Việc sử dụng cây cà gai leo sao cho đúng là một trong những yếu tố rất quan trọng vì nó quyết định đến kết quả của người dùng. Cách uống và uống đúng chuẩn là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn, mà rất nhiều người thường hay bị nhầm lẫn. Không phải cứ đem cây cà gai leo về sắc uống mà không cần quan tâm đến liều lượng, thời gian… điều này sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong bài viết này, nhà thuốc Đông Y Phú Vân chia sẻ thêm với bạn một số kinh nghiệm về cách sử dụng cà gai leo sao cho đúng và chuẩn bạn đọc cùng tham khảo.
Những công dụng chữa bệnh của cây cà gai leo
Cây cà gai leo được biết đến với nhiều công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan hiệu quả. Đặc biệt là các bệnh xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, men gan tăng cao …
Theo các tài liệu đông y, cà gai leo có tính ấm, vị the nên khi dùng cà gai leo kết hợp với một số vị thuốc khác cũng đem lại các tác dụng chữa cảm cúm, sâu răng, chảy máu chân răng, phong thấp, rắn cắn, dị ứng, giải say…
>> Xem đầy đủ: Các công dụng chữa bệnh cà gai leo
Cách sử dụng cà gai leo theo đúng chuẩn
Khi sử dụng cà gai leo tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc dùng để phòng bệnh mà có những liệu pháp hỗ trợ điều trị là khác nhau. Ví dụ như uống đề phòng bệnh thì liều lượng sẽ thấp hơn sơ với uống để chữa bệnh. Điều này bạn phải cần hết sức chú ý tuân thủ theo liều lượng kê của Bác sĩ chữa bệnh.
Dưới đây là liều lượng cho việc dùng cà gai leo để phòng bệnh bạn có thể tham khảo:
Cách dùng cà gai leo tươi
- Cà gai leo tươi sau khi thu hái đem rửa sạch, lọc những cây cỏ dại, tách riêng phần thân và rễ để tiện cho việc rửa bùn đất. Đặc biệt phần bề mặt dưới lá cà gai dây có lớp lông màu trắng nhạt bám bụi, thì chúng ta cần lưu ý để rửa sạch hơn.
- Sau khi được rửa sạch thì cắt lá, thân và rễ thành từng khúc nhỏ. Nếu điều kiện thời tiết tốt, nắng to thì đem phơi đến khi khô. Nếu độ ẩm cao, không có nắng thì đem cà gai leo sao khô trên lửa nhỏ.
- Cà gai leo sau khi sấy hoặc phơi khô thì cần được bảo quản bằng túi ni lông buộc kín và để ở nơi thoáng mát. Trong quá trình sử dụng cần lưu ý tránh ẩm mốc như buộc kín miệng túi sau khi lấy.
- Cách dùng: Dùng cà gai leo nấu với 1 lít nước.Chắt nước dùng rồi uống trong ngày. Nên uống lúc nước còn ấm sẽ ngon hơn, sử dụng cách mỗi bữa ăn 30 phút mang lại hiệu quả tốt hơn.
Cách dùng cà gai leo khô
- Cà gai leo trước khi sử dụng phải đem rửa qua nước sạch
- Đun sôi với 1 lít nước, duy trì thời gian sôi nhỏ lửa trong thời gian 10 – 15 phút. Chắt nước ra uống hàng ngày.
- Với định lượng như trên đem pha như hãm trà bình thường
- Tráng chè: Cho cà gai leo vào ấm, thêm chút nước sôi rồi gạn nước ra.
- Pha trà: Tiếp tục thêm nước sôi, hãm trong thời gian 30 phút trong giành tích giữ ấm (hoặc bình giữ nhiệt)
- Giữ cho nước trong bình luôn nóng để uống dần trong ngày.
Cách dùng cà gai leo dạng cao
Cao cà cây leo là chế phẩm được điều chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể tích nhất định các dịch chiết thu được từ dược liệu. Với thể tích nhỏ, đặc, cao dược liệu thường chứa hàm lượng dược chất lớn. Dạng cao rất phù hợp với những người không có nhiều thời gian như dân văn phòng và còn rất tiện lợi khi sử dụng. Khi dùng, bạn chỉ cần lấy khoảng 3-5g cao (tương đương với 1/6 thìa cà phê) pha với khoảng 30-100ml nước ấm rồi sử dụng được ngay mà không cần phải đun nấu.
Cách dùng cà gai leo phối hợp với các vị thuốc khác
Nói đến bổ gan ta không thể nhắc tới cà gai leo, bên cạnh đó đông y cũng có một số vị thuốc bổ gan như cây xạ đen, giảo cổ lam … kết hợp cùng cà gai leo để tăng hiệu quả trong quá trình điều trị các bệnh về gan. Tham khảo một số bài thuốc kết hợp sau:
Cách dùng cà gai leo với mật nhân và xạ đen
Y học cổ truyền đã ghi nhận tác dụng của cà gai leo đối với bệnh viêm gan B. Lương y Hà Văn Tiêu (chủ tịch hội đông y TP Hà Nội đã có giới thiệu với chúng ta về bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B từ cây cà gai leo)
Các thành phần:
- Cà gai leo 30g
- Cây xạ đen 30g
- Rễ cây mật nhân 10g
- Các vị thuốc trên đem rửa sạch, sắc với 1,5 lít nước hoặc hãm với 1 lít nước uống trong ngày.
Cách dùng cà gai leo với giảo cổ lam
Cà gai leo dùng chung với giảo cổ lam có tác dụng hạ men gan, điều trị gan nhiễm mỡ rất hiệu quả. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ cần dùng nước sắc cà gai leo và giảo cổ lam bạn sẽ đẩy lùi được chứng gan nhiễm mỡ.
Cách dùng:
- Cà gai leo 30g
- Giảo cổ lam 30g
- Hãm với 1 lít nước uống trong ngày. Dùng liên tục 1 tháng, kiểm tra lại sức khỏe bạn sẽ hết hẳn bệnh gan nhiễm mỡ.
Cách dùng cà gai leo với cây an xoa, cây bán chi liên
Cà gai leo kết hợp cây an xoa, cây bán chi liên được sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân mắc xơ gan, xơ gan cổ trướng cách dùng như sau:
- Cà gai leo 30g
- Cây an xoa 30g
- Cây bán chi liên 15g
Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước, sắc cạnh còn 500ml cho bệnh nhân uống thành 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối sau mỗi bữa an. Nếu bệnh nhân ăn uống ít, nên sắc cạnh hơn.
Bệnh nhân xơ gan, kiên trì dùng bài thuốc trên trong thời gian 2 – 3 tháng là có sự chuyển biến tích cực, chức năng gan sẽ dần dần phục hồi.
>> Tham khảo: Cà gai leo giải độc gan
Các câu hỏi về cách dùng cà gai leo
1. Dùng cà gai leo kiêng kỵ những gì?
Để phát huy được hiệu quả tốt nhất từ các công dụng của cây cà gai leo mạng lại, mọi người cần chú ý trong quá trình uống nên tránh:
- Không sử dụng thực phẩm có công
- Bia, rượu, thuốc lá… và các chất kích thích khác
- Thức uống có ga
- Thực phẩm chiên rán
- Thực phẩm có nhiều chất béo
- Đồ ngọt
2. Cà gai leo có ăn được không?
Cà gai leo chỉ để sử dụng như các bài thuốc uống kết hợp chữa bệnh, hoặc được nấu thành nước để uống, chứ không dùng để ăn được.
3. Cà gai leo nên uống tươi hay khô?
Cà gai leo dùng tươi hoặc khô thì đều có tác dụng như nhau. Tùy theo vào mục đích sử dụng và cách chế biến của mỗi người thì dùng loại nào cho phù hợp.
Đối với cà gai leo tươi: thì nấu nước nhanh, đơn giản tuy nhiên lại không để được lâu. Phải cần bảo quản tốt không dễ bị úa hoặc hỏng.
Đối với cà gai leo khô: dùng tiện lợi hơn, có thể đem kết hợp được với nhiều loại vị thuốc nam khác phục vụ cho quá trình điều trị bệnh nhân hiệu quả.
4. Trẻ em uống cà gai leo được không?
Đối với những trẻ em dưới 6 tuổi, do các chức năng hệ tiêu hóa của bé còn quá non yếu chưa có đủ sức đề kháng giống người lớn cho nên việc sử dụng cà gai leo uống điều này sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Tốt nhất, trẻ em dưới 6 tuổi không nên cho uống cà gai leo.
5. Uống cà gai leo có bị yếu sinh lý, vô sinh không?
Uống cà gai leo không bị yếu sinh lý, vô sinh mà còn có tác dụng bổ sinh lý, chống vô sinh.
6. Uống cà gai leo có tác dụng phụ không?
Cà gai leo nếu dùng ở dạng chiết xuất toàn phần thì sẽ không độc hại, không xuất hiện tác dụng phụ. Còn nếu sử dụng cà gai leo khô để chữa bệnh thì người dùng nên tuân thủ theo liều lượng (khoảng 20 – 30g cà gai leo khô sắc với nước uống) để đạt hiệu quả.
7. Uống cà gai leo nhiều có hại không?
Uống cái gì cũng cần đúng, đủ và đều thì sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. Không nên uống nhiều quá, cái gì uống nhiều cũng không tốt.
8. Qủa cà gai leo ăn được không?
Qủa của cây cà gai leo chỉ được sử dụng làm thuốc uống như một loại thuốc nam. Chứ không nên dùng để ăn.
Nhà thuốc Đông Y Phú Vân là địa chỉ tin cậy chuyên cung cấp các loại cây cà gai leo, cây thuốc nam quý hiếm tại Hòa Bình được trực tiếp nhà thuốc thu hái và chế biến đảm bảo uy tín và chất lượng. Giá bán là 150.000 đ/1 KG cây cà gai leo khô. Để được tư vấn cụ thể hơn về cách sử dụng và chữa bệnh, bạn vui lòng liên hệ qua số hotline: 0397.387.114 hoặc 0912.040.918 để được Bác sĩ tư vấn trực tiếp.
>> Tham khảo: Mua cà gai leo ở đâu uy tín
Ý kiến của bạn