Từ xưa Ngự dược Minh Mạng đã được gọi với tên là “Nhất dạ ngũ giao”. Cụ thể cái tên này là như nào, do đâu mà có. Trong dân gian tương truyền bằng những câu liên quan đến toa thuốc này như sau: Nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử, hay Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử. Ngoài ra một số tài liệu còn ghi Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử. Vậy thực hư như nào?
Mục lục
Tản mạn về vua Minh Mạng
Tổng hợp những thông tin ghi chép về vua Minh Mạng để rõ hơn về thực hư của toa thuốc.
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, tương truyền một số lương y hiện nay ở Huế có nghe các vị ngự y tiền bối kể lại rằng Vua Minh Mạng đã xài phí sức lực vào việc giới tính từ rất sớm, ngay từ thời còn là hoàng tử. Một thời gian trước khi lên ngôi (năm 1820, vua 29 tuổi), ông đã rất yếu về đường sinh dục. Cho nên sau khi đăng quang, vua đã ra lệnh cho các quan ngự y phải cố gắng giúp mình lấy lại sức khỏe.
Do đó, các ngự y đã “đối chứng lập phương” làm ra thang thuốc bổ ngâm rượu để nhà vua dùng hằng ngày và thang thuốc này rất hiệu nghiệm. Các bài thuốc đó, ngày nay còn lưu truyền với tên gọi “Minh Mạng thang” gồm 20 bài (có tài liệu ghi 24 bài).
Trong đó, hai bài nổi tiếng nhất, được các thầy thuốc dùng chữa bệnh nhiều nhất hiện nay là “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” (một đêm quan hệ 6 lần, sinh 5 con trai) và “nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử” (một đêm quan hệ 5 lần, sinh 4 con trai).
Theo cuốn Kể Chuyện Các Vua Nguyễn– Tôn Thất Bình biên soạn- NXB Văn hóa Thông tin có ghi:
Bình nhật, khi nghỉ ngơi, vua có 5 bà vợ hầu hạ: Một bà vấn thuốc têm trầu, một bà quạt, một bà đấm bóp, một bà ru và một bà để sai vặt.
Mỗi đêm, vua cho thái giám gọi 5 bà vào hầu. Mỗi bà một canh. Hết 5 canh thì danh sách các bà được chuyển giao cho Tôn Nhơn phủ giữ để tiện theo dõi việc khai hoa nở nhụy của các bà sau này.
Con số này một phần nào ngụ ý nói đến số lượng mà câu văn đề cập đến. Tuy nhiên việc ghi chép này đúng sai ở mức tương đối.
Theo sách Nguyễn Phúc tộc thế phả (NXB Thuận Hóa, 1995), nhà vua chính thức có 43 phi, tần. Sử sách không ghi rõ Vua Minh Mạng có bao nhiêu cung nữ. Tuy vậy Bộ Minh Mạng chính yếu của Quốc sử quán triều Nguyễn chỉ tiết lộ:
Vào tháng giêng năm Minh Mạng thứ sáu (tháng 2.1825) trong kinh kỳ ít mưa, nhà vua thấy hạn làm lo, chỉ dụ cho quan Thượng Bảo khanh là ông Hoàng Quýnh rằng: “Hai, ba năm trở lại đây, hạn hán liên tiếp. Trẫm nghĩ xem vì đâu mà thế, nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, có lẽ trong thâm cung, cung nữ nhiều nên âm khí uất tắc mà nên vậy ư? Nay bớt đi, cho ra một trăm người, ngõ hầu có thể trừ thiên tai vậy”.
Con số bớt đi mà đã tới 100 cung nữ, vậy số còn lại trong cung cũng không thể ít hơn.
Và có thể nói hiệu nghiệm cụ thể rõ nhất là về mặt sinh lý, sử sách đã ghi chép lại Minh mạng có tới 142 người con. Bên cạnh toa thuốc cũng có hiệu nghiệm về mặt tinh thần, trí tuệ. Minh chứng là Minh mạng có không ít những đóng góp cho triều Nguyễn thời đó.
Về sau, vua Thiệu Trị, người con trai trưởng, đã rất tự hào về khả năng to lớn đó của vua cha và đã viết ở trong bài văn bia ở lăng Minh Mạng rằng:
“Bách tứ thập nhị, giáo dĩ nghĩa phương”
(Tức có 142 người con đều được dạy về đạo nghĩa).
Thêm một cứ liệu nữa, tác giả Phạm Khắc Hòe – Ngự tiền Văn phòng Đổng lý thời Vua Bảo Đại chép trong sách Kể chuyện vua quan triều Nguyễn (NXB Thuận Hóa xuất bản năm 1990) có nhắc chính Vua Minh Mạng đã từng có thơ nhắc đến việc Nhất dạ lục giao tam hữu dựng (một đêm 6 lần giao hợp, 3 lần có con).
Từ câu thơ này mà nhiều người cho rằng chính những bài thuốc lưu truyền trong dân gian với tên gọi như: Nhất dạ lục giao, Nhất dạ ngũ giao, Lục giao tam dựng, Ngũ giao tam dựng… là toa thuốc của Vua Minh Mạng dùng.
Thành phần của Nhất dạ ngũ giao
Toa thuốc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử bản lưu của gia đình quan Ngự y Phạm Đạt, ảnh chụp từ tài liệu của lương y Phan Tấn Tô
Về thành phần thuốc thì mỗi nơi ghi chép một số liệu khác nhau. Do việc sao chép công thức thuốc của vua chúa quan lại trong triều là điều cấm kị. Tuy nhiên vì độ hiệu nghiêm của bài thuốc nên thông tin được rò rỉ ra ngoài bằng hình thức chép tay bí mật. Hai bài thuốc nhắc trên được lưu lạc chép tay rò rỉ dưới hình thức trốn “phạm thượng” mang về để dùng, rồi sau đó lan truyền trong dân gian như sau.
‣Nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử
Toa này cũng có người nói là “Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử“. Có thể do nói quá lên để đề cao công dụng cũng như thành quả mà ngự y tiến dâng vua mà ra.
Thành phần như sau:
1-Nhục thung dung 12g | 11- Xuyên khung 12g | ||
2- Táo nhân 8g | 12- Xuyêntục đoạn 8g | ||
3- Xuyên Qui 20g | 13- Xuyên Đỗ trọng 8g | ||
4- Cốt toái bổ 8g | 14- Quảng bì 8g | ||
5- Cam cúc hoa 12g | 15- Cam Kỷ tử 20g | ||
6- Xuyên ngưu tất 8g | 16- Đảng sâm 10g | ||
7- Nhị Hồng sâm 20g | 17- Thục địa 20g | ||
8- Chích kỳ 8g | 18 – Đan sâm 12 g | ||
9- Sanh địa 12g | 19- Đại táo 10 quả | ||
10 -Thạch hộc 12g | 20- Đường phèn 300 g |
Cách dùng:
- Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm.
- Đến ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều.
- Đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng.
- Ngày 3 lần sáng, trưa , tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.
‣Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử
Cũng lấy từ các bản chép tay lưu truyền ngầm trong các quan lại mà có những thành phần thuốc như sau:
Thành phần:
1-Thục địa 40g | 13- Tần giao 8g | ||
2- Đào nhân 20g | 14-Tục đoạn 8g | ||
3-Sa sâm 20g | 15- Mộc qua 8g | ||
4- Bạch truật 12g | 16- Kỷ tử 20g | ||
5 Vân qui 12g | 17-Thường truật 8g | ||
6- Phòng phong 12g | 18-Độc hoạt 8g | ||
7- Bạch thược 12g | 19- Đỗ trọng 8g | ||
8- Trần bì 12g | 20- Đại hồi 4g | ||
9-Xuyên khung 12g | 21- Nhục quế 4g | ||
10- Cam thảo 12g | 22- Cát tâm sâm 20g | ||
11- Thục linh 12g | 23- Cúc hoa 12g | ||
12- Nhục thung dung 12g | 24- Đại táo 10 quả |
Cách dùng:
- 24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày.
- Lấy 150 g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều.
- Đến ngày thứ 10 đem dùng dần.
- Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa, chiều trước bữa ăn.
- Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon- một tháng sau dùng tiếp.
Công dụng của hai bài rượu thuốc Minh Mạng
Theo ghi chép lại thì cả hai bài trên có ghi cùng tác dụng
- Đại bổ thận,
- Bồi bổ thần kinh,
- Gia tăng khí huyết,
- Tăng cường sinh lực,
- Mạnh gân cốt,
- Bán thân bất toại,
- Dương sự kém,
- Tăng tuổi thọ.
↪ Xem để rõ hơn: Tác dụng của minh mạng thang như nào?
Thực hư về thành phần thuốc
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, từ trước năm 1975, trên một số báo chí, sách đông y và y học dân tộc ở miền Nam đã xuất hiện các công bố về toa thuốc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử. Nhật báo Sống (Sài Gòn) số ra ngày 27.4.1968 đã đăng một toa thuốc Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử với 25 vị thuốc bắc. Và còn nhiều nguồn thông tin khác nữa xoay quanh thành phần của thang thuốc Minh Mạng thang.
Theo nhiều nhà nghiên cứu Đông y, toa thuốc này có nguồn gốc từ bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang (tác giả Tôn Tư Mạo – Danh y đời Đường Trung Quốc), Quy Tỳ Thang (của Nghiêm Dụng Hòa – Danh y đời Tống Trung Quốc) và các bài thuốc lục giao tam dụng.
Vấn đề đặt ra ở đây không phải là nghiên cứu xem bài thuốc nào chính là bài Minh Mạng thang, điều quan trọng là chúng ta cần tìm hiểu logic chung của các bài thuốc để trên cơ sở đó không phủ nhận chúng và có thể thay thế các vị thuốc và liều lượng tùy theo hoàn cảnh môi trường, điều kiện sinh hoạt mà vẫn không làm mất đi ý nghĩa tác dụng ban đầu của bài thuốc mà vua Nguyễn đã dùng.
↪ Xem thêm: Toa thuốc Minh Mạng thang gia giảm bởi bác sĩ Phú gia giảm để phù hợp hơn với thể trạng người chúng ta hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
- Tôn Thất Bình, Kể Chuyện Các Vua Nguyễn. NXB Văn hóa Thông Tin.
- Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, 1995. Nguyễn Phúc tộc thế phả. NXB Thuận Hóa.
- Phạm Khắc Hòe, 1990. Kể chuyện vua quan triều Nguyễn. NXB Thuận Hóa.
- Tường Minh, 2013. Sự thật về bài thuốc giúp quý ông một đêm quan hệ… 6 lần và sinh 5 con trai. <https://laodong.vn/archived/su-that-ve-bai-thuoc-giup-quy-ong-mot-dem-quan-he-6-lan-va-sinh-5-con-trai-676620.ldo>
Ý kiến của bạn