Người ta truyền tai nhau lấy con bổ củi về ngâm rượu để bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý. Vậy rượu bổ củi có công dụng cụ thể như nào, cách ngâm cụ thể ra sao?
Rượu bổ củi
Con bổ củi còn có tên khác là con bần bật, có nơi gọi là con bửa củi, con gánh củi hay con bọ củi. Nơi sống và trú ẩn của nó là trong các hốc cây, như cây keo, cây chàm, cây bạch đàn.
Tên bổ củi là do đặc tính đầu ngóc lên hạ xuống liên tiếp trông như hành động bổ củi.
Ngâm rượu con bổ củi dùng hàng ngày là cách mà mọi người hay dùng nhất. Vừa tiện dùng mà rượu là một trong những dung môi tốt để tăng hoạt chất trong con bổ củi.
Rượu bổ củi có màu cánh gián thơm nhẹ.
Tác dụng của con bổ củi – rượu bổ củi trị bệnh gì?
Công dụng của rượu bổ củi được nhắc đến như sau:
- Con bửa củi vị mặn tính bình, vào hai kinh tâm, thận. Tác dụng bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý.
- Chữa đau nhức xương khớp, chữa đau lưng, đau đầu gối.
Cách ngâm rượu bổ củi
Rượu bổ củi thì có 2 cách ngâm, 1 là ngâm để nguyên con bổ củi, hoặc cũng có thể xay nhuyễn rồi ngâm cùng rượu. Một số người mua bổ củi ngâm kèm cùng với các thảo dược khác để tăng cường, bổ trợ tác dụng về sinh lý.
Cụ thể cách ngâm như sau:
Chuẩn bị:
- Khoảng 100 con bổ củi
- 5 lít rượu nếp, sau ba tháng mười ngày mỗi bữa cơm tối uống 1 chén mắt trâu.
- Bình ngâm: nên dùng bình thủy tinh hoặc vại sứ, chum rượu.
Sơ chế:
- Con bổ củi loại bỏ những con chết xong đem rửa qua nước để sạch bụi bẩn. Thường những con chết là con bị đứt đầu hoặc khớp đầu với mình bị mềm.
- Sau khi rửa nước xong để ráo nước, có thể tráng qua rượu và để khô nước.
- Sau khi khô nước đem sao đến khi có mùi thơm và ngả vàng thì được. Sao với ngọn lửa vừa phải để con bổ củi chín đều. Thường sao mất tầm 15 đến 20 phút.
Cách 1: Ngâm rượu nguyên con
Thường thì 100 con ngâm từ 1 đến 2 lít.
Rượu chọn rượu trắng, tầm 40 đến 42 độ rượu.
Thời gian ngâm: 3 tháng 10 ngày tức 100 ngày là dùng được.
Liều lượng: ngày mỗi bữa cơm tối uống 1 chén mắt trâu.
Cách 2: Ngâm rượu với bột xay nhuyễn con bổ củi
Thường với trường hợp ngâm rượu bổ củi say tán bột thì để 50 50 phần con nguyên và say tán bột. Tán bột là chỉ để có thể dùng được sớm hơn. Để nguyên con để bình rượu nhận biết rõ là rượu gì. Cẩn trọng hơn với liều lượng uống mỗi ngày, không giống với rượu bình thường uống vui miệng.
100 con bổ củi rang lên sao vàng thơm, chia đôi, 50 con đem tán bột, 50 con để nguyên. Ngâm cùng 5 lít rượu gạo nếp 10 độ trở lên.
Liều lượng: ngày mỗi bữa cơm tối uống 1 chén mắt trâu.
Cách 3: Ngâm rượu bổ củi kết hợp với vị thuốc khác
Vì bổ củi có tác dụng bổ dương nên khi ngâm để cân bằng âm dương thì một số thầy thuốc có bốc thêm các vị bổ huyết, cảm hàn, phong thất để ngâm cùng.
Các vị thuốc mà con bổ củi có thể kết hợp như:
- Phá cảm hàn, Khử phong thất: Độc hoạt, Thiên niên kiện, Phòng phong,
- Bổ trợ dương khí: Đẳng sâm, Sâm cau.
- Bổ huyết: Xuyên khung
- Một số vị khác: Kê huyết đằng, Đan sâm, Bạch linh
Ngoài ra cũng có nơi người ta ngâm kết hợp với các loài khác cũng có công dụng tương tự để bổ trợ tăng cường công dụng của con bổ củi như: Mối chúa, Tắc kè, Kỳ đà…
Tuy nhiên những kết hợp này rất cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ đông y có kinh nghiệm. Không nên tự ý kết hợp gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm: Giá bán con bổ củi tại Đông y Phú Vân
Trên là thông tin chi tiết về rượu bổ củi công dụng cũng như cách ngâm rượu chi tiết. Hi vọng bạn có thêm cái nhìn rõ hơn về loài côn trùng không mới mà lạ này. Mọi thắc mắc xin liên hệ nhà thuốc Đông Y Phú Vân để giải đáp.
Ý kiến của bạn