Cây cà gai leo là một cây thuốc nam có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Vậy làm thế nào để nhận biết được cà gai leo mà không nhầm lẫn với loại cà khác? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Mục lục
Cây cà gai leo là cây gì?
Cây cà gai leo (Solanum procumbens) còn có tên gọi khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà hải nam, cà quạnh, quánh, gai cườm. Cây là loài thực vật thuộc họ Cà (Solanaceae)
Mô tả thực vật: Cà gai leo mọc cao từ 1 – 2 mét, phân ra nhiều nhánh nhỏ, cây đến tuổi trưởng thành phát triển thêm các lông phân nhánh, thân và cành của cà gai leo có hình trụ có màu xanh nhạt, nâu xám hoặc vàng nâu mọc thêm nhiều gai uốn ngược có độ dài từ 2 – 4mm
Lá cà gai leo thuôn dài hoặc hình trứng ở trên các cành còn với lá ở dưới thân gốc có hình rìu hoặc hơi tròn, mặt trên sẫm, mặt dưới có nhiều lông tơ màu trắng, có gai ở gân chính, thể hiện rõ rất ở mặt trên của lá
Cây cà gai leo thường ra hoa vào khoảng từ tháng 04 – 09. Hoa nhỏ, chúng thường mọc ở nách lá có màu trắng hoặc tím nhạt. Sau đó tạo quả từ tháng 09 – 12, quả có màu đỏ, mọng bóng, đường kính từ 7 – 9mm, hạt bên trong có màu vàng nhạt, hình ovan hoặc hình elip có kích thước 3x2mm
Phân bố: Cà gai leo là cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt, chịu ngập úng kém, có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất phù sa, đất pha cát, đất ba gian.
Là loại cây mọc hoang ở khu vực ven rừng, địa hình có độ cao dưới 300m, đây là loại thực vật bản địa sinh trưởng chủ yếu ở các nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, cây phân bổ khắp các khu vực nhưng có thể dễ tìm thấy nhất ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Cây cà gai leo là cây mọc hoang từ miền Bắc đến miền Nam. Do vậy, hình ảnh của cây cà gai leo rất dễ bị nhầm lẫn với cây cà dại. Cà dại là loại cây ít có giá trị về hỗ trợ điều trị bệnh mà chúng có chứa độc tố.
Bộ phận dùng: Rễ, cành lá, quả. Cành, lá và rễ của cây có thể được thu hái quanh năm phục vụ cho việc làm dược liệu nấu cao khô, cao nước, cao bột, cốm vị thuốc.
Cây sau khi được thu hái sẽ được sơ chế bằng việc rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc uống
Hình ảnh cây cà gai leo
Cây và lá
Cà gai leo là loại cây leo nhỏ có chiều cao khoảng 1m. Thân hóa gỗ ở gốc cây, cành non tỏa rộng, phân cành nhiều, cành phủ nhiều lông tơ màu trắng hình sao, có nhiều gai cong màu vàng.
Lá cây hình bầu dục mọc so le, gốc tròn đầu tù. Phiến lá nông, khoảng cách giữa các phiến lá không đều. Bề mặt trên của lá có màu xanh sẫm, bề mặt dưới nhạt hơn và phủ lớp lông tơ màu trắng. Hai mặt lá đều có gai, trong đó số lượng gai ở mặt trên thường nhiều hơn mặt dưới, cuống lá cũng có gai.
Hoa
Cây cà gai leo thường ra hoa vào khoảng từ tháng 04 – 09. Hoa nhỏ, chúng thường mọc ở nách lá có màu trắng hoặc tím nhạt.
Người ta dựa vào đặc điểm hoa để phân loại cà gai leo:
- Cà gai leo loại hoa trắng với dây nhỏ hơn, chúng thường được dùng để điều chế thành thuốc.
- Cà gai leo loại hoa tím với dây lớn hơn, chúng không phổ biến bằng cà gai leo loại hoa trắng và ít được sử dụng hơn. Ở một số tỉnh họ trồng loại này để làm hàng rào.
Quả
Quả mọng căng bóng, hình cầu, có màu đỏ khi chín. Đây là đặc điểm khá là quan trọng để nhận dạng cây cà gai leo bởi vì các cây cà dại thường có quả lớn hơn.
Cây cà gai leo khô
Sử dụng cà gai leo thường dùng rễ, thân và lá cây để phơi, sao khô. Cà gai leo khô đạt chát lượng có màu nâu sẫm, không có sạn, không bị ẩm mốc, mùi thơm nhẹ. Rễ cây cà gai leo khô có màu nâu nhạt, có củ. Thân cây khô nhỏ, giòn, dễ gãy, có gai
Nguyên liệu cà gai leo nếu không được sơ chế, bảo quản đúng kĩ thuật nên dễ bị ẩm mốc, không đủ đảm bảo dược chất. Có thể gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe người dùng.
Phân biệt cây cà gai leo với các cây cà khác
Cây cà gai leo dễ nhầm lẫn với các loại cây cà khác. Ví dụ như cà dại hoa trắng, cà độc dược,… Nếu như không phân biệt được mà sử dụng thì sẽ dẫn đến hậu quả chữa bệnh giảm, thậm chí có thể bị ngộ độc nếu sử dụng phải loại cây có độc
Cây cà dại
Nguyên nhân do cây cà gai leo với cây cà dại có hình dáng tương đối giống nhau nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Để phân biệt 2 loại cây này bạn cần lưu ý những đặc điểm về thân, lá và quả của cây:
- Cây cà dại thì thân cây mọc thẳng đứng, thường cao từ 2-3m
- Lá cây cà dại rộng 5-10cm to hơn so với cây cà gai leo
- Quả cây cà dại có màu vàng, mặt nhẵn, có đường kính lớn từ 10-15mm trong khi đó cà gai leo chỉ từ 5-7mm.
Cây cà độc được
Ngoài cây cà dại ra thì cây cà gai leo còn hay bị nhầm lẫn với cây cà độc dược, sau đây là một số nhận biết giúp chúng ta tránh nhầm lẫn
- Cà độc dược là thân cây thảo cao tầm 2m
- Phần thân và cành non có màu xanh đục hoặc màu tím, có lông tương tự như cà gai leo
- Lá mọc so le hình trứng
- Hoa của chúng to giống như hoa rau muống, quả nhỏ tròn và có gai nhọn
- Cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc
Cây cà độc dược có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi ta sử dụng chúng. Khi ăn phải chúng sẽ có triệu chứng ngộ độc, bệnh nhân thường có các dấu hiệu như co giãn đồng tử, mắt mờ, tim đập nhanh, miệng, cổ khô hoặc có thể nặng hơn là ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương gây tử vong. Vì vậy, các bạn phải thật cẩn thận để tránh gây ra những hậu quả không lường trước được.
Công dụng của cây cà gai leo
Cà gai leo loại hoa trắng có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời được lưu truyền trong nhiều sách y học cổ truyền
- Hạ men gan, hỗ trợ điều trị bệnh gout.
- Đánh tan mỡ trong gan, trong máu, trong mạch máu.
- Giải độc gan, đẩy các chất độc có trong thực phẩm bẩn ra ngoài cơ thể.
- Giải rượu, bảo vệ lá gan, chống sa, phục hồi cơ thể nhanh sau khi say rượu.
- Là phương án tốt nhất để chữa bệnh viêm gan virus B. Khích thích cơ thể sinh kháng thể chống lại virus.
- Làm chậm quá trình xơ hóa, tái tạo lại các tế bào gan
Ngoài những công dụng trên, cà gai leo còn biết đến với công dụng trị phong thấp, đau nhức xương khớp, trị rắn cắn, cầm máu. Cà gai leo chữa cảm cúm, viêm họng, tiêu đờm, trừ ho, viêm xoang dị ứng. Tương trợ giúp trị bệnh viêm vòm họng virus.
Một số lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo
Mặc dù cà gai leo có khá nhiều công dụng hữu ích. Tuy nhiên nếu người dùng không biết cách sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, không đúng bệnh thì những tác dụng phụ là vô cùng lớn.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm vững trước khi sử dụng cây cà gai leo:
- Ta chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ, phù hợp cho việc điều trị bệnh.
- Cần cẩn trọng trong việc sử dụng khi người phụ nữ đang mang thai, nếu muốn sử dụng phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước.
- Không nên cho trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng vì lúc này hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, cơ thể còn yếu, gan vẫn chưa hoàn thiện để hoàn thành các chức năng của mình.
- Phụ nữ trong thời kỳ đang cho con bú cũng không nên sử dụng, bởi vì có thể ảnh hưởng đến tuyến sữa, ảnh hưởng đến dưỡng chất mà bé được cung cấp từ mẹ.
- Những người bị cao huyết áp cũng không nên dùng.
- Người dị ứng với thảo dược hoặc các thành phần của cây cà gai leo nên tham khảo trước ý kiến của bác sỹ trong quá trình sử dụng.
- Với những người đang uống thuốc Tây thì nên sử dụng cao cà gai leo trước hoặc sau 2 tiếng.
Địa chỉ mua cà gai leo uy tín
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều địa chỉ cung cấp cà gai leo tràn lan và rất khó để phân biệt đâu là thật – giả. Nhà thuốc Đông Y Phú Vân chúng tôi địa chỉ ở khu Thanh Đức, xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình chuyên cung cấp cây cà gai leo được trồng tại Hòa Bình và được trực tiếp nhà thuốc thu hoạch chế biến đảm bảo an toàn, vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế Hòa Bình cấp phép.
Chúng tôi cung cấp các dạng bào chế và bảng giá như sau:
- Cây cà gai leo đã bào chế: 150.000đ/1kg
- Cao cà gai leo: 220.000đ/100g
Để được tư vấn bốc thuốc và cách sử dụng sản phẩm, khách hàng vui lòng gọi đến Hotline: 0397.387.114 hoặc 0912.040.918 gặp Bác sĩ Vũ Công Phú tư vấn trực tiếp!
Kết luận
Từ những thông tin chúng tôi cung cấp trên, chúng tôi hi vọng bạn đọc đã có thể phân biệt được ảnh cây cà gai leo đâu là thật đâu là giả. Việc sử dụng thuốc nam nếu muốn có hiệu quả thì đầu tiên là cần có sản phẩm đạt chất lượng sau đó là kiên trì và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ý kiến của bạn