Nhắc đến Hà thủ ô, cái tên gắn truyền thuyết, Hà thủ ô xanh tóc đỏ da. Vậy bạn đã biết gì về Hà thủ ô. Cụ thể công dụng và cách dùng như nào? Từ truyền thuyết đến thực tế áp dụng ra sao. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết.
Hà thủ ô
Trong bản thảo cương mục ghi lịch sử Hà thủ ô như sau:” Thứ thuốc này vốn tên Giao đằng, sau vì ông Hà Thủ Ô uống nên mới đổi tên là Hà thủ ô.”
Mục lục
Hà thủ ô được biết từ truyền thuyết từ thời Đường (Trung Quốc). Câu chuyện kể về Hà Điền Nhi, người ở huyện Nam Hà thuộc Thuận Châu ốm yếu từ bé. Đặc biệt tuổi 58 mà ông vẫn không vợ con, thường ham đạo thuật, theo các thầy học đạo ở núi. Một hôm uống rượu say nằm ở sườn núi bỗng thấy hai gốc cây leo cách xa nhau tới 3 thước, cành lá quấn với nhau, lâu lâu lại rời nhau rồi lại quấn với nhau như trước. Điền Nhi thấy làm lạ, sáng hôm sau đào lấy củ đem về hỏi mọi người, không ai biết là củ gì.
Sau có một ông lão từ phương xa lại chơi, Điền nhi đem ra hỏi, ông lão bảo: Anh đã không có con mà thứ cây này lại có sự lạ như vậy có lẽ là vị thuốc thần tiên nên đem sắc mà uống. Điền nhi liên đem tán bột, mỗi lần uống 1 đồng cân( =4g). Hòa với rượu uống luôn 7 ngày, đã nảy ra ý tưởng tình dục, uống luôn vài tháng, thời mạnh khỏe như người thường. Vì thế nên uống mãi, dần dần tăng thêm tới 2 đồng cân(=8g).
Uống suốt một năm các bệnh tật đều khỏi, tóc đương trắng hóa đen, vẻ mặt lại trẻ lại, trong khoảng 10 năm sinh được vài con giai, do dó mới đổi tên là Năng Tự. Cùng với đó con là điền Tú tiếp tục cùng uống thứ bột đó mà thọ tới 160 tuổi. Điền Tú sinh ra Thủ Ô. Thủ Ô cũng uống mà sinh được vài con trai, thọ tói 130 tuổi tóc vẫn còn đen. Có người Lý An Kỳ bạn thân với Thủ Ô, lấy được bài thuốc đó đem về uống cũng sống rất lâu và thuật lại truyện trên.
Kể từ đó người ta gọi cây thuốc quý đó là tóc của ông Hồ là màu đen (shou = đầu, wu = đen) tức Hà thủ ô.
Hà thủ ô có mấy loại?
Hà thủ ô được coi là một vị thuốc bổ của Đông y có khả năng làm người già hóa trẻ, tóc bạc hóa đen. Nhắc đến Hà thủ ô thì mặc định người ta nghĩ đến Hà thủ ô đỏ. Tuy nhiên thực tế thì Hà thủ ô có hai loại Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng. Hà thủ ô đỏ là vị đúng, được là coi vị chính thức. Hà thủ ô trắng thường coi là nam Hà thủ ô.
Hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng là cây dây leo, dài từ 2 đến 5 mét. Thân và cành màu nâu đỏ, có nhiều lông, khi già thì nhẵn dần, lông dần biến mất. Vì cây có nhiều lông trông như mốc nên có nơi còn gọi là dây mốc. Hoa màu nâu nhạt hoặc vàng tía mọc thành xim, rất nhiều lông. Toàn cây bấm thân, lá, quả non chỗ nào cũng ra nhựa trắng như sữa non, nên cây còn có tên là sữa bò.
Hà thủ ô trắng còn được gọi với cái tên Mã liên an có nghĩa là ngựa liền với yên, vì người ta kể rằng xưa có một ông tướng cưỡi ngựa đang đi bỗng bị cảm nặng, được một người dùng cây này cứu sống, ông liền biếu cả ngựa và yên để tạ ơn.
Tên Mã liên an này được một người dân tộc vùng Câu Sơn Dương (Tuyên quang) cho tên. Theo lời kể, Bác Hồ bị cảm sốt nặng vào tháng 7-1945, được một ông lang người dân tộc dùng củ cây này chữa khỏi. Cho nên Bác Hồ căn dặn các đội viên trong Đội tuyên truyền giải phóng quân (trước cách mạng) hễ thấy cây này thì hái lấy, mang theo mình phòng khi cần đến. Có thể đây là một vị thuốc chữa cảm sốt mới.
Các thầy thuốc Việt nam coi vị Hà thủ ô trắng có dùng công dụng với Hà thủ ô đỏ là làm cho người già trẻ lại, giúp cho giao hợp được bền lâu, tóc bạc hóa đen.. Trong một số đơn thuốc thường dùng một nửa Hà thủ ô đỏ, một nửa Hà thủ ô trắng. Hà thủ ô trắng cũng chế biến như Hà thủ ô đỏ.
Tuy nhiên trong kháng chiến tại các vùng dân tộc, người ta dùng củ và thân lá cây này chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có nơi người ta sắc cây này với nước cho phụ nữ đẻ mà không có sữa uống để ra sữa.
Hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô là cây thân leo, các dây Hà thủ ô mọc leo và xoắn vào nhau, chính vì thế nó còn được gọi là giao đằng, cũng có khi gọi là dạ giao đằng- (Dạ: ban đêm, giao: gặp gỡ nhau, đằng: dây leo) với tương truyền về đêm dây của 2 cây Hà thủ ô quấn lại với nhau. Đây cũng chính là cây Hà thủ ô được nhắc tới trong truyền thuyết.
Được khoa học y khoa đặt tên là Fallopia multiflora, hà thủ ô thuộc họ nhà rau răm, là loại thuốc quý có thân mềm, rễ củ giống như khoai lang. Hà thủ ô đỏ sống lâu năm, tác dụng của nó tỉ lệ với số năm tuổi, củ hà thủ ô đỏ càng lâu năm càng quý hiếm. Củ màu đỏ, lá hình trái tim giống như lá dấp cá, đầu nhọn, hoa trùy màu trắng là những dấu hiệu nhận biết về hà thủ ô đỏ.
Hà thủ ô đỏ còn được gọi với các tên khác như Dạ hợp, giao đằng, thủ ô, địa tinh, khua lình (Thái), mằn năng ón (Tày), xạ ú sí (Dao).
Phương Tây gọi Hà Thủ ô là Fo Ti hay (hay He Shou Wu)
⮚ Xem thêm: Đặc điểm của cây Hà thủ ô như thế nào?
Phân biệt Hà thủ ô đỏ và trắng
Nhiều bạn đọc liên hệ với bác sĩ Phú hỏi về cách phân biệt hà thủ ô đỏ và thủ ô trắng, hai loại của cây dược liệu quý hiếm này. Để giúp bạn đọc có thể phân biệt về hai loại này, chúng tôi đưa ra những thông tin về chúng:
- Đây là hai loại thuốc nguồn gốc hà thủ ô, đặc điểm bên ngoài khó nhận biết bởi chúng rất giống nhau. Tuy nhiên, từ tên đã nói lên được sự khác nhau đó, một loại có ruột màu trắng, một loại có ruột màu đỏ.
- Về công dụng thì chúng khác nhau rất nhiều, nếu hà thủ ô đỏ được nhiều người sử dụng bởi công dụng của nó đối với người sử dụng tốt hơn nhiều so với hà thủ ô trắng.
Cách chế biến Hà Thủ ô
Hà thủ ô để dùng được cần có quan trọng khâu chế biến. Thu hoạch Hà thủ ô thường vào mùa Thu hay mùa Xuân, mùa Thu tốt hơn. Tùy vào từng nơi, có những nơi củ Hà thủ ô thu hoạch về không đồ mà phơi ngay. Muốn có Hà thủ ô miếng thì hái về còn tươi, đem thái ngay, đồ chín rồi phơi hoặc đồ chín rồi mới thái và phơi.
Cách chế biến Hà thủ ô đúng chuẩn Đông y được áp dụng nhiều nhất như sau:
Đào lấy củ, mang về rửa sạch đất, cạo vỏ, thái miếng vừa phải ngâm với nước vo gạo 1 ngày 1 đêm. Sau đó thực hiện đồ Hà thủ ô với đậu đen, đồ rồi phơi, phơi khô rồi lại đồ với đậu đen làm như vậy 9 lần đồ, 9 lần phơi cho miếng hà thủ ô đen mới dùng. Đây được gọi là cửu chưng cửu sái- 9 lần đồ, 9 lần phơi. Miếng Hà thủ ô sau đó được gọi là Hà thủ ô chế.
⮚ Để rõ hơn hãy xem: Cách chế biến Hà thủ ô đúng chuẩn Đông y
Các dạng Hà thủ ô thường dùng
Hà thủ ô thu hoạch về dùng chủ yếu là phần củ. Thân và lá Hà thủ ô thì ít được dùng hơn tuy ít nhưng người ta dùng lá và cành Hà thủ ô đun nước tắm và rửa để chữa các chứng lở ngứa, liều lượng tùy tiện. Có thể kết hợp nấu với lá ngải.
Phần nhiều dược liệu nhất phải kể đến là phần củ Hà thủ ô.
Củ Hà thủ ô
Rễ củ hình tròn, dài, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ, vị chát.
Củ Hà thủ ô sau khi chế cùng đỗ đen thì có thể bảo quản dưới các dạng như để nguyên miếng lát, tán bột, hay nấu cao. Cụ thể các dạng như sau:
Bột Hà Thủ ô
Củ Hà thủ ô sau khi chế thành những miếng Hà thủ ô chế thì có thể dùng sắc nước uống luôn hoặc đem tán bột mịn.
Bột Hà thủ ô, khi dùng pha đúng liều lượng với nước nóng, uống khi còn nước ấm, uống hàng ngày 2 lần sáng tối.
Cao Hà thủ ô
Cao Hà thủ ô là dạng cao cô đặc- sắc nấu từ miếng Hà thủ ô chế nấu cô lại tới độ nhất định. Việc sắc nấu Hà thủ ô có thể không tiện lợi cho người dung về khâu thời gian, bình sắc… Chọn cao Hà Thủ ô là giải pháp tối ưu của rất nhiều người.
⮚ Xem thêm: Cao Hà thủ ô công dụng và cách dùng
Công dụng và cách dùng
Công dụng
Công dụng của Hà thủ ô được kể đến như:
- Uống hà thủ ô đỏ giúp làm chống bạc tóc, làm đen tóc tự nhiên hiệu quả cao.
- Hỗ trợ và điều trị bệnh suy nhược thần kinh
- Sử dụng hà thủ ô đỏ giúp bổ máu
- Hà thủ ô đỏ có công dụng nhuận tràng, điều trị táo bón, bệnh đi ngoài ra máu
- Sử dụng hà thủ ô đỏ thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ. Thực tế đã chứng minh, nhờ sử dụng dược liệu quý hiếm này mà gia đình nhà ông Hà Thủ Ô có tuổi thọ trung bình trên 100 tuổi
Video chia sẻ về Hà thủ ô như sau:
⮚ Xem thêm: Công dụng của Hà thủ ô bạn nên biết
Cách dùng
Hà thủ ô như đã nói phần trên có ở các dạng miếng, dạng bột, dạng cao. Với từng dạng bạn dùng tương ứng như sau:
- Hà thủ ô miếng: Có thể dùng sắc nước uống hằng ngày, lưu ý liều lượng.
- Dạng bột: Chỉ cần hòa tan với nước nóng uống ngày 2 lần sáng tối.
- Dạng cao: Cho cao hoa tan với nước ấm và uống luôn.
Xem thêm: Cách dùng Hà thủ ô đúng nhất
Câu hỏi thường găp về Hà Thủ ô
Mua Hà thủ ô ở đâu uy tín?
Bạn cần tìm đến cơ sở uy tín để mua Hà thủ ô. Tìm đến địa chỉ Đông y tin cậy, quen biết, giới thiệu để an tâm về nguồn gốc xuất xứ.
Một thông tin thêm: Bạn cần nên biết hà thủ ô có 2 loại: Hà thủ ô đỏ, và hà thủ ô trắng. Điều trị bệnh tương ứng sẽ có khác nhau. Đừng để vì không rõ mà mua nhầm loại. Tiếp nữa là quy trình sơ chế và bảo quản hà thủ ô rất cần kỹ thuật chuyên môn, không phải ai cũng có thể làm được.
⮚ Xem thêm: Địa chỉ mua Hà Thủ ô tin cậy
Hà thủ ô đỏ ngâm rượu được không?
Một trong những dạng Hà thủ ô được khuyên nên dùng nhất ở dạng ngâm rượu. Rượu là môi trường dung môi mà các dược chất được phát huy tối đa. Chính vì thế mà trong đông y các thảo dược hay dùng để ngâm rượu. Hà thủ ô đỏ ngâm rượu cũng được khuyên dùng. Bạn nên chú ý liều lượng dùng hàng ngày.
⮚ Xem thêm: Rượu Hà thủ ô công dụng và cách dùng
Dùng Hà thủ ô kiêng gì?
Bên cạnh việc chú ý liều lượng khi dùng hà thủ ô thì bạn cần phải tuân theo quy tắc khi dùng Hà thủ ô. Cụ thể:
- Theo Đông y cổ truyền, khi dùng hà thủ ô cần kiêng dùng 3 loại thực phẩm màu trắng là hành, tỏi và củ cải trắng.
- Bên cạnh đó, khi dùng hà thủ ô cũng cần kiêng kỵ những món ăn và gia vị có tính cay nóng như gừng, ớt, hành tây, hồ tiêu để phòng ngừa hao tán khí huyết.
- Nên tránh ăn thịt heo, huyết, cá không vảy.
Tài liệu tham khảo
GS,TS Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam- NXB Y học, 2006, (tr 833 – 837).
Ý kiến của bạn