Trong dân gian, tam thất ngoài được biết đến là một vị thuốc quý, thì còn được chế biến kết hợp với các loại thực phẩm khác giúp bồi bổ sức khỏe và khí huyết cho người dùng. Trong bài viết này, nhà thuốc Đông Y Phú Vân chia sẻ cùng bạn cách chế biến một số món ăn ngon từ tam thất, bạn có thể tham khảo.
Mục lục
1. Chân giò hầm tam thất
Chuẩn bị
- Chân giò ngon, rửa sạch, chặt vừa ăn
- 1-2 củ tam thất
- Gia vị bao gồm: hành, tỏi, nấm hương và các loại gia vị khác.
Cách chế biến
- Phần chân giò sau khi mua về chúng ta làm sạch sẽ, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn để trần qua 1 lượt nước sôi cho bớt mùi và sau đó rửa lại lần nữa.
- Tiếp theo cho các gia vị mắm, muối và hành tỏi vào ướp cùng và để khoảng 15 phút cho ngấm.
- Sau khi phần chân giò đã ngấm gia vị ta phi hành tỏi lên và cho phần chân giò vừa ướp vào đảo cùng cho săn lại.
- Tiếp đó cho phần tam thất đã được thái mỏng và nấm hương vào nồi, thêm nước sâm sấp rồi đun sôi. Tùy theo sở thích của mỗi gia đình, khi canh sôi chúng ta nêm nếm lại khẩu vị cho vừa và phù hợp.
- Cuối cùng cho thêm một ít lá hành tươi vào cho thơm và dậy mùi hoặc không có cho một ít lá ngải cứu vào nồi ăn cùng.
Tác dụng
Chân giò hầm tam thất bắc là một trong những món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Giúp bồi bổ cơ thể, giúp phục hồi sức khỏe nhanh. Người ốm dậy ăn thì ăn giúp nhanh chóng hồi phục, khỏe mạnh hơn. Còn đối với những người đang khỏe mạnh thì giúp bồi bổ khí huyết, bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ quan tỳ, phế.
Ai nên ăn
- Món ăn này rất phù hợp cho phụ nữ mới sinh, người bệnh đang trong quá trình hồi sức hoặc những người cao tuổi bị đau nhức xương khớp.
- Ngoài ra, món ăn này còn có tác dụng rất tốt cho những người thường xuyên hoạt động trí óc, vất vả hoặc bị căng thẳng, stress sẽ giúp tăng cường trí nhớ và tuần hoàn máu tốt hơn.
2. Tim hầm tam thất
Chuẩn bị
- Tim lợn: 1 quả
- Tam thất bắc: khoảng 10 – 30g
- Hạt sen, đương quy và long nhãn
Cách chế biến
Tim lợn sau khi mua về đem đi rửa sạch thái miếng nhỏ vừa ăn, tam thất thái lát, kết hợp với long nhãn, hạt sen và đương quy rồi cho vào nồi. Tiếp theo, ta đem đi hấp cách thủy khoảng 30 phút hoặc cho tới khi nào tim lợn chín thì bỏ ra ăn.
Món canh này nên ăn trong lúc vẫn còn nóng sẽ tốt hơn khi nguội và tránh được vị tanh.
Tác dụng
Tim lợn là một trong những món ăn giàu chất đạm, sắt, béo bổ dưỡng cho cơ thể . Dùng để dưỡng tâm, an thần và thường được dùng để chữa mất ngủ do tâm khí bị suy nhược.
3. Tam thất hầm gà ác
Chuẩn bị
- Gà ác 1 con hoặc có thể thay bằng gà tơ hoặc gà da đen.
- 1-2 củ tam thất tươi thái lát nhỏ hoặc khô nghiền thành bột.
- Thêm long nhãn, hạt sen, ngó sen.
Cách chế biến
- Gà sau khi làm sạch ta ta cho vào nồi thêm các gia vị mắm muối, hạt nêm và đổ ngập nước rồi ninh nhừ trong vòng từ 30 phút đến 1 tiếng.
- Cho tới khi lúc nào, nước gà chuyển sang màu sẫm, thịt gà nhừ và thơm mùi thuốc bắc thì ta tắt bếp và mang ra dùng.
Tác dụng
Thịt gà cũng được ví như là những vị thuốc bắc. Theo trong Đông y, vị thuốc bắc này có tính ôn, vị cam, không độc, có nhiều tác dụng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Hơn nữa thịt gà còn được biết đến là một loại thực phẩm có chứa nhiều chất và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, dùng để bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể trạng người dùng.
Sự kết hợp giữa tam thất với thịt gà giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe, đặc biệt với những người đang bị chứng suy nhược cơ thể, thiếu nhiều máu khiến da dẻ xanh xao.
Ai nên ăn
Phụ nữ sau sinh, người suy nhược cơ thể, người vừa ốm dậy.
4. Tam thất hầm xương và hạt sen
Chuẩn bị
- Để chuẩn bị món ăn này chúng ta cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
- Xương hầm: chúng ta có thể chọn là loại xương gà hoặc xương lợn cũng đều được
- 1-2 củ tam thất nhỏ
- Hạt sen
Cách chế biến
- Xương sau khi rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn đem trần qua nước sôi để bớt mùi rồi rửa lại lần nữa.
- Ướp xương cùng với các gia vị khác như: mắm, muối, mì và các gia vị khác phù hợp với từng khẩu vị.
- Phi thơm hành khô, sau đó cho xương và tam thất vào đổ thêm một chút đun sôi.
- Đun sôi khoảng 30 phút hoặc cho đến khi nào thấy trong nồi có mùi thơm từ tam thất và xương thì tắt bếp và cho canh ra tô để nguội cùng thưởng thức.
Tác dụng
Giúp bồi bổ sức khỏe, hồi phục nhanh sức khỏe đặc biệt rất tốt cho những người ốm vừa tỉnh dậy, người bị suy nhược cơ thể và tốt cho phụ nữ sau sinh.
5. Tam thất hầm bồ câu
Chuẩn bị
- Tam thất bột: 30g
- Chim bồ câu: 1 con
- Gia vị: mì chính, bột canh hoặc 1,2 lát gừng.
Cách chế biến
Tương tự như các món ăn khác, cách chế biến tam thất hầm bồ câu chúng ta có thể hầm trực tiếp hoặc hấp cách thủy đều được.
✔ Cách hầm trực tiếp
Cho chim và tam thất cùng một vài lát gừng vào trong nồi. Đổ một lượng nước vừa phải rồi đun sôi ninh nhừ trong khoảng từ 30 – 45 phút. Đến khi có mùi thơm của tam thất bắc với chim bốc lên thì mở vung và nêm nếm gia vị cho phù hợp, sau đó tắt bếp.
✔ Cách hấp cách thủy
- Chim bồ câu làm sạch, rửa sạch để ráo nước.
- Lấy chút muối bột canh sát vào mình con chim bồ câu (cả trong lẫn ngoài). Gừng và tam thất đập nhỏ và cũng sát tương tự giống như phần muối bột canh lên trên thân chim.
- Ngoài ra, bạn có thể cho 1 ít rau ngải vào phần bụng của chim để gia tăng vị thơm cho món ăn.
- Lấy 1 bát tô to cho chim vào trong để hấp. Bên trên bát chuẩn bị một cái đĩa hoặc màng bọc thực phẩm đậy kín để giúp thịt chim nhanh chín hơn và không bị nước bắn vào.
- Tiếp theo đổ nước ngập bằng 1/3 của chiếc bát tô hấp cách thủy trong vòng 30 phút, chim chín mềm lấy ra ăn.
Tác dụng
Món ăn này có nhiều tác dụng tốt giúp bồi bổ sức khỏe cho người vừa ốm dậy, người có sức khỏe yếu, người suy nhược cơ thể và thần kinh.
6. Cháo tam thất
Cháo là món khá dễ ăn và chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ tiêu hóa của người già và trẻ nhỏ.
Tùy vào sở thích của mỗi người cách kết hợp cháo với thịt hay cháo nấu không, mà chúng ta có những cách nấu khác nhau.
Với món cháo ngọt
Chuẩn bị
- Gạo nếp 100g
- Hạt sen
- Đường
- Tam thất bắc từ 10 – 20g
Cách chế biến
- Hạt sen đem rửa sạch, cho vào nồi và nấu qua khoảng 5 phút cho hạt sen mềm.
- Phần gạo đem đi vo sạch, sau đó cho vào nồi nấu cùng với 1,5 lít nước. Chờ đến khi nồi cháo sủi bọt sôi ta đem hớt bọt nổi lên và cho một ít muối, ít hành hoặc các gia vị cần thiết vào ninh cùng.
- Sau 5 phút tắt bếp, bạn đun sôi nồi cháo hạt sen một lần nữa để cho nhừ hơn.
Với món cháo mặn
Chuẩn bị
- Gạo nếp 100g
- Thịt lợn hoặc thịt gà: 1 con
- Tam thất bắc: 10 – 20g
Cách chế biến
- Tương tự như cách chế biến của các món canh thịt lợn hầm tam thất, tam thất bắc với gà… Đầu tiên lấy gạo vo sạch và cho vào nồi, đổ nước sâm sấp để cháo chín không bị đặt quá.
- Còn về phần thịt, chúng ta làm sạch ướp qua gia vị (chú ý không ướp mặn quá) sẽ dễ bị dẫn đến món cháo khó ăn hơn. Sau đó cho phần thịt và bột tam thất bắc vào nồi ninh cùng với gạo khoảng 30 – 45 phút.
- Sau khi cháo chín hoặc có mùi thơm tam thất và thịt tỏa ra ta tắt bếp nêm gia vị vừa đủ và múc ra tô cho nêm hành lá, tiêu để ăn nóng.
Trên đây là tổng hợp một số món ăn ngon và bổ dưỡng được chế biến từ củ tam thất. Với những công thức nấu ăn khá đơn giản và thuận tiện hy vọng sẽ có thêm những thực đơn phong phú hơn để giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho người thân và gia đình được tốt nhất.
Bạn có thể quan tâm:
Ý kiến của bạn