Cây bạch tật lê được biết đến với công dụng chính là tăng cường sinh lý nam giới. Để biết rõ hơn về cây thuốc này hãy tham khảo thông tin dưới đây.
Bạch tật lê
Bạch tật lê còn có tên gọi khác như: Gai ma vương, Gai chống, Tật lê, Quý kiến sầu.
Tên khoa học của bạch tật lê là Tribulus terrestris L., thuộc họ Gai chống – Zygophyllaceae.
Mô tả
Bạch tật lê là cây thảo lâu năm mọc bò lan, phân nhánh nhiều. Lá kép lông chim, mọc đối hoặc gần đối, gồm 5-7 đôi lá chét bằng nhau, phiến lá dài 6-15mm, rộng 2,5mm, phủ lông trắng ở mặt dưới.
Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá, lá đài 5, cánh hoa 5, mỏng, màu vàng, sớm rụng, nhị 10 có 5 cái dài, 5 cái ngắn, bầu 5 ô. Quả thường có 5 cạnh có gai và có lông dày.
Bạch tật lê ra Hoa tháng 5-7, đậu quả tầm tháng 8-9
Bộ phận dùng
Quả – Fructus Tribuli, thường gọi là Tật lê.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Âu.
Ở nước ta, cây mọc dại ở ven biển, ven sông các tỉnh từ Quảng Bình trở vào. Quả thu hái khi chín. Có thể hái cả cành mang quả, phơi khô đập lấy những quả già. Có thể dùng sống hay sao qua cho cháy gai. Sao chín người ta đem đun nước sắc uống dùng như trà bạch tật lê.
Thành phần hóa học
Quả chứa 0,001% alcaloid, 3,5% chất béo, một ít tinh dầu, chất nhựa và các nitrat, chất phylocrythrin, tanin, flavonosid, rất nhiều saponin, trong đó có diosgenin, ruscogenin, hecogenin, gitogenin, tribuloside, kaempferol-3-rutinoside, astragalin, harmin.
Công dụng của bạch tật lê
Bạch tật lê có tác dụng gì? Hãy xem tính vị cũng như tác dụng của bạch tật lê được ghi chép trong y học đông y như sau:
Tính vị, tác dụng
Quả có vị cay tính hơi ấm; có tác dụng bình can giải uất, hoạt huyết khư phòng, minh mục, chỉ đường.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
- Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy.
- Còn dùng làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu, chữa loét mồm, mụn lở, viêm họng đỏ và chữa kiết lỵ.
Một số bài thuốc bạch tật lê
1. Chữa thận hư tiết tinh, di tinh, hoạt tinh, liệt dương
Tật lê 16g, Kỷ tử, Củ Súng, Hạt sen, Nhị sen, Thỏ ty tử, Quả dùm dũm, Ba kích, Kim anh (bỏ ruột) mỗi vị 12g sắc uống.
2. Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng
Cho Tật lê 12g, Dương quy 12g, Nước 400ml
Đun sắc còn 200ml. Chia 2 lần uống trong ngày.
3. Chữa loét mồm, mụn lở
Quả Tật lê nấu cao trộn với mật ong bôi vào chỗ đau.
4. Chữa kiết lị
8-16g bột quả bạch tật lê uống hay sắc thuốc uống.
5. Chữa đau mắt
Cho Bạch tật lê vào chén nước. Ðun sôi rồi hứng mắt vào hơi nước.
6. Chữa mắt mù lâu năm
Tật lê hái về, phơi râm cho khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g. Ngày uống 2 lần vào sau bữa ăn, uống lâu sẽ khỏi (theo Nam dược thần hiệu).
Xem thêm: Bach tật lê chữa bệnh gì?
Ghi chú:
Còn có loài Quỷ kiến sầu to hay Ớt sầu – Tribulus cistoides L., cũng mọc ở đất khô vùng duyên hải, có hoa tháng 5-8, cũng được dùng như Gai ma vương.
Ý kiến của bạn