Nhiều bạn đọc rất mong muốn được tư vấn cách phân biệt giảo cổ lam, vậy làm cách nào để phân biệt cây giảo cổ lam với các loài khác dễ nhầm lẫn?
Cây giảo cổ lam
Giảo cổ lam là cây thuốc quý, tác dụng kể đến như giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não. Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, ngăn ngừa ung thư.
Chính vì nhiều tác dụng như vậy mà giảo cổ lam hay bị làm giả, làm nhái để sinh lợi, đánh vào tâm lý người dùng. Cần phải biết giảo cổ lam như nào để tránh mua phải hàng không đúng chất lượng.
Phân biệt giảo cổ lam 5 lá, giảo cổ lam 3 lá và giảo cổ lam 7 lá
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần: Cây giảo cổ lam trong các nghiên cứu khoa học có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (chữ la tinh pentaphylla có nghĩa là 5 lá), khác với các loài cùng chi như G. pubescens có 7 lá chét hay cây G. laxum có 3 lá chét (xem ảnh bên dưới).
Phân biệt giảo cổ lam
Giảo cổ lam 5 lá là giảo cổ lam chính thống là cây đúng theo khoa học đã nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như tác dụng của nó trong chữa bệnh.
Giảo cổ lam 3 lá | Giảo cổ lam 5 lá | Giảo cổ lam 7 lá |
Cổ yếm lá bóng Tên khoa học: Gynostemma laxum (Wall.) Cogn, thuộc họ Bầu bí -Cucurbitaceae. |
Cổ yếm Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae |
Thất diệp đảm Tên khoa học: Gynostemma longipes/ pubencens Thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae |
Đặc điểm | ||
3 lá chét. | 5 lá chét. | 7 lá chét. |
Giảo cổ lam 3 lá dây khá lớn, vị đắng, tính hàn. Khi phơi khô: giảo cổ lam 3 lá không có mùi thơm đậm. Khi pha vị đắng nhạt. |
Giảo cổ lam 5 lá mọc rất nhiều ở vùng núi đá vôi Khi phơi khô: cây dậy mùi thơm đặc trưng. Khi pha với nước sôi: Uống có vị đắng nhưng rất dễ uống và ngọt, trà thơm. |
Dây lớn, lá mọc thành khóm 7 lá 1 nhánh, khi tươi có vị đắng. Giảo cổ lam 7 lá mọc và phát triển rất mạnh ở các vùng đồi, kể cả ven đường, bờ rào, bụi rậm. Ở sapa giảo cổ lam 7 lá mọc nhiều như cỏ dại.
Khi phơi khô: cây không có mùi thơm đặc trưng. |
Tác dụng | ||
Giảo cổ lam 3 lá có dụng thanh nhiệt giải độc, ngừng ho và long đờm, chống mệt mỏi Hiệu quả điều trị của giảo cổ lam 3 lá không cao, ít dùng hơn |
Trong các loại giảo cổ lam thì loại 5 lá thơm nhiều dược chất nhất. Đây là loại dùng phổ biến nhất. | Hiện tại, công dụng của cây giảo cổ lam 7 lá này vẫn đang được các nhà nghiên cứu thêm và chưa được phân tích cụ thể. |
Bảng phân biệt giảo cổ lam 3 lá, 5 lá, 7 lá
Giảo cổ lam không mọc dưới đồng bằng, chỉ phân bố trên núi cao, mát. Giảo cổ lam được tìm thấy ở các tỉnh phía bắc của Việt nam như:
- Sapa của Tỉnh Lào cai
- Vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình
- Tỉnh Hà Giang, Cao Bằng
Dựa vào nơi thu hái mà người ta đặt tên giảo cổ lam theo vùng miền. Như Giảo cổ lam Sapa, giảo cổ lam Hòa Bình…
Giảo cổ lam Sapa
ở Việt nam, Giảo cổ lam 5 lá lại phát hiện và công bố đầu tiên là ở Sapa qua công trình nghiên cứu của GS. TS. NGND Phạm Thanh Kỳ.
Năm 1997 GS. TS. NGND Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường đại học Dược Hà Nội, chủ nhiệm bộ môn dược liệu) trong một lần đi công tác tại Lào Cai đã phát hiện thấy cây Giảo Cổ Lam trên núi PhanXipang thuộc huyện Sa Pa của Tỉnh Lào Cai, ở độ cao trên 2.000m. Sau khi được GS. NGND Vũ Văn Chuyên xác định tên khoa học chính xác là Gynostemma Pentaphyllum, GS Kỳ đã tra cứu tài liệu và biết rằng đây là một loại dược liệu quí đã đăng ký đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và được cấp ngân sách 120 triệu đồng (đề tài có mã số: KC.10.07.03.03)
Ngoài ra giảo cổ lam 7 lá mọc hoang rất nhiều ở vùng núi thuộc Sapa, Lào Cai.
Giảo cổ lam Hòa bình
Giảo cổ lam mọc ở Hòa Bình là giảo cổ lam 5 lá
Tuy xuất hiện ở nhiều tỉnh vùng núi phía Bắc nhưng giảo cổ lam lại khó ươm trồng. Hiện tại thì chỉ có Hòa Bình mới đáp ứng được điều kiện phát triển của cây và cho kết quả thành phần hóa học tương đối ổn định. Cây giảo cổ lam được đem trồng thử nghiệm ở một số tỉnh có khí hậu mát ở khu vực miền Bắc để duy trì nguồn thảo dược này nhưng thấy cây phát triển chậm, bên cạnh đó thành phần hóa học lại không ổn định.
Đông y Phú Vân nằm tọa lạc vùng đất núi Hòa Bình. Giảo cổ lam đã gắn liền với vùng đất núi đá vôi này. Chính vì vậy việc thu hái Giảo cổ lam thuận tiện, nhà thuốc có cả giảo cổ lam tươi và giảo cổ lam khô tiện cho việc pha trà uống hàng ngày.
Phân biệt giảo cổ lam với các cây khác
Cây Giảo cổ lam là cây leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, đây là đặc điểm của họ bầu bí (Curcubitaceae) phân biệt với các cây họ Nho (Vitaceae) leo bằng tua cuốn mọc đối diện với lá. Đặc biệt, cây Giảo cổ lam khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong Nhân sâm. Giảo cổ lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có mùi đặc trưng.
Cũng cần lưu ý cây này chưa thấy mọc dưới đồng bằng, chỉ mọc trên núi đá vôi. Tuy nhiên hiện nay có thể trồng được ở nhà nhưng phải trong chỗ râm mát. Để phân biệt được Giảo cổ lam thật giả, nhất thiết phải dùng cây tươi. Trường hợp một số độc giả gửi mẫu cây khô hoặc đã qua chế biến thì không thể nào phân biệt được.
Giảo cổ lam cũng hay bị nhầm lẫn với cây Dây quai bị – Tetrastigma strumarium Gagnep., thuộc họ Nho – Vitaceae, và cây Hemslea sinensis, cũng cùng chi
Đáng lưu tâm là cây giao cổ lam bị nhầm lẫn với các cây cùng họ giảo cổ lam như: cây ngũ trảo trong chi Tetrastigma thuộc họ Nho (Vitaceae), cây này gây tác dụng tiêu chảy khi dùng nhiều.
Chính vì thế mà có rất nhiều hàng nhái hàng giả trà trộn dưới mác giảo cổ lam chữa bách bệnh. Bạn cần phải tìm nơi tin tưởng để mua được giảo cổ lam đúng chuẩn.
Xem thêm:
Ý kiến của bạn