Cây tam thất bắc từ lâu đã được biết đến là loại cây thảo dược có nhiều lợi ích và giá trị đối với người dùng. Chính vì vậy, ngoài việc khai thác từ những nguồn có sẵn thì nhiều hộ gia đình hoặc doanh nghiệp đã tự nhân giống trồng và phát triển loại dược liệu này ngay tại trên mảnh đất của mình. Vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tam thất này như thế nào, chúng ta cùng tham khảo chi tiết hơn trong bài viết dưới đây:
Mục lục
1. Đặc điểm sinh trưởng của cây tam thất bắc
Tam thất bắc là dạng cây thân thảo, chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở các vùng núi cao hoặc có độ dốc nhẹ, quanh năm mát lạnh nhiệt độ trong điều kiện là từ dưới 25 độ C. Cây thường được phát triển ở dưới những bụi rậm, tán lá cây lớn hoặc các nhà có mái che sẽ phù hợp và phát triển mạnh hơn.
Ngoài những yếu tố trên thì điều kiện ánh sáng phù hợp trồng cây thảo dược này là độ chiếu sáng không quá 30%, độ che phủ là 70%.
2. Quy trình trồng và chăm sóc
➤ Chọn giống
Như chúng ta đã biết, bước đầu tiên khi trồng cây tam thất đó là phần chọn giống. Đối với bất kỳ loại cây ươm trồng nào cũng vậy, việc lựa chọn giống ban đầu cũng rất quan trọng. Vì nó quyết định đến sự phát sự phát triển và hoa trái của cây con.
Đối với cây tam thất hiện nay người trồng có 2 cách nhân giống chính đó là: nhân giống trực tiếp bằng cây con, hai là nhân giống bằng hạt (hạt được lấy từ quả tam thất sau khi đã chín và già).
Một số lưu ý trong quá trình nhân giống cây tam thất non như sau:
Hạt chọn làm nhân giống phải đảm bảo độ chắc, mẩy không bị sâu mọt. Vì những hạt này sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao và sinh trưởng cũng tốt hơn.
Nhân giống từ cây bố mẹ nên có tuổi đời từ 4 năm tuổi trở lên. Tại vì tam thất thường trồng khoảng 3 năm thì mới bắt đầu ra hoa. Sang năm thứ 4 mới đạt đến độ chất lượng, đảm bảo được cây phát triển tốt và cho năng suất cao.
➤ Cách trồng
Sau khi chọn được cách nhân giống cây tam thất con để trồng, thì bước tiếp theo chúng ta tiến hành xử lý phần đất trồng.
Đối với phần đất để dự định trồng cây: chúng ta phải cày cuốc nhiều lần lại để cho đất được tơi xốp. Sau khi cày cuốc xong, phơi đất từ 2 – 3 ngày cho đất được thông thoáng và trong lúc này có thể phun luôn thuốc diệt cỏ và sâu bệnh hại cây để tránh ảnh hưởng đến cây trồng sau này.
Tùy vào diện tích đất vườn của từng hộ gia đình chúng ta có thể để 1 luống hoặc chi thành nhiều luống khác nhau miễn sao đất phải có chỗ thoát nước chống ngập úng cây non sẽ dễ bị chết hơn.
Cách chia luống cao từ 30 – 50cm, chiều rộng từ 1,2 – 1,5m, khoảng cách giữa các luống để cách nhau là 50cm.
Bên trên nên có phần mái che hoặc không thì dùng màng lưới đen chuyên dụng để đảm bảo nhiệt độ ánh sáng không quá 30% cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Đối với cách nhân giống bằng hạt thì chúng ta có thể làm bầu đất để ươm hạt vào trong đó, khi hạt đã nảy mầm và được 3 -4 lá con thì đem ra ngoài luống trồng bình thường. Còn trong trường hợp nếu chúng ta không làm bầu đất thì chúng ta đánh luống bên ngoài và gieo hạt trực tiếp ở trên luống. Tuy nhiên mọi người lưu ý với cách nhân giống này thì nên phủ ít trấu hoặc các thảm mục lá khô hay một ít rơm lên trên diện tích phần hạt vừa gieo xuống để tạo đổ ẩm cho hạt nảy mầm cao hơn.
➤ Cách chăm sóc
Tam thất là loại cây trồng ưa ẩm, ưa ánh sáng dịu. Do đó người trồng nên trồng dưới tán rừng hoặc làm giàn che cho phù hợp.
Ngoài ra, tùy thuộc vào độ ẩm của đất, mà người trồng nên chủ động tưới thêm nước cho phù hợp. Tránh hiện tượng đất bị quá khô hoặc đất bị quá úng vì điều này đều không tốt cho sự phát triển của cây non.
Ngoài kỹ thuật chăm sóc liên quan đến ánh sáng và độ ẩm cho cây trồng thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp cây có thể phát triển và củ có đạt chất lượng tốt không. Người trồng nên sử dụng các loại phân ủ để bón vào gần phần gốc cây theo các định kỳ để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây. Đồng thời, trong giai đoạn cây còn nhỏ từ 2 – 3 tháng tuổi, người trồng cũng cần kết hợp tưới phân, lân hòa tan với nước để tưới trực tiếp cho cây giúp cây phát triển tốt.
Mặc dù cây tam thất là một trong những loại dược liệu khá ít gặp sâu bệnh gây hại. Tuy nhiên, người trồng vẫn cần theo dõi cây thường xuyên. Chủ động nhặt cỏ xung quanh giúp gốc cây được thông thoáng, tách bỏ các phần lá thối hoặc sâu bệnh để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
➤ Thu hoạch
Như chúng ta đã biết, cây tam thất là một trong những loại thảo dược đem lại giá trị lợi ích rất cao cho còn người cả về giá trị kinh tế và giá trị sức khỏe. Chính vì vậy đây là loại thảo dược được rất nhiều người săn đón và ưa chuộng.
Tuy nhiên cũng một phần là do loại cây này khá khó trồng và thời gian thu hoạch cũng rất lâu cho nên nó đã quý trở nên càng quý hơn.
Bình thường, người trồng phải mất từ 5 – 7 năm thì mới được thu hoạch cây. Và phải mất từ 3 – 4 năm mới cho thu hoạch nụ và hoa tam thất. Như vậy, trồng cây tam thất là cả một công trình lâu dài và kiên trì đối với người trồng thì mới thu về được kết quả.
Chính vì những điều này, mà chúng ta những người sử dụng càng phải trân trọng và giữ gìn loại thảo dược này đã đem lại nhiều giá trị và lợi ích cho chúng ta.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cây dược liệu tam thất bắc. Hy vọng với những thông tin trên giúp ích được cho mọi người. Ngoài ra để được tư vấn hoặc mua cây tam thất bắc, nụ hoa tam thất bắc, vui lòng liên hệ tới nhà thuốc Đông Y Phú Vân để được tư vấn chi tiết. Đông Y Phú Vân tự hào là một trong những địa chỉ tin cậy của mọi gia đình và bệnh nhân trên khắp cả nước đến tư vấn và bốc thuốc chữa bệnh.
Để được tư vấn bốc thuốc chữa bệnh hoặc mua tam thất bắc chuẩn của nhà thuốc, khách hàng vui lòng gọi đến số Hotline: 0912.040.918/ 0397.387.114 gặp bác sĩ Vũ Công Phú tư vấn trực tiếp!
Ý kiến của bạn