câu chuyện truyền lại: dây leo gặp gỡ vào ban đêm.
Lá Hà thủ ô và thân dây cũng được dùng làm thuốc trong đông y với tên kê trong đơn là Dạ giao đằng và có tác dụng chữa bệnh khác với phần củ Hà thủ ô.
Lá Hà thủ ô có tác dụng gì?
Theo ghi chép đông y, lá Hà thủ ô (Dạ giao đằng) với vị ngọt, tính bình, có tác dụng an thần, dưỡng tâm, chỉ hãn, trừ phong thấp, thư cân lạc (thông kinh lạc)
Lá Hà thủ ô được dùng chữa mất ngủ, mệt mỏi, nhiều mồ hôi, người đau do huyết hư hay thiếu máu, tràng nhạc, ung thũng, mụn nhọt lở ngứa..
Trong khi đó Củ Hà thủ ô có vị đắng ngọt chát, tính hơi ấm. Có tác dụng bổ Can, ích Thận, dưỡng Huyết, trừ phong. Dùng chữa Can Thận âm hư, tóc bạc sớm, đau đầu do huyết hư (thiếu máu), lưng gối yếu mỏi, gân cốt tê đau, di tinh, băng lậu, sốt rét lâu ngày, viêm gan mạn tính, ung nhọt …
Củ Hà thủ ô có tác dụng bổ huyết mạnh hơn, nhưng về mặt an thần thì Lá hà thủ ô có tác dụng mạnh hơn. Do đó để bồi bổ cơ thể và chữa tóc bạc sớm, nên dùng củ Hà thủ ô. Còn để an thần, chữa mất ngủ, chữa các bệnh lở loét ngoài da, thì nên sử dụng lá Hà thủ ô.
Trong dân gian, để chữa tóc bạc sớm nhiều người hay dùng lá Hà thủ ô thay thế củ Hà thủ ô, nhưng cách làm như vậy không hoàn toàn đúng.
➮ Thông tin thêm về: Củ Hà thủ ô chữa tóc bạc sớm
Quy kinh
Theo ghi chép y học phương đông thì lá Hà thủ ô (Dạ giao đằng) được quy vào các kinh sau đây:
- Quy vào kinh Tâm và Can (theo Trung Dược Đại Từ Điển)
- Quy vào kinh Tâm và Tỳ (theo Bản Thảo Tái Tân)
- Quy vào kinh Can và Thận (theo Tứ Xuyên Trung Dược Chí)
Theo Y học cổ truyền
Lá Hà thủ ô (Dạ giao đằng) được xem là một vị thuốc nam quý, được dân gian sử dụng trong một số bài thuốc trị mất ngủ, thiếu máu, mụn nhọt, ghẻ lở, bệnh tâm thần phân liệt hoặc một số bệnh lý khác cụ thể như sau:
- Trừ phong thấp, thư cân lạc, giúp an thần, dưỡng tâm, chỉ hãn
- Trị đêm mất ngủ (theo Bản thảo chính nghĩa)
- Trị lao thương, bổ trung khí, hành kinh lạc, thông huyết mạch (theo Bản thảo tái tân)
- Trị mất ngủ, thiếu máu, cơ thể đổ nhiều mồ hơi, toàn thân mệt mỏi. Trừ phong thấp, thông kinh lạc. Trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở (theo Trung thảo dược Thiểm Tây)
- Dưỡng Can Thận, an thần, thúc ngủ (ngủ ngon), cầm hư hãn (theo Ẩm phiến tân tham)
- Tiêu sưng ung nhọt, trĩ sang, tràng nhạc (theo An Huy dược tài)
Ngoài ra lá Hà thủ ô cũng có thể dùng nấu canh ăn cũng dễ ăn và mát. Vị đặng nhẹ hơn ngải cứu, mùi thơm.
Chế biến lá Hà thủ ô
Chế biến lá Hà thủ ô rất đơn giản như sau. Đem những thân dây cùng lá Hà thủ ô thu hoạch được rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó chặt thành từng đoạn nhỏ chừng 3 – 4 cm rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô.
Còn thì bảo quản bọc kín tránh ẩm mốc để sau dùng. Hà thủ ô là thân leo nên thân cành của nó cũng mềm dạng như giảo cổ lam.
➮ Xem chi tiết: Cách chế biến lá Hà thủ ô
Những bài thuốc trị bệnh từ Lá Hà thủ ô
Chữa chứng lở ngứa
Theo như trong sách những cây thuốc và vị thuốc của Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì lá Hà thủ ô được dùng trong trường hợp chữa chứng lở ngứa.Bạn có thể dùng với là tươi hoặc khô đều được. Cách làm như sau:
- Lá Hà thủ ô đem cắt về rửa sạch rồi đem đun nước tắm với liều lượng tùy ý.
- Bạn cũng có thể cắt thân cành Hà thủ ô cùng với lá để đun nấu cùng.
- Để nhanh hiệu quả bạn có thể lấy lá Hà thủ ô đem về nấu với lá ngải cứu và tắm.
Chữa đái rắt buốt, đái ra máu
Theo Hải thượng lãn ông thì lá Hà thủ ô còn dùng để chữa đái rắt, đái buốt, hay đái ra máu. Với cách làm như sau:
- Lá Hà thủ ô đỏ tươi, giã vắt lấy nước, hoà với mật ong để uống.
- Lá hà thủ ô đỏ, lá huyết dụ, lượng bằng nhau. Sắc rồi hoà thêm mật ong uống.
Dưới đây là những bài thuốc bệnh từ dược liệu Dạ giao đằng, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng điều trị cho chính mình hoặc cho những người thân trong gia đình:
Chữa mất ngủ, hay nóng nảy
Hà thủ ô đằng, Đơn sâm, mỗi thứ 3 chỉ, Trân châu mẫu 1 lượng. Sắc uống (ghi chép theo Kinh Nghiệm Dân Gian)
Cụ thể như sau:
- Dùng lá Hà thủ ô, Đơn sâm mỗi vị 12 gram cùng với 40 gram Trân châu mẫu. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng trị bệnh. Nên cùng thuốc khi thuốc còn ấm
- Dùng cho trường hợp: mất ngủ, hay nóng nảy, thường xuyên bồn chồn trong người, hay mơ mộng khi ngủ
Chữa mất ngủ, thiếu máu, đau nhức toàn thân
Dạ giao đằng (Thủ ô đằng) 2 lượng khô, sắc uống (ghi chép theo Kinh Nghiệm Dân Gian).
Cụ thể như sau:
- Dùng 40 gram lá Hà thủ ô sắc cùng với hai chén nước lọc. Sắc đến khi cô đặc còn một chén là được. Dùng khi thuốc còn ấm. Người bệnh kiên trì sử dụng đến khi bệnh tình được cải thiện.
- Dùng cho trường hợp: mất ngủ, thiếu máu, đau nhức toàn thân, cơ thể ra nhiều mồ hôi
Chữa chứng tâm thần phân liệt
Hà thủ ô chế 90g, Dạ giao đằng 90g, Táo đỏ 5 trái. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang (ghi chép theo Kinh Nghiệm Dân Gian).
Cụ thể như sau:
- Dùng Lá Hà thủ ô và Hà thủ ô chế mỗi vị 90 gram cùng với 5 quả Táo đỏ. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với chia phần nước, sắc đến khi cô đặc còn lại một phần để dùng. Người bệnh nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm nóng. Mỗi ngày sử dụng một thang. Kiên trì sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả điều trị như mong muốn
- Dùng cho chứng tâm thần phân liệt.
Chữa ung nhọt, ghẻ lở, lao thương
Phong sang ghẻ lở phát ngứa, sắc nước tắm rửa. (ghi theo Cương mục)
Cụ thể như sau:
- Dùng một lượng vừa đủ lá Hà thủ ô sắc cùng với 3 – 4 lít nước lạnh để tắm. Mỗi ngày tắm một lần cùng với nước sắc dược liệu. Lưu ý, chỉ sử dụng khi nước đã nguội dần, hoặc có thể pha một ít nước lạnh để tránh làm bỏng da.
- Dùng cho trường hợp: ung nhọt, ghẻ lở, lao thương, tràng nhạc hoặc một số bệnh lý về da khác.
Kết
Bài viết có liệt kê các tác dụng của lá Hà thủ ô được tổng hợp theo kinh nghiệm dan gian cũng như ghi chép từ các sách đông y. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng điều trị tuy nhiên cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ Đông y tin cậy trước khi dùng.
Với nguồn dược liệu tin cậy và chế biến đúng quy chuẩn, cùng kinh nghiệm trong nghề của bác sĩ Vũ Công Phú hiện là trưởng khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện đa khoa Tân Lạc, Hòa Bình. Đông y Phú Vân cung cấp cách dạng bào chế của Hà thủ ô để cho các bạn tiện dùng với bảng giá như sau:
Vị thuốc | Giá Bán |
Hà thủ ô đỏ rừng tươi nguyên củ | 150.000 đ/kg |
Hà thủ ô đỏ rừng khô nguyên củ | 280.000 đ/kg |
Hà thủ ô rừng đã được nhà thuốc đông y bào chế- Hà thủ ô chế | 310.000 đ/kg |
Bột Hà thủ ô- Hà thủ ô chế tán bột | 320.000 đ/kg |
Cao Hà thủ ô – dạng cô đặc | 200.000 đ/100g cao |
Mọi thắc mặc xin liên hệ nhà thuốc. Chúc bạn sức khỏe.
Ý kiến của bạn