Ngự dược Minh Mạng hay còn gọi là Minh Mạng thang, được biết đến với công dụng tăng cường sinh lực. Thực hư của toa thuốc này còn là dấu hỏi với nhiều người. Vậy cụ thể toa thuốc này ngọn nguồn như nào mà lừng danh thế. Hãy đọc thông tin bài viết để rõ hơn.
Vua Minh Mạng
Vua Minh Mạng
Mục lục
Trước hết hãy nhắc tới vua Minh Mạng. Minh Mang hay Minh Mệnh là vị vua thứ hai của Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. Tuy có một số chính sách sai lầm hoặc hạn chế, Minh Mạng vẫn là vị vua có thành tích tốt nhất của triều Nguyễn.
Minh Mạng là người đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam, và Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
Thuốc Minh Mạng thang
Gắn liền với vua Minh Mạng là ngự dược Minh Mạng, hay còn gọi là Minh Mạng thang. Đây là thang thuốc được các ngự y trong triều kê riêng cho vua Minh Mạng. Về công thức thuốc vẫn là câu hỏi chưa tài liệu nào dám khẳng định rõ. Theo nguyên tắc của triều đình, toa thuốc bổ ấy chỉ dành riêng cho vua Minh Mạng dùng mà thôi, không ai được phép bắt chước sử dụng. Nhưng, vì công hiệu rõ ràng và kết quả tốt đẹp của nó, các quan lớn trong triều đã “phạm thượng” một cách bí mật bằng cách sao chép toa thuốc đem về dùng ở nhà, rồi sau đó lan truyền dần ra trong dân gian.
Minh Mạng thang là gì?
Ngay từ thời Minh Mạng, toa thuốc đã được đặt tên là “Nhất dạ ngũ giao” (Nghĩa là một đêm năm lần gặp), gọi tắt từ một câu thơ tương truyền là nói về hoạt động sinh lý của vua Minh mạng:
- Nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử.
- Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử.
(Ngoài ra còn có câu: Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử).
Minh Mạng thang là toa thuốc được các ngự y kê riêng cho vu Minh Mạng để tăng cường thể lực. Minh Mạng thang thường được nhiều người nhắc đến, nói chủ yếu là về rượu Minh Mạng hoặc các vị để ngâm rượu uống nhằm “cường dương bổ thận”.
Minh Mạng thang gồm những vị gì?
Trong mấy chục năm gần đây, vì nhu cầu phục vụ sức khỏe cho mọi người, một số sách báo Đông y và Y học Dân tộc ở miền Nam, nhất là tại Sài gòn, đã đăng tải toa thuốc đó bằng chữ quốc ngữ với các dị bản khác nhau. Toa này toa kia có thay đổi vài ba vị thuốc. Số lượng vị thuốc cũng không bằng nhau: Có toa gồm 22 vị, có toa lên đến 25 vị.
Dưới đây xin chọn toa thuốc bổ của vua Minh Mạng được chép theo sách “Những phương thuốc bổ và trường xuân trong Y học cổ truyền Đông phương” của lương y Lê Văn Sơn, xuất bản tại tỉnh Sông Bé vào năm 1987:
Thành phần các vị thuốc Minh Mạng thang
1.Sa Sâm: | 5 chỉ | 2.Cẩu kỷ tư: | 2 – | ||
3.Bạch truật: | 3 – | 4.Đào nhân: | 5 – | ||
5.Đương qui: | 3 – | 6.Mộc qua: | 2 – | ||
7.Thục địa: | 5 – | 8.Tục đoạn: | 2 – | ||
9.Phòng phong: | 3 – | 10.Nhục quế: | 1 – | ||
11.Tần giao: | 2 – | 12.Độc hoạt: | 2 – | ||
13.Bạch thược: | 3 – | 14.Trần bì: | 3 – | ||
15.Khương hoạt: | 2 – | 16.Phục linh: | 3 – | ||
17.Đại hồi: | 2 – | 18.Cam thảo: | 3 – | ||
19.Đại táo: | 2 – | 20.Xuyên khung: | 3 – | ||
21.Đỗ trọng: | 2 – | 22.Thương truật: | 2 – |
Theo toa thuốc “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” đăng ở Nhật báo Sống tại Sài gòn số ra ngày 27.4.1968, thì ngoài 22 vị thuốc kể trên, toa thuốc Minh Mạng còn có thêm 3 vị khác nữa:
1. Cao hổ cốt: | 1 chỉ | ||
2. Cao ly tử: | 3 – | ||
3. Hồng cúc: | 2 – |
Ở cuối toa thuốc, tài liệu này lưu ý rằng người có máu nóng nên bỏ bớt 2 vị Đại hồi và Nhục quế; còn người có máu lạnh thì thêm vị Ngưu tất, 3 chỉ.
Một trong những bản chép tay thành phần thuốc Minh Mạng thang được lưu truyền
Thế tuy vậy trên thị thượng ta vẫn nghe thấy các bản sao của thang thuốc quý này dưới nhiều bản với số lượng các vị không giống nhau như:
- Minh mạng thang 33 vị
- Minh mạng thang 35 vị
Điều này có là thực tế đơn thuốc này là không được tiết lộ như nói ở trên, việc ghi chép tay thất thoát ra ngoài rồi truyền nhau có sai khác cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên đựa vào nguyên tắc Đông y mà các nhà thuốc có thể kê gia giảm để phù hợp hơn so với nhu cầu sử dụng thực tế. Tuy nhiên cần phải biết và tuân thủ kĩ nguyên tắc của thuốc Đông y.
Tác dụng của minh mạng thang
Tác dụng của thang thuốc này như nào? Chúng ta hãy xem chính tình trạng sức khỏe vua Minh mạng dùng như nào mà rút ra.
Tác dụng về mặt sinh lý
Cái hiệu nghiệm đầu tiên rất cụ thể là về mặt sinh lý. Trong đời mình, nhà vua đã sinh được 78 người con trai và 64 người con gái như đã nói ở trên. Về sau, vua Thiệu Trị, người con trai trưởng, đã rất tự hào về khả năng to lớn đó của vua cha và đã viết ở trong bài văn bia ở lăng Minh Mạng rằng: “Bách tứ thập nhị, giáo dĩ nghĩa phương” (có 142 người con đều được dạy về đạo nghĩa).
Tác dụng về mặt tinh thần, trí tuệ
Cái hiệu nghiệm thứ hai là về mặt tinh thần, trí tuệ. Lịch sử cho thấy trong ngót 20 năm trị vì (1820-1840), vua Minh Mạng đã làm việc rất nhiều và đã mang lại nhiều thành quả tốt đẹp cho đất nước về nhiều phương diện: hành chánh, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v… Có thể nói thời Minh Mạng là đỉnh cao của triều Nguyễn. Làm thành công được nhiều như thế là nhờ có tâm trí sáng suốt. Có lẽ phương thuốc Ngự y mà vua Minh Mạng dùng hàng ngày đã đóng góp hỗ trợ không nhiều thì ít vào trong các hoạt động tâm trí, các tư duy chính trị thường nhật của nhà vua.
Rượu Minh Mạng thang
Ngự Tửu Minh Mạng là một trong ba loại ngự tửu được Hoàng Đế Minh Mạng dùng trong công thức “Bán dạ tam bôi tửu” gồm: Rượu khai vị, rượu tăng cường sinh lực và rượu để Nhà vua dùng 1 giờ trước khi gặp các bà Hậu và bà Phi. Ngự tửu Minh Mạng chính là loại rượu thứ ba trong công thức kinh điển nói trên.
Theo nguyên văn tài liệu cổ để lại mà Ông Bảo Hiền còn lưu giữ, thành phần rượu Minh Mạng Thang gồm có 18 vị thuốc quý: Đại Nguyên Thục Địa, Bắc Đỗ Trọng, Nhị Hồng Sâm, Cam Kỷ Tử, Ba Kích Thiên, Chánh Bắc Kỳ, Tây Quy Đầu, Bạch Cục Ba, Tây Nguyên Nhục, Hắc Táo Nhơn, Viễn Chí Nhục, Đại Hoàn Tinh, Dâm Dương Hoắc, Nhục Thung Dung, Bắc Cam Thảo, Xa Tiền Tử, Xà Sàng Tử và Đại Táo. Mỗi vị thuốc được sử dụng từ 3 đến 4 chỉ (chỉ = 3,78 g), tùy loại.
Cách ngâm rượu Minh mạng thang
Toàn bộ công thức được ngâm trong rượu trắng tốt. Rượu ngâm thuốc thường phải có nồng độ hơn 40-45 độ để các dược liệu tiết ra hết chất. Dùng bình sành hoặc chum sứ để ngâm là tốt nhất và rất tiện cho việc hạ thổ. Không bạn có thể lựa chọn bình thủy tinh để ngâm.
Hạ thổ 100 ngày mới được đem lên sử dụng. Với rượu minh mạng thang bạn nên hạ thổ 3 tháng 10 ngày( đem bình rượu chôn dưới đất sâu), sau thời gian đó bạn đào lên và dùng luôn được.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu “Nguồn gốc bài thuốc Minh Mạng Thang và đề xuất các bài thuốc phù hợp trong sản xuất rượu Minh Mạng” được nghiệm thu năm 1998 cũng đã chứng minh được những tác dụng nhất định của Ngự Tửu “Minh Mạng Thang” trong chủ trị chứng thận dương suy, khí huyết tinh hư tổn, liệt dương, yếu sinh lý, cơ thể suy nhược.
☛ Xem chi tiết: Bài thuốc ngâm rượu cường dương Minh Mạng thang
Giá thuốc Minh Mạng thang
Minh mạng thang có bán tại Đông y Phú Vân là Minh mạng thang gia giảm. Dựa vào các thành phần của bản gốc Minh mạng thang, nhà thuốc thêm bớt gia giảm thành đơn thuốc phù hợp với người dùng trên quy tắc Đông y kết hợp.
Giá bán Minh mạng thang tại nhà thuốc Đông y Phú Vân là 600.000đ/ thang.
☛ Mua tại: Giá thang thuốc Minh Mạng Thang
Tài liệu tham khảo:
-
Wikipedia. Gia đình Minh Mạng. <https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_%C4%91%C3%ACnh_Minh_M%E1%BA%A1ng>
-
Phan Thuận An, 2018. Toa thuốc bổ “Nhất dạ ngũ giao” của vua Minh Mạng. <http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p2/c15/n27107/Toa-thuoc-bo-Nhat-da-ngu-giao-cua-vua-Minh-Mang.html>
Mạnh đã bình luận
Tìm mua thuốc mà lại đọc luôn về vị vua huyền thoại !
Đông Y Phú Vân đã bình luận
Cảm ơn bạn đã đọc tin.