Quả na rừng ngâm rượu có tác dụng gì? Cách ngâm cụ thể ra sao. Được nhắc tới cụ thể trong bài viết. Giúp bạn giải đáp những thắc mắc.
Na rừng
Na rừng còn gọi là cây chí chuồn chua theo cách gọi của người Mông. Đây là cây mà quả ra vào đúng đợt mùa giao phối và sinh sản của thú rừng. Khi quả na rừng chín có mùi thơm đặc trưng lôi cuốn thú rừng một cách đặc biệt. Người dân đi rừng cho biết kiếm được quả na rừng chín rất khó. Vì na rừng là cây thân leo, quấn quanh cây cổ thụ trong rừng sâu. Phần lớn quả to tập trung trên tán lá cao, rất khó thấy và hái.
Quả na rừng khá hiếm, có đôi khi đi vào rừng tận 2 ngày mới có thể hái được một số ít quả na ương ương, Quả chín hẳn thì thú rừng đã ăn luôn rồi.
Khi chín, quả có mùi thơm cay đặc trưng, hương thơm bay khắp cả cánh rừng. Mỗi khi quả chín, từng đàn sóc, đàn cầy lại rộn ràng rủ nhau đi khắp rừng tìm ăn những quả “chí chuôn chua” chín mọng để có một mùa sinh sản thật mỹ mãn.
Quả na rừng ăn được không?
Vì tác dụng đặc trưng của quả na rừng là chữa yếu sinh lý nên na rừng không ăn trực tiếp mà ngâm rượu dùng dần. Tất nhiên ăn luôn thì cũng không vấn đề gì.
Na rừng có tác dụng gì?
Quả na rừng có tác dụng như sau:
- Tác dụng an thần (giúp dễ ngủ và ngủ ngon)
- Tác dụng chữa yếu sinh lý
Quả na rừng ngâm rượu
Rượu na rừng được ngâm từ quả na rừng, có nhiều cách ngâm. Tùy bạn lựa chọn
- Để nguyên cả quả na rừng ngâm rượu hoặc bạn có thể tách ra từng múi để ngâm;
- Phơi khô quả na rừng sau đó dùng ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc;
- Dùng kết hợp quả na rừng với các vị thuốc khác. Điển hình là bài thuốc ngâm rượu tứn khửn của đồng bào Tây bắc.
Cách ngâm rượu na rừng cụ thể như sau:
- Quả na rừng rửa sạch để ráo nước
- Bóc tách riêng từng múi na, cho từng múi na đã tách vào bình, thêm rượu theo tỉ lệ 1 kg na rừng ngâm 2 – 4 lít rượu
- Cũng có thể ngâm để nguyên cả quả na rừng mà không tách múi. Ngâm tươi hay ngâm khi phơi khô đều được.
- Ngâm sau 100 ngày uống rất thơm.
Bài thuốc ngâm rượu na rừng nổi tiếng của dân tộc:
Tứn khửn là một loại rượu thuốc được ngâm với 3 loại cây rất khó kiếm bao gồm “chí chuôn chua”, “cưa chừ ma” (loại dây bò dưới đất có độ dài khoảng 3m) và một vị thuốc nữa cũng rất tốt có tên là “tứn khửn” (gần giống cây ráy nhưng lá chỉ cao khoảng 15 – 20cm).
- Quả na rừng thì đem tách múi phơi khô
- Dây cưa chừ ma cũng sắt khúc nhỏ phơi khô
- Thân cây tứn khửn, sắt miếng lát chéo phơi khô.
3 loại trên phơi khô, ngâm rượu rồi hạ thổ ít nhất là 1 năm trở lên.
Ý kiến của bạn