Cà gai leo gần đây được biết tới với tác dụng hiệu quả trong việc phòng và điều trị bệnh gan. Thực tế thì cây cà gai leo như nào, công dụng tác dụng cụ thể của cà gai leo ra sao?
Mục lục
- Tên gọi
- Mô tả
- Bộ phận dùng
- Nơi sống và thu hái
- Thành phần hóa học
- Tính vị, tác dụng của cà gai leo
- Các công dụng cà gai leo
- Dùng cà gai leo có tác dụng phụ không?
- Các bài thuốc chữa bệnh từ cà gai leo
- Cách thu hái, chế biến và bảo quản cà gai leo
- Cách uống cà gai leo hiệu quả
- Địa chỉ mua cà gai leo chuẩn gốc Hòa Bình
Tên gọi
Cây cà gai leo
Cà gai leo còn được gọi với tên khác như cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà quánh. Hay campuchia gọi là “trap khar”, và “Blou xít” theo cách gọi của người Lào.
Tên khoa học của cà gai leo là Solanum procumbens Lour., (Solanum hainanense Hance), thuộc họ Cà Solanaceae.
Mô tả
- Cà gai leo là cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài tầm 6m.
- Thân hoá gỗ, nhẵn, phân cành nhiều. Cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng.
- Lá mọc so le, có hình bầu dục hay thuôn, xẻ thuỳ không đều, mặt trên lá có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng.
- Cụm hoa cà gai leo hình xim ở nách lá, hoa màu tím nhạt.
- Hoa ra tháng 4-5, quả đậu tháng 7-9.
- Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng.
Bộ phận dùng
Những bộ phận trên cây cà gai leo được dùng để chữa bệnh chủ yếu là: rễ và cánh lá. Ngoài hai bộ phận chính trên thì phần hoa và quả cà gai leo cũng có khá nhiều tác dụng nhưng được ứng dụng ít hơn trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.
Cà gai leo thu hái lấy rễ và cành lá, đem rửa sạch, thái nhỏ, đem phơi nắng, xao thơm để bảo quản nơi khô ráo.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang ở khắp mọi nơi từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển. Cà gai leo mọc nhiều ở Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hoá, Nghệ An. Người dân thường thường lấy cà gai leo trồng làm hàng rào. Có thể thu hái rễ và cành lá quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô hay sấy khô. Có thể dùng dược liệu nấu cao nước, cao mềm hay cao khô.
Thành phần hóa học
Toàn cây, nhất là rễ, chứa saponin steroid và các alcaloid solasodin, solasodinon còn có diosgenin và các flavonoid.
Rễ cây cà gai leo
Tính vị, tác dụng của cà gai leo
Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu.
Các công dụng cà gai leo
Trong đề tài “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã chỉ ra được tác dụng chống viêm gan, ngăn chặn sự phát triển xơ gan và chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và dạng hoạt chất chính Glycoaloid ở mô hình thực nghiệm sinh vật. (tham khảo www.24h.com.vn)
Theo GS.TS Nguyễn Văn Mùi (Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện Quân y 103), cây cà gai leo là một loại thảo dược được dùng trong điều trị viêm gan tốt hơn cả bồ bồ, nhân trần, diệp hạ châu đắng. Điều này cũng được chứng minh dựa trên nhiều nghiên cứu thực tiễn tại Viện dược liệu Trung Ương. Công trình nghiên cứu khoa học của Viện Dược liệu Trung ương năm 1988: nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng về tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT và thăm dò tác dụng bảo vệ gan của cây cà gai leo trên thí nghiệm thực tế (theo vietnamnet.vn)
Những công dụng khác của cà gai leo
- Ngoài những công dụng trên, cà gai leo còn biết đến với công dụng trị phong thấp, đau nhức xương khớp, trị rắn cắn, cầm máu.
- Cà gai leo chữa cảm cúm, viêm họng, tiêu đờm, trừ ho, viêm xoang dị ứng.
- Tương trợ giúp trị bệnh viêm vòm họng virus.
Video công dụng về cà gai leo
>> Tham khảo: Cà gai leo giải độc gan
Dùng cà gai leo có tác dụng phụ không?
Bên cạnh những tác dụng chữa bệnh, thì cũng có nhiều thắc mắc về cây cà gai leo có tác dụng phụ không? Uống cà gai leo có độc không?
Như chúng ta đã biết Cà gai leo có chứa rất nhiều hoạt chất glycoalkaloid là dược liệu ưu việt nhất hiện nay có tác dụng chống viêm gan, nhất là viêm gan virus B, ức chế sự phát triển của xơ gan. Ngoài những nghiên cứu chứng minh về tác dụng thì cũng có một số đề tài khác xác định các độc tính và bán trường diễn của dược liệu này và khẳng định ở dạng chiết xuất toàn phần (dạng cao) thì cà gai leo không có độc, không có tác dụng phụ…
Như vậy, nếu sử dụng cây cà gai leo đúng phương pháp chế biến thì cây thuốc này hoàn toàn không có độc hại. Còn việc sử dụng cà gai leo dạng thô thì cần đúng liều lượng sẽ đem lại hiệu quả, đặc biệt đối với người bệnh xơ gan, viêm gan virus.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cà gai leo
Cà gai leo từ lâu được biết tới nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh như: phong thấp, đau nhức xương khớp, trị rắn cắn, cầm máu, chữa cảm cúm, tiêu đờm hỗ trợ điều trị viêm xoang
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh được kết hợp từ cây cà gai leo.
1. Bài thuốc hỗ trợ bệnh gan
Sử dụng 30g cây cà gai leo đã được cắt nhỏ và sấy khô, 10g dừa cạnh sấy khô, 10g cây diệp hạ châu sấy khô.
Đem các thứ trên sắc uống 3 lần/ngày và uống đều đặn trong vòng 1 tháng giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, xơ gan hiệu quả.
2. Bài thuốc chữa bệnh vàng da, vàng mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa
Với bài thuốc chữa bệnh này các bạn có thể dùng 35g rễ cà gai leo sắc cùng 1 lít nước và chia đều uống 3 lần/ ngày. Đây là cách rất tốt giúp hạ men gan cho những ai thường bị mụn nhọt mề đay, mẩn ngứa. Bởi thói quen ăn uống thiếu khoa học nên đôi khi chúng ta vẫn vô tình nạp vào cơ thể rất nhiều loại thực phẩm gây độc cho gan. Vì thế, bạn và gia đình vẫn có thể sắc cà gai leo để uống nước hàng ngày ngay cả khi chúng ta không mắc bệnh gì để giúp thanh lọc và đào thải độc tố cho gan.
3. Bài thuốc giải rượu bia
Nếu bạn là người thường xuyên phải đi tiếp khách, thường xuyên phải uống rượu bia liên miên thì có thể sử dụng cà gai leo để chữa ngộ độc rượu, giải rượu tốt nhất.
Cách thực hiện: Dùng 50g cà gai leo đã được phơi hoặc sấy khô với nước sôi, cho người bị say uống thay nước để nhanh chóng tỉnh rượu. Ngoài ra, đơn giản hơn là chỉ cần nhấm rễ cà gai leo giúp bạn giải độc, bảo vệ gan và tỉnh rượu nhanh chóng.
4. Bài thuốc chữa sưng mộng răng
Hạt cà gai leo sau khi phơi khô và tán nhỏ (4g) thì cho vào đồ cùng với sáp ong, sau đó đốt xông cho khói bay lên vào hàm răng.
5. Bài thuốc trị rắn cắn
Dùng khoảng 30 – 50g cà gai leo tươi rửa thật sạch và giã nhỏ để lọc lấy nước. Sau đó hòa tan nước cốt đó với ¼ lít nước đun sôi để nguội cho bệnh nhân bị rắn cắn uống ngay lập tức.
Cách nửa ngày sau thì uống thêm một lần nữa. Thực hiện liên tục uống 3 – 5 ngày.
6. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp
Chuẩn bị: Rễ cây cà gai leo phơi khô 20g, rễ cây cỏ xước 20g, cây chó đẻ hoa vàng 12g, cành dâu 16g, rễ cam thảo khô 12g, mú tương 12g, cối xay 12g.
Đem tất cả các hỗn hợp trên sắc uống 3 lần/1 ngày sau bữa ăn.
7. Bài thuốc chữa tê buốt bàn chân, chứng sợ lạnh, tê thấp
Nhiều người thường bị mắc phải chứng lạnh tay chân, tê buốt nên ngại tiếp xúc với nước. Điều này đa phần là do việc lưu thông khí huyết bị ảnh hưởng khiến thành mạch co lại làm tay chân bị cóng.
Sử dụng bài thuốc gồm: rễ cài gai leo, rễ gấc, rễ hoàng lực, rễ lá lốt, quýt rừng – mỗi vị đều 20g. Đem sắc uống 2 – 3 lần/ mỗi ngày.
8. Bài thuốc chữa bệnh ho
Chuẩn bị 10g rễ cà gai leo và 30g lá chanh đều được phơi khô, sắc uống 2 lần trong ngày để tiêu trừ ho gà, ho khan, ho lâu ngày.
9. Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi
Chuẩn bị: cà gai leo 10g, dây gắm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g. Sau đó sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
Uống liên tục từ 10 – 30 thang sẽ hỗ trợ điều trị các vấn đề tê thấp, đau lưng, nhức mỏi các khớp xương.
Cách thu hái, chế biến và bảo quản cà gai leo
Thu hái: Khi cây cà gai leo tới độ tuổi thu hoạch được, người ta sẽ chọn vào ngày có thời tiết đẹp nhất để tiến hành thu hái trong ngày. Tất cả phần thân, lá cây cà gai leo đều được lượm về chỉ trừ phần gốc để lại.
Chế biến: Phần thân và lá cây cà gai leo sau khi được thu hái về sẽ được phân loại và nhặt rác cỏ sạch sẽ. Bao gồm cà những lá non hoặc lá quá già được bỏ đi, chỉ giữ lại phần lá bánh tẻ đảm bảo chất lượng.
Phần thân của cây được cắt ngắn thành từng đoạn nhỏ từ 2cm – 2,5cm cho dễ sử dụng. Sau đó được đem đi phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc sao thơm để tạo mùi thơm và đảm bảo giữ được các hoạt chất trên cây cao nhất.
Bảo quản: Cà gai leo sau khi được sao khô sẽ được chuyển đến khâu đóng gói bằng 2 lớp túi bóng kính để tránh ẩm mốc và giữ được độ thơm cũng như thời gian sử dụng cho khách hàng lâu dài hơn.
Cách uống cà gai leo hiệu quả
Để sử dụng cà gai leo cần phải đúng định lượng tiêu chuẩn, tùy theo mục đích sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh hay phòng bệnh cụ thể như sau:
Dùng để phòng bệnh
Thân lá và rễ cây cà gai leo khô từ 20 – 30g một người/1 ngày.
Hãm hoặc sắc nước uống hàng ngày để bảo vệ lá gan và phòng bệnh.
Dùng để chữa bệnh
Dùng thân lá và rễ cây cà gai leo kết hợp với các vị khác để sắc cùng đầy đủ sau đó uống để hỗ trợ điều trị và chữa bệnh.
>> Xem chi tiết: Cách sử dụng cà gai leo đúng chuẩn
Địa chỉ mua cà gai leo chuẩn gốc Hòa Bình
Nhà thuốc Đông Y Phú Vân địa chỉ Khu Thanh Đức, xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc chuyên cung cấp cây cà gai leo khô được trồng tại Hòa Bình và được trực tiếp nhà thuốc thu hoạch chế biến đảm bảo an toàn, vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế Hòa Bình cấp phép.
Sản phẩm không dùng chất bảo quản, đảm bảo chất lượng, yên tâm sử dụng và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Đặc biệt khi mua hàng tại đây, người bệnh sẽ được trực tiếp Bác Sỹ đông y Vũ Công Phú tư vấn bốc thuốc miễn phí cho bệnh nhân, được đổi trả sản phẩm nếu kiểm tra không ưng ý hoặc bị ẩm mốc nhà thuốc sẽ đổi lại cho khách hàng.
Mọi thông tin và chi tiết vui lòng liên hệ qua số Hotline: 0397.387.114 hoặc 0912.040.918 để được Bác sĩ tư vấn trực tiếp.
>> Tham khảo: Giá bán cây cà gai leo
Ý kiến của bạn