Đông Y Phú Vân https://dongyphuvan.vn Phòng chẩn trị y học cổ truyền Phú Vân Thu, 12 May 2022 03:07:48 +0700 vi hourly 1 Cây Vân mộc hương https://dongyphuvan.vn/cay-van-moc-huong-7815/ https://dongyphuvan.vn/cay-van-moc-huong-7815/#respond Thu, 21 Nov 2019 09:17:41 +0000 https://dongyphuvan.vn/?p=7815 Cây Vân mộc hương hay còn có tên gọi là Quảng mộc hương. Đây là một cây thuốc có thể dùng chữa cảm lạnh khí trệ, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, lỵ, tiêu chảy, nôn mửa, tiểu tiện bế tắc

Cây Vân mộc hương 1

  • Tên tiếng Việt: Vân mộc hương, Quảng mộc hương
  • Tên khoa học: Aucklandia lappa DC.
  • Họ: Asteraceae

Mô Tả cây Cân mộc hương

  1. Cây nhỏ, sống lâu năm. Rễ to mập, vỏ ngoài màu nâu nhạt. Lá rất đa dạng, lá phía gốc, hình ba cạnh tròn, có cuống dài, có dìa nhăn nheo, lá ở ngọn hẹp dần, không cuống, gốc ôm thân, mép hơi uốn lượn, có răng cưa, hai mặt đều có lông, dày hơn ở mặt dưới.
  2. Cụm hoa mọc thành đầu, màu lam tím.
  3. Quả bế, hơi dẹt, màu nâu nhạt, có đốm tím.
  4. Mùa hoa: tháng 7 – 8; mùa quả: tháng 9-10.

Phân bố, sinh thái

  1. Saussurea DC. là một chi lớn gồm các loài phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm. Châu Á có khoảng 300 loài, châu Âu 9 loài, Bắc Mỹ 1 loài và Australia 1 loài. Ở Việt Nam, có 2 loài là cây vân mộc hương và mộc hương núi (S. deltoidea (DC.) C.B. Clark).
  2. Vân mộc hương có nguồn gốc ở vùng núi phía bắc Ấn Độ (Jammu và Kashmia) và Nepal. Cây mọc tự nhiên trên các bãi cỏ trong thung lũng và sườn núi, ở độ cao từ 1500 – 3300m. Từ thế kỷ 13 cây được nhập vào Trung Quốc và Nhật Bản. Ngay ở Ấn Độ, do khai thác quá nhiều, nên năm 1920, vân mộc hương đã bắt đầu gây trồng. Hiện nay, Trung Quốc là nước trồng nhiều vân mộc hương nhất, rồi đến Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam. Cây được nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 70 và được trồng thử ở Sa Pa, sau phát triển ở Bắc Hà (Lào Cai); Sìn Hồ (Lai Châu); Phó Bảng (Hà Giang). Đến năm 1978, Viện Dược liệu đưa cây giống vân mộc hương vào Đà Lạt (Lâm Đồng). Cho đến nay chỉ có Sa Pa là nơi sản xuất vân mộc hương duy nhất ở Việt Nam.
  3. Vân mộc hương là cây ôn đới, thích nghi vối điều kiện khí hậu mát và ẩm. Nhiệt độ tối thích cho cây sinh trưởng và phát triển là 14 – 20°c. về mùa đông, cây có thể tồn tại ở mức dưới 0°c. Lượng mưa trung bình năm từ 1100 – 3000 mm. Vân mộc hương ở Sa Pa đã sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiệt độ trang bình từ 14 – 15°C; lượng mưa 2800 mm/năm. Cây ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân- hè; ra hoa quả nhiều vào cuối mùa thu. về mùa đông, phần trên mặt đất có thể bị tàn lụi.

Cách trồng

Vân mộc hương ưa khí hậu lạnh mát, được trồng chủ yếu ở các vùng cao thuộc Lào Cai, Lai Châu và Lâm Đồng. Cây được nhân giống bằng hạt. Hạt có thể gieo 2 vụ trong một năm. Vụ xuân gieo tháng 2-3, thu hoạch tháng 12 cùng năm. Vụ thu gieo tháng 9 – 10, thu hoạch vào tháng 12 năm sau. Hạt giống được thu từ cây hai năm: vào tháng 8-9, hái quả chín, phơi trong râm cho khô, tách lấy hạt để làm giống.

Phương pháp trồng chủ yếu là gieo thẳng. Trồng cây con, rễ củ phân nhánh nhiều, kém giá tri. Đất trồng cần cày bừa kỹ, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 25 – 30 cm, rộng 70cm để trồng 2 hàng. Bổ hốc với khoảng cách 40 X 40 cm, trộn đểu phân lót vào hốc vói lượng 20 – 25 tấn phân chuồng mục, 250 kg supe lân, 100 kg kali cho một hecta. Mỗi hốc gieo 3-5 hạt. Chú ý tránh để hạt tiếp xúc trực tiếp với phân bằng cách phủ một lớp đất mỏng lên mặt hốc rồi mới gieo hạt. Gieo xong, phủ đất mỏng, tưới ẩm. Không cần phủ rơm rác vì dẽ bị giun đùn mất hạt. Khi cây có 3 – 4 lá thật, cần tỉa bớt, chỉ giữ lại mỗi hốc một cây khoẻ nhất. Cây tỉa ra có thể dùng để giặm hoặc trồng tận dụng sang ruộng mới. Thường xuyên làm cỏ, giữ ẩm, tỉa bỏ lá già, tưới thúc bằng nước phân chuồng (15 ngày / lần) cho đến khi cây ngừng sinh trưởng. Nếu thu hạt, khi cây ra hoa, cần bón thúc thêm một đợt nữa để nuôi quả. Vân mộc hương thường bị bệnh đốm nâu lá và lở cổ rễ. Ngoài ra, còn có sâu xám và rệp gây hại. Củ thu hoạch vào tháng 12, đập sạch đất, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Hiện nay, vân mộc hương ra hoa xám, củ nhỏ, cần nghiên cứu thêm để phục tráng giống.

Bộ phận dùng

Rễ, thu hoạch vào mùa thu – đông, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con và gốc, thân, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành khúc dài 5-10 cm, phơi trong râm hoặc sấy ở nhiệt độ thấp. Để làm thuốc thang, rửa sạch dược liệu, lấy khăn ướt ủ khoảng 2-3 giờ cho mềm, bào mỏng, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Tác dụng dược lý

Cao rễ vân mộc hương có tác dụng ức chế in vitro các chủng vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Shigella shigae, Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Shigella sonnei và Pseudomonas aeruginosa. Cao chiết với cồn cao độ có hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn cao chiết với cồn thấp độ. Tinh dầu vân mộc hương có tác đụng kháng khuẩn và tẩy uế mạnh, đặc biệt với liên cầu và tụ cầu khuẩn.

Vân mộc hương còn ức chế Salmonella typhi, s.paratyphi. Chuột lang gây nhiễm Trichophyton rubrum được điều trị với chế phẩm thuốc từ vân mộc hương, đã khỏi bệnh sau hai tuần điều trị. Vân mộc hương ức chế in vitro Entamoeba histolytica lấy từ bệnh phẩm. Tinh dầu vân mộc hương có tác dụng ức chế nhu động ruột, gây thư giãn. Cao toàn phần tinh dầu đã khử lacton và dihydrocostunolid, các phân đoạn lacton và dihydrocostunolid đều ức chế sự co thắt hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholin, histamin và bari clorid. Vân mộc hương gây trung tiện mạnh. Hầu hết các phân đoạn của tinh dầu đều có tác dụng làm giảm sự co thắt phế quản gây bởi khí dung histamin và acetylcholin trên chuột lang, Saussurin là alcaloid làm giãn cơ trơn, đặc biệt vói cơ trơn phế quản và làm dịu cơn hen. Nó gây giãn các tiểu phế quản ở động vật thí nghiệm tương tự như adrenalin, nhưng tác dụng không mạnh bằng adrenalin và xuất hiện chậm hơn, nhưng tồn tại trong thời gian dài hơn. Tác dụng chủ yếu thông qua trung tâm phế vị ở tuỷ sống, tuy tác dụng trực tiếp trên sợi cơ trơn của tiểu phế quản cũng tham gia một phần. Cũng có tác dụng ức chế chung trên những cơ trơn khác. Trên chuột nhắt trắng gây loét dạ dày bằng cách ngâm chuột trong nước, phân đoạn chiết vối aceton của vân mộc hương cho uống có tác dụng chống loét rõ rệt, trong đó phân đoạn costunolid có tác dụng chống loét mạnh nhất.

Trên chuột cống trắng, cao aceton vân mộc hương có tác dụng lợi mật đáng kể, trong 5 phân đoạn của cao này, costunoliđ có tác dụng mạnh nhất. Tinh dầu vân mộc hương được hấp thụ qua đường tiêu hoá, bài tiết một phần qua phổi gây tác đụng long đờm và một phần qua thận gây tác dụng lợi tiểu. Vân mộc hương có tác dạng giảm đau trên chuột nhắt trắng gây cơn quặn đau bằng tiêm phúc mạc dung dịch acid acetic 1%. Có tác dụng chống viêm trên chuột cống trắng trong hai mô hình thực nghiệm: gây phù bàn chân với kaolin và gây u hạt thực nghiệm với amian; đồng thời có hoạt tính gây thu teo tuyến ức chuột cống đực non. Vân mộc hương có tác dụng hiệp đồng, làm kéo dài thời gian của giấc ngủ gây bởi natri barbital, chứng tỏ dược liệu có tác dụng an thần. LD50 của vân mộc hương trên chuột nhắt trắng bằng đường uống là 327,5 g/ kg thể trọng. Những thành phần bay hơi trong tinh dầu có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương. Hít khói của bột vân mộc hương gây ức chế rõ rệt hệ thần kinh trung ương. Tiêm tinh dầu cho động vật thí nghiệm gây giãn mạch ở vùng nội tạng và kích thích tuần hoàn.

Tinh dầu loại bỏ thành phần lacton có tác dụng giảm huyết áp. Một số phân đoạn lacton từ tinh dầu như lacton toàn phần, costunoliđ, dihydrocostunolid, và dihydro costus lacton có tác dụng giảm huyết áp yếu hơn. Tinh dầu vân mộc hương còn có tác dụng diệt côn trùng. Trong nhiều thử nghiệm lâm sàng, nhiều bài thuốc có vân mộc hương phối hợp với các dược liệu khác, đã thể hiện có hiệu quả tốt trong điều trị các chứng bệnh tiêu chảy trẻ em và người lớn, lỵ trực khuẩn và lỵ amíp, viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hoá kéo dài, viêm đại tràng mạn tính thể phân nát có máu, suy nhược thần kinh, đái tháo đường. Vân mộc hương được cho bệnh nhân đái tháo đường uống với liều hàng ngày 500 mg cho mỗi bệnh nhân dưới dạng nưóc sắc trong 30 ngày, đã tỏ ra có hiệu lực điều trị đái tháo đường và không gây tác dụng phụ. Vân mộc hương có tác dụng bảo vệ chống độc lực của nọc rắn, nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự cho chuột nhắt trắng được tiêm nọc rắn mang bành. Vân mộc hương có trong thành phần chế phẩm thuốc chữa sỏi mật bào chế từ 6 dược liệu. Thuốc này có tác dụng làm mòn sỏi mật in vitro, và tác dụng lợi mật in vivo trên chuột lang; có tác dụng chống viêm trong các mô hình gây phù bàn chân với caragenin và gây u hạt thực nghiệm với amian trên chuột cống trắng và có tác dụng bảo vệ gan chống lại nhiễm độc gan do carbon tetraclorid. Cao chiết với dung môi hữu cơ của vân mộc hương có hoạt tính gây đột biến ở chủng Salmonella typhimurium TA98. Cao methanol rễ vân mộc hương ức chế mạnh sự sản sinh yếu tố hoại tử u alpha (TNF – a), một cytokin tiền viêm ở tế bào giống đại thực bào của chuột (tế bào RAW 264.7).

Ba sesquiterpen lacton là cynaropicrin, reynosin và santamarin phân lập được từ vân mộc hương có tác dụng ức chế sự sản sinh TNF – a một cách phụ thuộc vào liều. Nồng độ của 3 chất gây ức chế 50% (IC50) sự sản sinh TNF – a là 2,86|ig/ml; 21,7|ig/inl; 26,2|j.g/ml, tương ứng. Tuy vậy, việc xử lý với các hợp chất sulfydryl như L – cystein, dithiothreitol, và 2 – mercaptoethanol làm mất tác dụng ức chế của cynaropicrin trên sự sản sinh TNF – (X. Như vậy, hoạt chất có tác dụng ức chế chính của vân mộc hương là cynaropicrin và tác dụng ức chế được trung gian qua sự liên kết với nhóm SH của protein đích. Oxyd nitric và TNF – a là những chất trung gian chính được sản sinh trong các đại thực bào được hoạt hoá, tham gia gây suy năng tuần hoàn kết hợp với sốc nhiễm khuẩn. Một hợp chất sesquiterpen lacton (dehỵdrocostus lacton) phân lập từ vân mộc hương, ức chế sự sản sinh oxyd nitric trong tế bào RAW 264.7 hoạt hoá bởi Iipopolysacharid, bằng cách chặn sự biểu hiện của enzym nitric oxyd synthase có thể gây cảm ứng.

Hợp chất này cũng làm giảm TNF – a trong các hệ được hoạt hoá bởi lipopolysacharid in vitro và in vivo. Như vậy, dihydrocostus lacton có thể là đối tượng để phát triển thuốc mới điều trị nhiễm độc máu nội độc tố đi kèm với sự sản sinh quá mức oxyd nitric và TNF – a.

Tính vị, công năng

Vân mộc hương có vị đắng, cay, tính ấm, vào ba kinh: phế, can và tỳ, có tác dụng hành khí, giảm đau, kiện tỳ, hoà vị, lợi tiêu hoá, lợi tiểu, an thai, trừ đờm, làm săn.

Công dụng của Vân mộc hương

Vân mộc hương được đùng chữa cảm lạnh khí trệ, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, lỵ, tiêu chảy, nôn mửa, tiểu tiện bế tắc. Còn dùng làm thuốc gây trung tiện, chữa ngộ độc thức ăn, chữa ho, làm an thai (sao với gừng) và chữa sốt rét cơn (sao với gừng và kết hợp với các vị khác). Ngày dùng 3 – 6 g, mài với ít nước hoặc tán thành bột để uống hoặc 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc. Vân mộc hương cho vào quần áo để phòng nhậy cắn. Để chống hôi nách, lấy bột vân mộc hương xoa vào nách.

Kiêng kỵ: Không dùng vân mộc hương đối với các chứng bệnh do khí yếu hay huyết hư mà táo. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, vân mộc hương được dùng trị đau tức ở ngực và vùng thượng vị, đau mót trong bệnh lỵ, khó tiêu, chán ăn. Còn được dùng làm thuốc gây ngủ, trừ giun, cầm máu, giải độc và trị rắn và sâu bọ cắn, nhiễm độc thai nghén. Vân mộc hương có trong thành phần bài thuốc chữa ung thư. Ngày uống 3 – 10 g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc và bột. Trong y học cổ truyền Ân Độ, vân mộc hương là thuốc dễ tiêu, gây trung tiện, chữa ho, hen, bệnh tả. Hít khói của bột vân mộc hương gây ức chế hệ thần kinh trung ương, do đó có người hít để thay thế thuốc phiện. Vân mộc hương cũng được dùng làm thuốc diệt côn trùng để bảo quản các hàng dột bằng len và tơ luạ. Rễ vân mộc hương có trong thành phần bài thuốc cổ truyền Ấn Độ phối hợp với các vị khác chữa bệnh sỏi niệu và bệnh tim. Trong y học cổ truyền Nhật Bản, vân mộc hương điều trị các bệnh về tiêu hoá, nôn mửa, tiêu chảy, nấc, đau dạ dày, lỵ, đau bụng, đau tim, ngực bụng trướng đau, động thai. Ở Triêu Tiên, vân mộc hương cũng được dùng để chữa bệnh đường tiêu hoá.

Bài thuốc có vân mộc hương

1. Chữa tiêy chảy (viên nén Mộc hương): Mỗi viên có bột vân mộc hương đã xử lý 50 mg, gelotanin 70 mg. Liều uống mỗi lần 6 viên, ngày 3 lần. Trẻ em tuỳ theo tuổi.

2. Chữa tiêu chảy trẻ em do tích trệ thức ăn: Vân mộc hương, bạch truật, mạch nha, chỉ thực, hoàng liên, sơn tra, trần bì, thần khúc, mỗi vị 12 g; liên kiều, sa nhân, la bạc tử, mỗi vị 8 g. Tán nhỏ, làm viên. Ngày uống 4 – 8g.

3. Chữa lỵ cấp tính:

  • Vân mộc hương 8 g, hoàng liên 20g; khổ sâm, bạch thược, mỗi vị 12g; chỉ xác 8g, cam thảo 4g. Tán bột, làm viên hoàn. Ngày uống 10 – 20 g.
  • Vân mộc hương 6g, kim ngân hoa 20g; hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g; bạch thược, đương quy, mỗi vị 8g; binh lang, cam thảo, mỗi vị 6g; đại hoàng 4g. sấc uống ngày một thang.

4. Chữa lỵ mạn tính: Vân mộc hương, hoàng liên, lượng bằng nhau, tán bột làm viên. Uống ngày 3g.

5. Chữa viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hoá kéo dài: Vân mộc hương 6g; bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, phòng đảng sâm, mỗi vị 12g; phụ tử chế 8g; can khương, chỉ thực, thương truật, mỗi vị 6g; xuyên tiêu nhục quế, mỗi vị 4g. sắc uống ngày một thang.

6. Chữa viêm dại tràng mạn tính do amip có cơ tái phát cấp diễn: Vân mộc hương 8g; bạch truật, phòng đảng sâm, ý dĩ, mỗi vị 12g; hoàng bá, hoàng liên, uất kim, xuyên khung, mỗi vị 8g; chỉ thực 6g.’Sắc uống ngày một thang.

7. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Vân mộc hương 6g; đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; a giao, táo nhân, mỗi vị 8g; ngũ vị tử, trần bì, mỗi vị 6g; gừng 2g. Sắc uống ngày một thang. ‘

8. Chữa xơ gan: Vân mộc hương 6g, ý dĩ 16g; phụ tử chế, bạch truật, trạch tả, hoài sơn, xa tiền tử, mỗi vị 12g; chỉ xác 6g; nhục quế, kê nội kim, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.

9. Chữa viêm cầu thận cấp tính: Vân mộc hương, thanh bì, mỗi vị lOg; cam toại, nguyên hoa, đại kích, hắc sửu, trần bì, tân lang, mỗi vị 6g. Tán bột, uống môi ngày 4 – 6g.

10. Chữa viêm cầu thận mạn tính: Vân mộc hương 8g, phục linh 16g, bạch truật 12g; phụ tử chế, hậu phác, thảo quả, dại phúc bì, mộc qua, mỗi vị 8g; can khương, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.

11. Chữa suy nhược cơ thể: Vân mộc hương 6g, bán hạ chế 8g; trần bì, sa nhân, mỗi vị 6g. Tán bột uống mỗi ngày 20g, hoặc sắc uống ngày một thang.

12. Chữa viêm khớp cấp có kèm theo thấp tim; Vân mộc hương 6g; bạch truật, đảng sâm, ý dĩ, trạch tả, kim ngân, thổ phục linh, mỗi vị I6g; xuyên khung, ngưu tất, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

13. Chữa thiếu máu: Vân mộc hương 6g; đảng sâm, bạch truật, mỗi vị 16g; hoàng kỳ, long nhãn, thục địa, bạch thược, kỷ tử, đại táo, mỗi vị 12g; viễn chí, táo nhân, phục linh, mỗi vị 8g; đương quy 6g. sắc uống ngày một thang.

14. Chữa suy nhược và rối loạn thần kinh tim, chậm kinh: Vân mộc hương 6g, đảng sám 16g; hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, long nhãn, đại táo, mỗi vị 12g; viên chí, táo nhân, phục thần, mồi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

15. Chữa viêm tụy cấp tính (Bài thuốc Trung Quốc): Vân mộc hương 12g; sài hồ, bạch thược, đại hoàng, mỗi vị 20g; hoàng cầm, diên hồ sách, hoàng liên, mang tiêu, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

16. Chữa đau lưng, đau bụng ở bệnh nhân có sỏi niệu: Vân mộc hương 12g, ô dược 20g. Sắc uống ngày một thang.

17. Chữa co giật trẻ em do nhiễm độc não bởi các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá: Vân mộc hương 8g, bạch đầu ông 16g; hoàng bá, hoàng liên, trần bì, câu đằng, mỗi vị 12g; hậu phác 8g. Sắc uống ngày một thang.

18. Chữa viêm phẩn phụ thể khí trệ, huyết ứ: Vân mộc hương lOg; ý dĩ 16g; bồ công anh, kim ngân hoa, trần bì, mỗi vị 12g; huyền hồ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

19. Chữa bế kinh: Vân mộc hương 6g; phục linh, nga truật, hương phụ, xuyên khung, mỗi vị 8g; trần bì, bán hạ chế, thương truật, mỗi vị 6g; cam thảo, binh lang, mỗi vị 4g. Tán nhỏ, ngày uống 16 – 20g.

Lưu ý:

  • Khói của bột Vân mộc hương gây ức chế hệ thần kinh trung ương .
  • Không dùng Vân mộc hương cho các chứng bệnh do huyết hư hay khí yếu mà táo .
  • Những người tân dịch không đủ, phổi hư có nhiệt, tạng phủ khô nhiệt không nên dùng Vân mộc hương .
  • Những người âm hư hỏa vượng cũng không nên dùng Vân mộc hương .
  • Ngoài ra, khi dùng các bài thuốc độc vị hay kết hợp, các bệnh nhân cũng nên hỏi ý kiến của thầy thuốc về liều lượng, kiêng kỵ và tương tác thuốc.
]]>
https://dongyphuvan.vn/cay-van-moc-huong-7815/feed/ 0
Nấm linh chi https://dongyphuvan.vn/nam-linh-chi-7789/ https://dongyphuvan.vn/nam-linh-chi-7789/#respond Thu, 21 Nov 2019 08:04:46 +0000 https://dongyphuvan.vn/?p=7789 Nấm linh chi hay còn gọi là Tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung. Đây là một vị thuốc quý được mua bán rất phổ biến ở nước ta và cả các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản … Nấm Linh chi thường được biết đến với tác dụng trong việc ổn định huyết áp, giảm suy nhược thần kinh, đau mạch vành, thấp khớp.

Nấm linh chi 1

  • Tên gọi khác: Tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung
  • Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex. Fr.) Karst
  • Họ: Ganodermataceae.

 Mô tả Nấm linh chi

  • Nấm linh chi không phải một loại cỏ, mà là một loại nấm hoá gỗ có cuống dài hoặc ngắn, mũ nấm có dạng hình thận, có dạng hình tròn hay hình quạt. Cuống thường cắm không ở giữa mũ nấm mà cắm lệch sang một phía mũ. Hình trụ tròn hay dẹt có thể phân nhánh cuống và cuống có màu khác nhau tuỳ theo loài, loài đỏ thay đổi từ nâu đến đỏ vàng, đỏ cam, mặt trên bóng loáng như đánh vécni, trên mặt mũ có những vân đồng tâm.
  • Thụ tầng màu trắng ngà, khi già ngả màu nâu vàng, mang nhiều lỗ nhỏ li ti là các ống thụ tầng mang bào tử. Bào tử loài xích chi hình trứng, được bao bọc bởi 2 lớp màng, màng ngoài nhẵn, không màu, màng trong màu gỉ sắt, lỗ nẩy mầm có hình gai nhọn.
  • Toàn nấm gồm những sợi nấm không mầu, trong sáng, đường kính 1-3mm, có phân nhánh.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Linh chi thường thấy mọc hoang dại ở các vùng núi cao lạnh ở một số tỉnh của Trung Quốc (Tứ xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây…)
  • Gần đây, trên cơ sở những giống cây hoang dại người ta đã tổ chức trồng theo qui mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã tiến hành trồng nhưng khí hậu không thuận tiện như Trung Quốc.
  • Ở nước ta, một số cơ sở đã bắt đầu trồng nấm linh chi để dùng trong nước và xuất khẩu.
  • Người ta thu hoạch nấm, phơi sấy khô rồi sử dụng bào chế các dạng bột, thuốc nước ngọt hay đông khô…

Thành phần hoá học

  • Mặc dầu mới được đưa vào sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc vào 20 năm gần đây, nhưng nhiều viện nghiên cứu thuộc các tỉnh khác nhau ở Trung Quốc đã nghiên cứu nhưng cũng chưa tìm được hoạt chất. Chúng tôi kê sau đây kết quả nghiên cứu của một số cơ sở:
  • Viện nghiên cứu tỉnh Quảng Đông nghiên cứu thành phần hoá học của nấm linh chi mọc hoang dại thấy: Nước 12-13%, lignin 13-14%, hợp chất có N 1,6-2,1 %, hợp chất phenol 0,08-0,1%, tro 0,022%, xelluloza 54-56%, chất béo 1,9-2%, chất khử 4-5%, hợp chất steroit 0,14-0,16%. Có tài liệu cho biết trong nấm linh chi có 0,3-0,4 % ergosterol (C28H44O).
  • Viện nghiên cứu kháng sinh Tứ Xuyên tìm thấy axit amin, protein, saponin, steroit.
  • Học viện y học Bắc Kinh phát hiện đường khử và đường kép axit amin, dầu béo.
  • Theo những công trình nghiên cứu mới nhất của Viện nghiên cứu linh chi hoang dại của toàn Trung Quốc thì trong hỗn hợp 6 loại linh chi có hàm lượng germanium cao hơn lượng germanium có trong nhân sâm từ 5 đến 8 lần. Germanium giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thu oxy tốt hơn. Lượng polysacarit cao có trong linh chi tăng cường sự miễn dịch của cơ thể, làm mạnh gan, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Axit ganoderic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.

Công dụng và liều dùng Nấm linh chi

Linh chi có tác dụng tốt trên các bộ của cơ thể như sau:

  •  Hệ miễn dịch: điều biến (kích thích khi hệ miễn dịch hoạt động kém và ức chế khi hệ miễn dịch hoạt động quá mạnh) hệ miễn dịch. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan siêu vi (tăng hoạt động tế bào miễn dịch, giúp cơ cơ thể sản xuất interferon; chống dị ứng, chống viêm (do acid ganoderic); chống gốc tự do,…
  •  Giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol xấu, giảm Triglyceride,
  •  Chống stress tâm – thể, tăng chất lượng giấc ngủ,
  •  Điều hoà huyết áp, cải thiện tiêu hoá…
  •  Nhờ vào chất polysaccharide beta 1,3D glucan là chất antioxidant có lợi trong điều trị bệnh ung thư.
  •  Phòng bệnh: tốt nhất là sau tuổi trưởng thành, có thể dùng nấm ở dạng trà với liều thấp khoảng 5 – 10g / ngày. Khi đã bị bệnh tuổi nào cũng có thể sử dụng được, liều lượng phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại bệnh.

Liều dùng Linh chi tham khảo như sau:

  •  Cho 15 – 30 g nấm cắt lát vào 2 lít nước, đun sôi, để nhỏ lửa trong 10 phút. Sau đó vớt nấm ra cắt mỏng, cho vào phần nước cũ, tiếp tục nấu sôi nhẹ trong 10 phút nữa. Có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong tốt vào uống lúc còn ấm hoặc nguội, bã Linh chi còn lại có thể nấu lần 2 với lượng nước từ 1 – 1,5 lít để thu hết hoạt chất.
  •  Cho Linh chi cắt lát vào bình thuỷ, đổ nước sôi vào hãm trong 1 giờ, uống dần trong ngày.
  •  Xay thành bột: cho 3 – 5g bột Linh chi vào tách, hãm với nước sôi trong 5 phút, sau đó uống cả nước lẫn bột, đây là cách tốt nhất theo các nhà khoa học. Một số hoạt chất có thể không ra hết khi nấu hoặc hãm sôi mà còn lại trong phần xác nấm. Vì phần bột nấm là chất xơ, nếu người bệnh bị viêm loét dạ dày, cần uống sau ăn khoảng 30 phút hoặc hỏi ý kiến của thầy thuốc.
]]>
https://dongyphuvan.vn/nam-linh-chi-7789/feed/ 0
Cây Sâm đại hành https://dongyphuvan.vn/cay-sam-dai-hanh-7781/ https://dongyphuvan.vn/cay-sam-dai-hanh-7781/#respond Tue, 19 Nov 2019 07:43:58 +0000 https://dongyphuvan.vn/?p=7781 Sâm đại hành hay còn có tên gọi là Tỏi lào, Tỏi đỏ, Hành đỏ… Cây thuốc này có thể dùng làm thuốc bổ máu hoặc cầm máu, viêm họng, chốc lở…

Cây Sâm đại hành 1

  • Tên tiếng Việt: Sâm đại hành, Tỏi lào, Tỏi đỏ, Hành đỏ, Phong nhan, Hom búa lượt (Thái)
  • Tên khoa học: Eleuthrine bulbosa (Mill.) Urb. – Sisyrinchium bulbosum Mill.
  • Họ: Iridaceae

Mô tả cây Sâm đại hành

  • Cây thảo, sống lâu năm, cao đến 30 cm hay hơn. Thân hành hình trứng thuôn, dài khoảng 5 cm, (đường kính 2,5 – 3 cm gồm nhiều vảy mỏng, màu đỏ nâu. Lá hình dải nhọn, có gân song song, trông giống lá cau hay lá dừa.
  • Cụm hoa mọc từ thân hành thành chùm dài 20 cm; lá bắc dạng lá; hoa màu trắng, có cuống dài; lá đài 3, thuôn hẹp, mỏng; cánh hoa 3, hơi hẹp hơn lá dài; nhị 3, mọc đứng, bao phấn màu vàng; bầu hình trứng ngược, có 3 ô. Quả ít gặp. Mùa hoa : tháng 4 – 6.

Phân bố, sinh thái

Sâm đại hành có nguồn gốc ở châu Mỹ, hiện được trồng ở vùng nhiệt đới châu Á, bao gồm Indonesia, Philippin và một số nước khác trong vùng Đông – Nam Á, trong đó có Việt Nam (Sel. Med. Pl. VO.I, 1999, 316). Cũng có những tài liệu cho rằng, sâm đại hành là loài đặc hữu Đông Dương, vừa thấy mọc hoang lại vừa được trồng ở Việt Nam (Võ Văn Chi, 1996; Đỗ Tất Lợi, 1971). Tuy nhiên, trong suốt quá trình điều tra dược liệu ở khắp Việt Nam, từ 1961 đến nay, Viện Dược liệu chưa phát hiện và thu được mẫu của loài này trong trạng thái hoang dại.

Sâm đại hành là cây ưa ẩm và ưa sáng. Tuy nhiên, trong một giới hạn nào đó, cây trồng xen ở vườn cây ăn quả vẫn sinh trưởng phát triển được, nhưng về số lượng nhánh (hành con) trong khóm cũng như mức độ ra hoa thấp hơn những cây trồng ở nơi được chiếu sáng đầy đủ. Sâm đại hành thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Cây trồng ở vùng núi cao trên 1500m nhiệt độ trung bình dưới 15°C, sinh trưởng phát triển kém hơn ở vùng đồng bằng và trung đu.

Sâm đại hành ra hoa nhiều hàng năm, nhưng dường như không thấy đậu quả. Quan sát những nơi trồng sâm đại hành lâu năm, chúng tôi chưa phát hiện thấy cây con mọc từ hạt. Điều này chứng tỏ nguồn gốc của cây sâm đại hành có lẽ không phải ở Việt Nam. Hình thức tái sinh và phát triển chủ yếu của cây là việc đẻ nhánh con (hành con). Sâm đại hành có hiện tượng bán tàn lụi vào mùa đông, sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm. Toàn bộ phần thân hành giữ được sức sống lâu sau khi đào lên khỏi mặt đất.

Cách trồng

Sâm đại hành ưa khí hậu nóng ẩm, trồng thích hợp ở trung du và đồng bằng. Cây được nhân giống bằng thân hành. Dùng thân hành của cây vụ trước đào lên, tách từng nhánh cắt bỏ lá và rễ chỉ giữ nguyên đế củ đem trồng ngay (không phải đào lên bảo quản như hành). Mỗi hecta cần trồng 450 – 500kg thân hành giống. Thời vụ trồng tốt nhất vào tháng 11-12. Cũng có thể trồng vào tháng 2 – 3 nhưng năng suất thấp hơn.

Trồng sâm đại hành cần chọn đất tốt, tơi xốp, thoát nước. Sau khi cày ải, bừa hoặc đập nhỏ, vơ sạch cỏ, tiến hành rạch luống rộng 1m, rải phân lót đểu lên mặt rồi hót rãnh lấy đất phủ lên. Thông thường, luống hót cao 20 – 25 cm, rãnh rộng 25 – 30cm. Nếu ruộng thoát nước kém, có thể lên luống cao hơn. Phân bón lót 1 ha trung bình cần 15 – 20 tấn phân chuồng, 100 -150kg lân, 50 – 75kg kali. Nếu có tro bón thêm càng tốt. Sau khi lên luống, dùng cào san phẳng mặt, rạch thành hàng dọc hoặc ngang mặt luống, cách nhau 20 – 30 cm. Thân hành giống đặt chéo nanh sấu với khoảng cách trong rạch 10 – 30cm, tùy theo đất xấu hay tốt. Đặt xong dùng đất phủ nhẹ. Có thể dùng tay vùi thân hành sâu độ 2cm mà không cần rạch hàng. Trồng xong tưới nước giữ ẩm cho đến khi cây mọc.

Trong quá trình nảy mầm, một số thân hành có thể bị thối, vì vậy, cần dự trữ một ít giống để giặm. Khi cây non được 2 – 3 lá, thấy chỗ nào không mọc, cần giặm ngay dể đảm bảo cây lên đều. Thời kỳ đầu, cần giữ cho ruộng luôn đủ ẩm. Có thể tưới bằng cách cho nước ngập rãnh, ngâm qua đêm rồi tháo kiệt, nhưng cần chú ý xới xáo để tránh đóng váng. Về sau, khi trời quá khô hanh mới cần tưới, nhưng phải tháo nước kịp thời nếu mưa to. Sâm đại hành cần bón thúc 2-3 lần, mỗi lần 50 – 60 kg/ha sulfat amoni. Tốt nhất  pha đạm với nước tưới cho cây. Nếu có điều kiện, có thể dùng phân chuồng hoai mục, phân nước, nước giải pha loãng. Mồi lần bón thúc nên kết hợp làm cỏ, vun xới nhẹ. Cây ít bị sâu bệnh.

Sâm đại hành trồng được một năm, đến mùa đông cây tàn lụi thì thu hoạch. Cũng có thể để 2 năm, nhưng phải chờ đến mùa đông khi cây ngừng sinh trưởng. Không thu khi cây bắt đầu mọc mầm mới. Khi thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, cuốc từng khóm hoặc cày lật, rũ sạch đất. Có thể phơi dược liệu ngoài ruộng 1-2 ngày cho khô đất để dễ rũ. Tỷ lệ tươi – khô khoảng 5/1. Mỗi hecta trung bình đạt 1,5-2 tấn dược liệu khô.

Bộ phận dùng

Thân hành thu hái ở cây đã trồng được 1 năm trở lên, vào lúc thân lá đã tàn úa. Nếu chưa dùng ngay, tách ra từng nhánh, rũ sạch đất, để nguyên cả rổ và lớp vỏ khô ở ngoài, cắt bỏ phần thân lá, để trong cát ẩm hay chỗ mát cho củ lâu khô. Với cách này, có thể bảo quản dược liệu dược vài tháng. Khi dùng, rửa sạch thân rễ, thái mỏng phơi khô, để nguyên miếng hoặc tán bột.

Chú ý : Phải thái dọc, tránh vụn nát.

Thành phần hóa học :

Sâm đại hành đã được Viện Dược  Liệu nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ trước . Năm 1973, Lê Hồng và cộng sự đã phân lập 4 chất từ dược liệu này . Vài năm sau , Nguyễn Văn Đàn và cộng sự nhận dạng được 3 chất là eleutherin, isoeleutherin và eleutherol

Tác dụng dược lý

Dịch chiết toàn phần củ sâm đại hành có tác dụng ức chế rõ rệt in vitro đối với phế cầu khuẩn, liên cầu tan máu, lụ cầu vàng, tác dụng yếu với Shigella ylexneri, s. dysenteriae, Bacillus anthracis, R. mycoides, có tác dụng chống viêm cấp tính và mạn tính; không gây biểu hiện độc tính; không ảnh hưởng đến thành phần máu và chức phận gan, thận, trong thử nghiệm độc tính bán cấp.

Cao cồn 70° của sâm đại hành ức chế rõ rệt sự phát triển của trực khuẩn lao, nồng độ ức chế tối thiểu là 1/50 đối với chủng cường độc H37 RV được nuôi cấy trong môi trường lỏng Sauton. Sâm đại hành, cho thỏ uống 2g/ngày trong 3 tuần không ảnh hưởng đến số lượng cũng như khả năng thực bào của các đại thực bào phế nang phổi thỏ được nuôi cấy trong môi trường có tụ cầu vàng. Một hoạt chất khác, ngoài eleutherin, isoeleutherin và eleuiherol được chiết xuất từ sâm đại hành có tác dụng kháng trực khuẩn lao chủng cường độc H37 RV ở nồng độ ức chế tối thiểu là 10 ug/ml, trong khi cao sâm đại hành sấy khô có nồng độ này là 40 ug/ml.

Sâm đại hành có tác dụng làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố chuột cống trắng được gây mô hình thiếu máu bằng acetat chì. Có tác dụng an thần, làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột nhắt trắng, làm giảm sự khéo léo, nhanh nhẹn của chuột nhắt trắng trong thí nghiệm chuột leo ống và có tác dụng kéo dài thời gian giấc ngủ gây bởi thuốc ngủ evipan, đồng thời có tác dụng ức chế sự hưng phấn gây bởi cafein và co giật gây bởi strychnin.

Các hợp chất : eleutherin, isoeleutherin, eleutherol, isoeleutherol là những thành phần trong sâm đại hành có hoạt tính kháng khuẩn và làm tăng lưu lượng tuần hoàn ở tim cô lập chuột lang. Thuốc viên và mỡ từ cao khô sâm đại hành dùng điều trị cho 20 bệnh nhi (8 ca nhọt, 4 ca chốc, 4 chốc chàm hóa, 2 chàm tiếp xúc, 1 viêm da mủ, 1 chàm vi khuẩn), đã chữa khỏi 80%. Làm kháng sinh đồ thấy 7/9 trường hợp có tụ cầu vàng hoặc liên cầu týp B, hầu hết vi khuẩn kháng với tất cả các kháng sinh. Thuốc không gây tác dụng không mong muốn.

Cao dán Đại Na gồm sâm đại hành và núc nác đã được áp dụng điều trị eczema, bằng lấy que sạch phết thuốc lên giấy thấm nước và dán lên thương tổn. Dạng cao này sạch, không làm bẩn quần áo, không cần băng. Đối với bệnh nhân chàm đã sạch mủ, thuốc có tác dụng tốt, làm dịu thương tổn. Ở bệnh nhân chàm mà thương tổn chưa hết nhiễm khuẩn, cao Đại Na có thể làm phát sinh các mụn mủ nhỏ trên bề mặt thương tổn. Thuốc chưa ngăn ngừa được các đợt tái phát. Thuốc không độc. Viên sâm đại hành dùng uống và cồn, mỡ sâm đại hành bôi ngoài, đã được điều trị cho 31 trường hợp bị bệnh tổ đỉa gồm có 9 bệnh nhân tổ đỉa thể đơn thuần và 22 người ở thể có nhiễm trùng. Kết quả có 86,36% bệnh nhân hết tình trạng nhiễm trùng, 58% giảm nhiều mụn nước, 22% giảm ít mụn nước, 20% không giảm mụn nước, 14% không hết nhiễm trùng. Viên sâm đại hành uống và mỡ sâm đại hành bôi còn được dùng cho 25 bệnh nhân vẩy nến, trong đó có 8 ca vẩy nến thể giọt và 17 bệnh nhân vẩy nến thể mảng. Thời gian điều trị 2 – 5 tháng. Kết quả khá 32%, đỡ 28%. Đối với chốc, viên sâm đại hành uống, mỡ 10% và cồn thuốc 20% sâm đại hành đã điều trị 78 bệnh nhi, trong đó có 36 chốc đơn thuần và 42 chốc chàm hóa để nghiên cứu hiệu lực kháng sinh của thuốc đối vói tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn gây bệnh chốc ngoài da của trẻ em. Đối với chốc đơn thuần thể phỏng, kết quả rất tốt, bệnh khỏi nhanh và không tái phát. Đối với chốc có kèm nhọt đầu đanh, kết quả cũng tốt, nhưng có phần hơi chậm hơn. Đối với chốc chàm hóa, chốc lành hết, khỏi các mụn loét và đầu đanh, nhưng các mụn nước không khỏi.

Viên sâm đại hành điều trị 53 cháu bị viêm nhiễm đường hô hấp trên do nhiễm vi khuẩn nhẹ, hoặc nhiễm siêu vi khuẩn (cảm cúm nhẹ và vừa) có kết quả tốt thay thế được kháng sinh. Thuốc đã chữa khỏi nhanh các triệu chứng và đạt số ngày nằm điều trị tương tự như với thuốc kháng sinh. Thuốc không gây tác dụng phu Viên sâm đại hành dùng phối hợp với INH và pyrazinamid điều trị lao phổi, đã có tác dụng làm giảm sốt, giảm khạc đờm, giảm ho ra máu, làm cho dễ ngủ và ăn ngon. Viên Đại can gồm sâm đại hành và xạ can có tác dụng tốt đối với viêm họng cấp tính nhẹ (85% kết quả khá và tốt); đối với viêm họng mạn tính, tỷ lệ khỏi và khá thấp hơn, khoảng 63,8%. Có thể dùng viên Đại can cho mọi lứa tuổi, ngậm hoặc uống. Thuốc có tác dụng chống viêm rõ rệt, đồng thời có tác dụng long đờm, có thể dùng điều trị chứng ho thông thường, không gây tác dụng không mong muốn.

Viên sâm đại hành còn dùng điều trị cho 25 trường hợp sau phẫu thuật ruột thừa chưa có biến chứng, dùng thuốc từ ngày thứ 2 sau mổ trong 7 ngày, các vết mổ tiến triển tốt, không có mủ. Thuốc không gây tác dụng phụ. Viên sâm đại hành có tác dụng tốt khi áp dụng để phòng nhiễm khuẩn sau đặt vòng tránh thai. Sâm đại hành cũng có tác dụng tốt đối vói các vết thương có mủ, vết bỏng. Viên sâm vông gồm sâm đại hành và lá vông có tác dụng gây ngủ, tác dụng tốt với chứng mất ngủ do bệnh mạn tính như viêm đại tràng, loét dạ dày; tác đụng hạn chế đối với những bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn gây mất ngủ và đối với suy nhược thần kinh. Tác dụng tốt với bệnh nhân mất ngủ đầu giờ, ngủ không sâu.

Tính vị, công năng

Sâm đại hành vị ngọt nhạt, tính bình, vào 3 kinh : can, tỳ, phế, có tác dụng giảm ho, cầm máu, tiêu độc, kháng khuẩn, tiêu viêm.

Công dụng của Sâm đại hành

Thuốc bổ máu chữa thiếu máu, vàng da, xanh xao, hoa mắt, choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi. Thuốc cầm máu dùng trong băng huyết, ho ra máu, bị thương chảy máu (dùng củ tươi, giã đắp). Còn dùng chữa ho gà, viêm họng, mụn nhọt, chốc lở. Ngày dùng 4 – 12g, dạng thuốc sắc. Ở Indonesia, rễ sâm đại hành được dùng theo kinh nghiệm dân gian làm thuốc lợi tiểu, trị lỵ, viêm và sa trực tràng. Ở Philippin, nhân dân dùng rễ củ giã nát đắp lên vết cắn của cá độc, để nhổ gai ở chân, và đắp vào vết châm đốt của sâu bọ, vết thương, nhọt. Rễ củ nướng, giã nát, xát vào bụng chữa đau bụng, ở Peru, thổ dân vùng Amazon dùng sâm đại hành trị rối loạn tiêu hóa và bệnh ngoài da. Ở vùng trung Hải, rễ sâm đại hành trị vô kinh dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.

Bài thuốc có sâm đại hành

1. Rượu sâm đại hành (chữa thiếu máu, xanh xao, vàng da hay mệt mỏi): Sâm đại hành phơi khô thái mỏng (100g), rượu trắng (30°) vừa đủ 1 lít. Ngâm 7-15 ngày. Thêm đường cho đủ ngọt. Ngày uống 30 ml, chia làm 2 lần trước bữa ăn. Uống liên tục 15-20 ngày.

2. Rượu bổ huyết trị tê thấp: Sâm đại hành, bổ cốt toái, đương quy, bạch chỉ, cẩu tích, độc hoạt, mỗi vị 50g, ngâm vói 2 lít rượu, uống dần.

3. Thuốc tiêu độc:

  •  Sâm đại hành 30g dưới dạng chè thuốc và sirô cho trẻ em.
  •  Sâm đại hành, sài đất, bồ công anh, cam thảo đất, ké đầu ngựa, kim ngân, kinh giới dưới dạng cao lỏng.

4. Chữa mụn nhọt sưng tấy: Sâm đại hành 4g; bông trang, đơn tướng quân, bồ công anh, sài đất, mỗi vị 16g. sắc uống.

5. Chữa viêm họng, viêm phổi, sưng amiđan: Sâm đại hành 3g; vỏ rễ dâu, cỏ nhọ nồi, sài đất, bách bộ, mạch môn, mỗi vị 12g. sắc uống.

6. Thuốc an thần Passerynum, làm ngủ dễ và ngon giấc: Sâm đại hành, lạc tiên, vông nem, lá sen, thảo quyết minh, hạt tơ hồng, lá dâu, hạt keo dậu. Nấu cao và làm viên.

7. Chữa ho viêm phế quản: Sâm đại hành, rễ dâu, lẻ bạn, mỗi vị 20g; cam thảo nam, lá chanh, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

8. Chữa viêm phế quản có nhiều đờm: Sâm đại hành 100g, hạt đình lịch 200g, gừng khô 50g, bán hạ 30g, trần bì 20g, phèn phi 20g. Hạt đình lịch sao đen, bán hạ chế, sâm đại hành thái mỏng phơi khô, các vị hợp lại tán nhỏ, gừng nấu nước luyện hoàn 0,30g, sấy khô. Ngày uống 8g, chia 2 lần.

9. Chữa ho viêm họng trẻ em: Sâm đại hành 100g, xạ can 50g. sắc nước, cô đặc, pha thành 300 ml sirô. Mỗi ngày uống 12 – 30 ml sirô chia 3 lần tùy theo tuổi.

10.Chữa đau lưng, đau nhức do khớp sưng đau: Dùng sâm đại hành, rửa sạch rồi xào với rượu. Sau đó, cho vào túi vải và đắp lên vùng bị đau nhức.

]]>
https://dongyphuvan.vn/cay-sam-dai-hanh-7781/feed/ 0
Cây Thanh yên https://dongyphuvan.vn/cay-thanh-yen-7776/ https://dongyphuvan.vn/cay-thanh-yen-7776/#respond Sun, 17 Nov 2019 07:32:15 +0000 https://dongyphuvan.vn/?p=7776

Cây Thanh yên hay cọn gọilà cây Chanh yên. Vỏ của quả cây Thanh yên có thể dùng để chữa ho, sốt. ở mốt số nước như Ấn Độ rễ cây Thanh yên được dùng để tẩy giun, chữa táo bón, sỏi niệu đạo và chống nôn mửa.

Cây Thanh yên 1

  • Tên tiếng Việt: Citrus medica L. ssp. bajoura Bonavia
  • Tên khoa học: Thanh yên, Chanh yên
  • Họ: Rutaceae

Mô tả cây Thanh yên

  • Cây nhỏ hay cây nhỡ, không gai hoặc có gai ngắn nằm ngang. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 6 -11 cm, rộng 4-6 cm, gốc tròn, đầu tù, mép có răng cưa; cuống lá dài khoảng 1 cm, không có cánh.
  • Cụm hoa mọc thành chùm 2-3 hoa, đôi khi mọc đơn độc; hoa màu trắng, hơi đốm tía hoặc tím; đài 5 rãnh hình tam giác nhẵn; tràng 5 cánh nhẵn; nhị 4-8; bầu hình trứng.
  • Quả to, hình trái xoan, núm quả lõm, đầu nhô cao, vỏ ngoài dày sần sùi, khi chín màu vàng tươi, cùi xốp màu trắng, ruột nhỏ, múi bé, có vị chua, hơi đắng.
  • Mùa hoa quả: tháng 2-8.

Phân bố, sinh thái

  • Thanh yên có thể có nguồn gốc từ vùng cận Himalaya thuộc Đông – Bắc Ấn Độ đến Mianma. So với các loài quả có múi khác (cùng chi Citrus), thanh yên tuy là cây ít quan trọng, song lại được trồng sớm nhất ở châu Âu (Italia, Hy lạp và Pháp) và Trung Quốc. Hiện nay, cây gặp phổ biến ở nhiều nuớc nhiệt đới khác như Việt Nam, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Malaysia, Campuchia… Cây được trồng nhiều ở các tỉnh phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc…
  • Thanh yên là cây ưa sáng và ưa ẩm. Cây trồng ở Việt Nam tỏ ra thích nghi với vùng có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 19 đến 22°C. Về mùa đông, cây rụng lá và có thể chịu được nhiệt độ thấp khoảng 10 hoặc 7°C. Cây ưa loại đất có thành phần cơ gió  nhẹ, dễ thoát nước, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè; mùa hoa đồng thời với lúc có lá non; mùa quả kéo dài đến 8 hoặc 9 tháng. Vòng đời của cây có thể tới 25 năm.

Bộ phận dùng

  • Quả, thu hái lúc có màu vàng tươi, đem cắt đọc thành từng miếng hoặc bổ ngang thành khoanh với chiều dày 0,5 – 1 cm, phơi hoặc sấy nhẹ cho khô (tránh phơi nắng to hoặc dùng lửa mạnh để bảo đảm phẩm chất, hương vị). Không phải chế biến.
  • Còn dùng rễ và lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Thành phần hóa học

  • Từ vỏ quả thanh yên, người ta chiết đươc một loại tinh dầu giàu limonen, dipenten, một chất phát quang citrapten, chtral, một aldehyd… Cùi quả chứa hesperosid như chanh. Hoa có tinh dầu như tinh dầu cam (Võ Văn Chu Từ điển cây thuốc Việt Nam – 1135).
  • Theo Trung dược chí (cuốn 3 phần 1 trang 64), vở quả có tinh dầu 6,5 – 9% chứa citral, limonen, dipcnten; phcmanthren, acetat gcranyl, acetat linallyl; ngoài ra còn hesperidin, pectum,
  • Ruột có acid citric, hạt chứa limonin, obacunon và momilim citrusin.
  • Nomilin là limonoid chính (chất đắng chủ yếu) có trong các bô phận của quả nhưng cao nhất trong hạt (C.A. 119 1993, 11420 b).

Tác dụng dược lý

Citrusin được thí nghiệm trên chuột cống trắng bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 10 mg/kg có tác dụng chống tăng huyết áp.

Tính vị, công năng

Thanh yên có vị cay, đắng, chua, hơi ngọt, tính ôn, vào các kinh can, phế, tỳ, có tác dụng lý khí, bài hơi, thư uất, hóa đờm, chống nôn, giúp tiêu hóa.

Công dụng của Thanh yên

  • Trong thực phẩm, cùi quả thanh yên ngâm trong đường rồi chế thành mứt có mùi thơm đặc biệt rất được ưa chuộng. Theo y văn cổ truyền, thanh yên được dùng chữa đau tức hơi vùng dưới tim (tâm hạ khí thống), ho có đờm (đàm ẩm khái thấu), nôn mửa do hơi đưa ngược lên (khí nghịch ẩu thổ).
  • Vỏ và cùi quả thanh yên nhai nuốt nước, sẽ làm tan đờm kết để chữa ho.
  • Liều dùng: 3-9 g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, hoặc chế thành hoàn tán. Lá và rễ cây thanh yên sắc nước uống cũng có tác dụng chữa các bệnh trên. Dịch quả thanh yên được dùng chữa bệnh hoại huyết, giun sán, nôn mửa. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ thanh yên trị giun, táo bón, nôn mửa, sỏi niệu đạo.

Bài thuốc có thanh yên

Điều trị ho nhiều kèm theo đờm loãng

Sử dụng 1 quả thanh yên đem rửa sạch. Sau đó nhai cả cùi và vỏ rồi từ từ nuốt nước. Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày, chỉ sau 5 – 7 ngày sử dụng, đờm sẽ loãng và giúp chặn khí hư, cải thiện triệu chứng ho.

Chữa đau vùng dưới tim hoặc đờm nước ngưng tụ ở ngoài màng tim

Sử dụng 40 – 60 gram vỏ thanh yên sắc chung với 2 bát nước cho đến khi cạn còn 1, chia đều ra uống. Với cách điều trị này, các bạn cần kiên trì dùng từ 7 – 10 ngày để có kết quả tốt.

Điều trị chứng ợ hơi, chán ăn hoặc thường xuyên nôn mửa

Chuẩn bị 2 quả thanh yên, 30 gram bạch thông thảo, 9 gram cát cánh, 90 gram xuyên bối, 30 gram tây qua bì và 45 gram đương quy sao vàng. Tất cả các vị thuốc được rửa sạch, thái nhỏ và cho vào ấm cùng với lượng nước nhất định. Sắc thuốc trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi cạn thành dịch đặc rồi chế thành hoàn. Mỗi ngày sử dụng 9 gram pha với nước đun sôi để nguội và uống.

]]>
https://dongyphuvan.vn/cay-thanh-yen-7776/feed/ 0
Cây Xuyên tâm liên https://dongyphuvan.vn/cay-xuyen-tam-lien-7772/ https://dongyphuvan.vn/cay-xuyen-tam-lien-7772/#respond Fri, 15 Nov 2019 07:17:56 +0000 https://dongyphuvan.vn/?p=7772 Cây Xuyên tâm liên hay còn gọi là Công cộng, Khổ diệp, Hùng bút, Khổ đởm thảo, Nguyễn cộng, Nhất kiến kỷ. Xuyên tâm liên đã được nghiên cứu và cho thấy chữa được khá nhiều bệnh đường hô hấp như: cúm, ho, viêm họng, viêm phổi, sưng amygdal… ngoài ra cây cũng có tác dụng chữa các bệnh  đường tiết niệu.

Cây Xuyên tâm liên 1

  • Tên tiếng Việt: Xuyên tâm liên, Công cộng, Khổ diệp, Hùng bút, Khổ đởm thảo, Nguyễn cộng, Nhất kiến kỷ
  • Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.) Wall. ex Nees – Justicia paniculata Burm.f.
  • Họ: Acanthaceae

 

Mô tả cây Xuyên tâm liên

  • Cây nhỏ, sống hàng năm, cao 0,40 – 1m. Thân vuông, mọc thẳng đứng, phân nhiều cành nhẵn. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình mác, đài 3-10 cm, rộng 1-2 cm, gốc thuôn, đầu nhọn dài, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm đen.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành chùm thưa; hoa màu trắng, điểm những đốm hồng tím, đài có 5 răng nhỏ, đều, có lông; tràng hợp ở phần dưới thành ống hẹp, hình trụ có lông, phần trên loe ra chia 2 môi, môi trên hẹp dài, môi dưới xẻ 3 thùy rộng, đầu nhọn; nhị 2, đính ở họng tràng; bầu 2 ô.
  • Quả nang, hẹp, thuôn dài khoảng 1,5 cm, hơi có lông mịn; hạt hình tròn.
  • Mùa hoa: tháng 9 – 12; mùa quả: tháng 1-2.

Phân bố, sinh thái

Chi Andrographis Wall. có khoảng 40 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam có 2 loài, trong đó có cây xuyên tâm liên.

Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau lan sang các nước nhiệt đới khác, như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippin, Indonexia, Australia và Trung Quốc. Cây cũng được nhập sang tận vùng Trung Mỹ. Ở các nước châu Á, xuyên tâm liên chủ yếu được trồng, đồng thời cũng thấy mọc trong trạng thái tự nhiên. Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là những nơi trồng nhiều xuyên tâm liên nhất trong toàn khu vực. Vào những năm 80, cây được trồng ở nhiều địa phương ở miền Bắc Việt Nam; sau đó giảm xuống, gần đây lại tiếp tục được khôi phục, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.

Xuyên tâm liên mọc từ hạt vào khoảng tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa xuân – hè. Khi cây sắp ra hoa, lá nhỏ đần và rụng sớm. Quả xuyên tâm liên lúc già tự mở cho hạt thoát ra ngoài.

Xuyên tâm liên là cây ưa sáng, hoặc có thể bị che bóng một phần trong ngày. Cây ưa mọc trên đất ẩm, khi mưa không bị đọng nước. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển là 22 – 26°C; lượng mưa 1500 – 2500 mm/năm. Hoa xuyên tâm liên nở từ các cành phía dưới trước, sau dần lên các cành ở ngọn. Ngược lại, khi cây vàng úa và tàn lụi lại bắt đầu từ các cành ở ngọn trước. Hạt xuyên tâm liên có tỷ lệ nảy mầm khá cao (khoảng 70 – 80%). Thời gian nảy mầm thường sau 7 ngày kể từ ngày gieo. Chú ý khi thu quả để lấy hạt giống cần tiến hành khi cây bắt đầu vàng úa (lá chuyển sang màu đỏ – vàng); nếu thu hái chậm, quả khô để tách ra rơi mất hạt

 Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái thành từng đoạn, rồi phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

  • Xuyên tâm liên chứa 2 nhóm hoạt chất chính là diterpen lacton và flavonoid.
  • Có diterpen lacton là andrographolid, deoxyandrographolid, neoandrographolid, homoandrographolid, 14 – deoxy – 11 oxoandrographolid, 14 – deoxy – 11 – 12 – didehydro – andrographolid, andrographosid, 14 deoxyandrographosid, deoxyandrographolid – 19 – p – D – glucosid, 14 – deoxy – 12 methoxyandrographolid, andrograpanin, andropanosid, ent – 14p – hyđroxy – 8 (17), 12 – labadien -15, 16 – olid – 3 p, 19 – oxyd.
  • Hàm lượng andrographolid ở lá là 2,6%, ở thân là 0,1 – 0,4%. Lá chứa hơn 2% andrographolid trước khi cây ra hoa, sau đó chỉ còn dưới 0,5%.
  • Theo quy định của Dược điển Trung Quốc 1997 (bản in tiếng Anh) xuyên tâm liên chứa không được dưới 0,4% dehydroandrographolid.
  • Xuyên tâm liên còn có andrographisid, deoxyandrographisid, 14 – deoxy – 11, 12 – dihydroandrographisid, 6′ – acetyl neoandrographolid.
  • Một dẫn chất của andrographolid tan trong nước là sản phẩm cộng với Na bisulflt có được dùng làm thuốc hạ sốt.
  • Các flavonoid là 7 – o – methyhvogonin, wogonin, oroxylin A, apigenin – 7, 4′ – dimethyl ether, andrographin, paniculin, mono – o – methvhvithin.
  • Rễ có một fiavanon glvcosid là andrographidin, nhiều isoflavone glycosid là các andrographidin B, C, D, E và F. Rễ còn có 2’, 5 – dihydroxy – 7, 8 – dunethoxyisislavon – 2′ – o – p – D – glucosid và 3Ị3 – hyđroxy – 5 – stigmasta – 9 (11), 22 (2P) – đien (CA. 124: 312. 288x).
  • Ngoài ra, xuyên tâm liên còn có các chất khác là andrographan, anđrographon, andrographosterin, panicolid, p – sitosterol – D – glucosid, a – sitosterol, acid cafeic, carvacrol, eugenol, acid myristic, hentriacontan, tritriacontan.

Bằng nuôi cấy mô, từ trụ dưới lá mầm và thân, người ta thu được các paniculid A, B, C.

Hai polysaccharid acid PA và PB được phân lập từ pectin của xuyên tâm liên. PA chứa galactose, arabinose, và rhamnose. Thủy phân từng phần PA thì được P-(1->3)‘P-D – galactan.

PB chứa galactose, arabinose và rhamnose theo tỉ lệ: 3,4: 1,7: 1. Thủy phân từng phần PB thì được a – (1 —» 4) – D – galacturonan.

Nguyễn Viết Tựu và cs (1984) đã chiết xuất được hỗn hợp glycosid lacton toàn phần 4 – 6% từ lá và 1 % từ thân cây xuyên tâm liên trồng ở thành phố Hồ Chí Minh và đã phân lập được từ hỗn hợp này 3 chất trong đó nhận dạng một chất là andrographolid và 2 chất mang tính chất sơ bộ là neoandrographolid và deoxvanddrographolid.

Vũ Ngọc Lộ và cs (1984) nhận thấy trên thí nghiệm đồng ruộng với 3 công thức: nitơ, phosphor và phosphor + nitơ, xuyên tâm liên cho tỉ lệ hoạt chất (andrographolid toàn phần) và năng suất cây xanh cao, trong đó công thức nitơ + phosphor cho năng suất cao hơn cả (4,3 tấn dược liệu/ ha).

Tác dụng dược lý

Trong mô hình gây phù bàn chân chuột cống trắng với caragenin, lá xuyên tâm liên (cao nước hãm) cho chuột uống vối liều 51,4 mg/100g thể trọng, có tác dụng chống viêm tương tự như tác dụng của 10 mg phenylbutazon /100g chuột. Andrographolid với liều 100 hoặc 300 mg/kg cũng có hoạt tính chống viêm và ức chế đáng kể phù chân chuột gây bởi caragenin, kaolin và nystatin. Ngoài ra, cao cồn kích thích phản ứng miền dịch cả đặc hiệu với kháng nguvên và không đặc hiệu ở chuột nhắt trắng mạnh hơn andrographolid tinh chế. Cao cồn cho chuột cống trắng gây sốt bằng men bia uống có hoạt tính hạ sốt rõ rệt. Andrographolid với liều 100 – 300 mg/kg cũng có tác dụng hạ sốt trên chuột cống trắng.

Trong thử nghiệm về tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng, cao nước hãm 10% lá xuyên tâm liên với liều 8 mg/kg tiêm phúc mạc có tác dụng tương tự như liều 48 mg/kg phenylbutazon. Với liều uống 300 mg/kg, andrographolid tinh chế có hoạt tính giảm đau đáng kể trong thử nghiệm gây quặn đau với acid acetic ở chuột nhắt trắng và thử nghiệm Randall Selitt ở chuột cống trắng. Trong một thử nghiệm lâm sàng mù kép có kiểm chứng với placebo, đã đánh giá tác dụng điều tri cảm sốt và viêm xoang của một cao xuyên tâm liên được tiêu chuẩn hóa trên 50 bệnh nhân. Lúc đầu cho bệnh nhân uống mỗi lần 340 mg cao, ngày 3 lần, sau đó bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc theo chỉ dẫn. Sau 5 ngày điều trị, các triệu chứng chủ quan và thời gian có các triệu chứng giảm đáng kể.

Ở một nghiên cứu mù kép khác, bệnh nhân cảm sốt được điều tri với cao xuyên tâm liên (liều 1,2 g bột lá/ ngày). Các triệu chứng lâm sàng giảm rõ rệt ở nhóm điều trị ở ngày thứ 4 sau khi uống thuốc, thời gian cảm sốt giảm đáng kể. Trong một nghiên cứu mù kép ngẫu nhiên hoá trên bệnh nhân có viêm họng – amiđan, liều bột lá xuyên tâm liên 6g/ ngày và paracetamol 3g/ ngày có tác dụng tốt hơn liều xuyên tâm liên 3g/ ngày về giảm sốt và giảm viêm họng ở ngày thứ ba. Ở ngày thứ bảy, các tác dụng lâm sàng không còn khác nhau. Ngoài ra, có những tác dụng phụ nhẹ tự hết ở khoảng 20% bệnh nhân ở mỗi nhóm. Trong thử nghiệm cho học sinh nhỏ uống trong 3 tháng, mỗi ngày 2 viên cao xuyên tâm liên được tiêu chuẩn hóa, có nhóm placebo để so sánh, xuyên tâm liên đã có tác dụng làm giảm tỷ lệ học sinh bị cảm lạnh; điều này cho thấy thuốc có tác dụng dự phòng cảm lạnh.

Cao nước thô xuyên tâm liên, và các phân đoạn n – butanol và nước gây giảm đáng kể huyết áp động mạch ở chuột cống trắng Sprague – Dawly gây mê; các liều có tác dụng ED5U là 11,4 mg/kg; 5,0 mg/kg và 8,6 mg/kg, tương ứng. Cao nước có tác dụng hạ áp phụ thuộc vào liều trên huyết áp tâm thu ở chuột cống trắng có tăng huyết áp tự nhiên, khi được truyền mạn tính vào phúc mạc bằng bơm thẩm thấu. Cơ chế tác dụng có thể do giảm nồng độ men chuyển angiotensin lưu hành và giảm một số gốc tự do trong thận. Ngoài ra, nước hãm 10% xuyên tâm liên tiêm tĩnh mạch cho thỏ có tác dụng làm giảm huyết áp trong 10-20 giây.

Cao xuyên tâm liên làm giảm bớt đáng kể hẹp lỗ động mạch chậu do vữa xơ gây bằng chế độ ăn giàu cholesterol ở thỏ. Do đó xuyên tâm liên có vai trò quan trọng dự phòng tái phát hẹp sau tạo hình mạch vành, thường là 30 – 40%. Ở chó có nhồi máu cơ tim thực nghiệm, cao nước hạn chế sự phát triển của thiếu máu cục bộ cơ tim khu trú và có tác dụng bảo vệ rõ rệt đối với thiếu máu cục bộ cơ tim có thể hồi phục. Tiêm tĩnh mạch cao chiết flavon từ rễ xuyên tâm liên cho chó, đã có tác dụng làm tăng tổng hợp PG12, ức chế sản sinh thromboxan A2, kích thích tổng hợp adenosin monosphosphat vòng ở tiểu cầu, ngăn cản sự ngưng tập tiểu cầu, và do đó dự phòng sự tạo thành cục huyết khối và sự phát triển nhồi máu cơ tim.

Khi tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng với liều 100 mg/kg, andrographisid và neoandrographolid có tác dụng bảo vệ có ý nghĩa chống sự nhiễm độc gan gây bởi carbon tetraclorid. Andrographolid cũng có tác dụng bảo vệ gan chống thương tổn gan gây bởi galactosamin và paracetamol ở chuột cống trắng, gây tăng tiết mật, chống ứ mật; làm tăng khả năng sống của tế bào gan trong thử nghiệm thải trừ xanh trypan và hấp thụ oxy. Andrographolid làm bình thường hóa những trị số biến đổi của GOT, GPT và phosphatase kiềm ở tế bào gan và huyết thanh. Andrographolid có tác dụng mạnh hơn silymarin, một thuốc bảo vệ gan đã được biết rõ.

Cao xuyên tâm liên có hoạt tính chống tiêu chảy ở mô hình khúc thắt hồi tràng. Các diterpen andrographolid và neoandrographolid phân lập từ cao cồn có hoạt tính kháng tiết mạnh đối với tiết dịch gây bởi toxin ruột của Escherichia coli. Andrographolid với liều 100 – 300 mg/kg có tác dụng chống loét ở chuột cống trắng. Ngoài ra, apigenin 7, 4′ – di – o – methyl – ether (một flavonoid) có tác dụng chống loét dạ dày gây thực nghiệm ỏ chuột lang và chuột cống trắng; cơ chế có thể do hoạt tính chống tiết và tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cao cloroform cho chuột cống trắng uống với liều 8 mg/kg có tác dụng lợi tiểu tương tự 25 mg furosemid/kg. Cao cồn thân rễ xuyên tâm liên có tác dụng diệt giun đũa in vitro.

Cao nước với liều 10 mg/kg có khả năng dự phòng tăng đường máu gây bởi glucose ở thỏ, nhưng không có tác dụng trên tăng đường máu gây bởi ađrenalin. Nước hãm 20% cho thỏ uống với liều 12,5 và 37,5 ml/kg có tác dụng gây hạ đường máu. Bột lá khô xuyên tâm liên, cho chuột cống trắng đực uống với liều 20 mg trong 60 ngày, có tác dụng chống sinh sản (chống sinh tinh trùng và/ hoặc kháng androgen). Neoandrographolid từ xuyên tâm liên có tác dụng chống sốt rét có ý nghĩa đối với Plasmodium berghei NK 65 ở chuột nhắt trắng. Dẫn chất dehydroandrographolid succinic acid monoester từ andrographolid có tác dụng ức chế siêu vi khuẩn gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) in vitro.

Xuyên tâm liên có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Shigella dysenteriae, Shigella shigae và Mycobacterum tuberculosis. Hoạt chất có tác dụng với Shigella tan trong nước, hoạt chất có tác dụng với các chủng còn lại tan trong cồn cao độ. Xuyên tâm liên dùng liều cao và kéo dài có tác dụng giảm sự tạo kháng thể. Xuyên tâm liên đã được thử nghiệm lâm sàng về tác dụng điều trị viêm phế quản cấp và mạn. Đối với viêm phế quản mạn (đa số là ở người lớn), kết quả tốt ở gần 80% trường hợp, ho và khối lượng đờm giảm, số ngày ho khạc trong mỗi đợt ít đi, khoảng cách giữa các đợt viêm xa hơn. Một số trường hợp thấy bớt tức ngực, khó thở. Đối với viêm phế quản cấp, chủ yếu là ở trẻ em, thời gian lành bệnh rút ngắn hơn và đối với trẻ thường bị nhiều đợt tiến triển trong năm, nếu dùng thuốc trong cả thời gian bình thường (dự phòng bằng uống 10 ngày trong tháng), các đợt viêm cấp trở nên thưa hơn.

Trong điều trị lao phổi, so sánh với công thức IPS (INH, pyrazinamid, streptomycin trong 3 tháng), công thức IPP (trong đó viên Panilin bào chế từ xuyên tâm liên thay cho streptomycin) và công thức ISP (trong đó Panilin thay pyrazinamid), được áp dụng điều tri cho bênh nhân lao phổi đã cho những kết quả tương tự. Các cao chiết từ xuyên tâm liên với cloroform hoặc methanol và andrographolid natri sucinat, thử nghiệm in vitro trên mô lá muôi phôi của người mang thai 6 – 8 tuần, có tác dụng ức chế sự sản sinh gonadotropin rau thai và progesteron từ mô lá nuôi phôi nuôi cấy in vitro. Cao chiết có tác dụng gây sảy thai.

Phân đoạn tan trong nước của cao cồn toàn cây được thử nghiệm trên chuột nhắt trắng chống lại nọc rắn mang bành. Tiêm cao thuốc cho chuột 30 phút trước khi tiêm nọc rắn. Cao xuyên tâm liên chỉ kéo dài thời gian sống của chuột nhắt mà không có tác dụng bảo vệ. Cũng đã nghiên cứu tác dụng kích thích phó giao cảm của cao xuyên tâm liên trên huyết áp chó, tim ếch tại chỗ, hồi tràng chuột lang và trực tràng ếch; cao này không có hoạt tính trên thụ thể nhận nicotin, mà chỉ có tác dụng trên thụ thể nhận muscarin.

Nhiều diterpenoid thuộc típ ent – labdan (ví dụ: andrographolid, 14 – epi – andrographolid, isoandrographolid, 12 – epi – 14 – deoxy – 12 – methoxy – andrographolid) gây cảm ứng mạnh sự biệt hóa tế bào đối với tế bào Mt. Nói chung hoạt tính của các dimer (bis – andrographolid A, B, C) mạnh hơn trong mô hình này; các glucosid có hoạt tính yếu hơn. Cao ether từ lá xuyên tâm liên có hoạt tính chống alkyl hóa khá cao đối với ethyl – methan sulíbnat. Nói chung, các chất chống alkyl hóa kết hợp với hoạt tính chống gây ung thư.

Cao hãm lá tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng có LDj0: 71,1 mg/ 10g thể trọng (độc tính cấp). Xuyên tâm liên với liều 20, 200 và 1.000 mg/kg cho hàng ngày cho chuột cống trắng đực trong 60 ngày, đã không gây độc tính mạn tính trên tinh hoàn chuột, với việc đánh giá bằng theo dõi trọng lượng cơ quan sinh sản, mô học tinh hoàn, phân tích siêu cấu trúc tế bào Leydig và nồng độ testosteron. Nước sắc xuyên tâm liên ủ với một dung treo chứa tế bào H9 và virut HIV (virut này được lấy ra từ tế bào H9 bị nhiễm HIV mạn tính). Sau 4 ngày ủ ở nhiệt độ ấm, các tế bào được nhuộm và soi tìm kháng nguyên HIV bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, thấy xuyên tâm liên có hoạt tính kháng HIV, làm giảm tỷ lệ tế bào bị nhiễm virut so với đối chứng.

Công dụng của Xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên được dùng trị lỵ cấp tính, viêm dạ dày, viêm ruột, cảm mạo, phát sốt, viêm họng, viêm amiđan, viêm phổi, rắn độc cắn. Ngày dùng 10 – 15g lá dưới dạng thuốc sắc uống. Nếu tán bột, mỗi lần uống 2 – 4 g, ngày 2-3 lần. Để chữa viêm miệng, viêm họng, dùng vài lá nhai ngậm. Dùng ngoài, lá xuyên tâm liên một nắm giã với rượu xoa đắp phối hợp với uống thang thuốc có xuyên tâm liên, kim ngân hoa, sài đất, chữa lở ngứa rôm sảy, sưng tấy, nhiễm trùng ngoài da, vết thương, rắn cắn.

Trong y học Trung Quốc, xuyên tâm liên được dùng điều tri cảm cúm với sốt, viêm họng, viêm thanh quản, loét miệng, loét lưỡi; ho cấp tính hoặc mạn tính, viêm ruột kết, ỉa chảy, lỵ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu với tiểu tiện khó và đau; mụn nhọt, lở loét, rắn độc cắn. Ngày 6 – 9g. Dùng ngoài với lượng thích hợp. Còn dùng chữa bệnh do Leptospira.

Rễ và lá xuyên tâm liên được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Ấn Độ, và nhiều vùng ở Đông Nam Á, Trung Mỹ và vùng Caribê; thường được dùng làm thuốc trị rắn và sâu bọ cắn. Nước hãm hoặc nhựa từ lá vò nát được dùng trị sốt, ban da ngứa và làm thuốc bổ. Nước sắc lá hoặc rễ được dùng trị đau dạ dày, lỵ, bệnh sốt do Rickettsia, bệnh tả, cúm, viêm phế quản, làm thuốc tẩy giun và lợi tiểu. Còn được dùng làm thuốc đắp chữa sưng chân, bệnh bạch biến và trĩ. Viên hoàn hoặc thuốc hãm được dùng điều trị rối loạn kinh nguyệt, khó tiêu, tăng huyết áp, thấp khớp, bệnh lậu, vô kinh, bệnh gan và vàng da.

Ở Ấn Độ, để chữa ho gà, cho trẻ uống mỗi lần một thìa cà phê bột nhão bào chế từ rễ xuyên tâm liên và thân rễ gừng gió, trọng lượng bằng nhau, ngày 3 lần, trong 15 ngày. Lá khô xuyên tâm liên cùng với tỏi được tán bột làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu Hà Lan, uống mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần, trong 3-7 ngày để chữa sốt rét. Xuyên tâm liên cũng được dùng trong thành phần của phương thuốc cổ truyền Ấn Độ để chữa rụng tóc dưới dạng thuốc sắc uống. Ở Nepal để trị áp xe, người ta dùng một nắm lá bánh tẻ xuyên tâm liên và một ít muối, giã và trộn với nửa cốc nước. Gạn dịch nổi lên trên và uống ngày một lần, bã đắp lên chỗ bị áp xe.

Đối tượng không nên sử dụng xuyên tâm liên?

Xuyên tâm liên có thể gây tác dụng phụ không tốt đối với sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, những đối tượng này không nên dùng:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người tỳ vị hư hàn
  • Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến sinh sản, đặc biệt người khó có con
  • Người có chứng máu không đông hoặc bệnh nhân bị chấn thương gây chảy máu, người sau phẫu thuật
  • Bệnh nhân bị tụt huyết áp

Thận trọng khi uống xuyên tâm liên với các loại thuốc sau

Không nên sử dụng xuyên tâm liên với các loại thuốc sau:

  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc kháng tiểu cầu
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Trên đây là tất cả những thông tin về tính vị, tác dụng cũng như cách dùng và liều lượng của cây xuyên tâm liên. Loại cây này có tác dụng chữa bệnh nhưng để dự phòng tác dụng phụ, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bài thuốc có xuyên tâm liên

1. Chữa lỵ trực khuẩn cấp tính, viêm dạ dày, viêm ruột, cảm sốt, sưng lấy, rắn độc cắn: Xuyên tâm liên 15g; kim ngân hoa, sài đất mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

2. Chữa viêm phổi, sưng amidan: Xuyên tâm liên 12g; huyền sâm, mạch môn, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

3. Chữa viêm gan nhiễm khuẩn: Xuyên tâm liên 3g, cỏ nhọ nồi 6g, diệp hạ châu đắng 3g. Sắc uống ngày một thang trong 2-4 tuần.

4. Chữa bỏng (giai đoạn hồi phục của bệnh):

a) Xuyên tâm liên 200g. Nấu với 500 ml nước, rửa hàng ngày.

b) Xuyên tâm liên, hoàng bá, xà sàng tử, mỗi vị 100g. Nấu với 600 ml nước, rửa hàng ngày.

]]>
https://dongyphuvan.vn/cay-xuyen-tam-lien-7772/feed/ 0
Cây Sa nhân trắng https://dongyphuvan.vn/cay-sa-nhan-trang-7708/ https://dongyphuvan.vn/cay-sa-nhan-trang-7708/#respond Wed, 13 Nov 2019 08:44:27 +0000 https://dongyphuvan.vn/?p=7708

Cây sa nhân trắng hay còn gọi là cây Dương xuân sa. Cây có thể kích thích và giúp tiêu hóa, chữa tỳ vị khí trệ, ăn không tiêu, đau bụng lạnh tiêu chảy, nôn ẹo, đông thai, kiết lỵ thuốc hàn.

Cây Sa nhân trắng 1

  • Tên tiếng Việt: Sa nhân trắng, Dương xuân sa
  • Tên khoa học: Amomum villosum Lour.
  • Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Mô tả Sa nhân trắng

Cây thảo, cao 1 – 3 m. Thân rễ mọc bò, chằng chịt trên mặt đất. Lá không cuống mọc so le, dài 30 – 40 cm, rộng 5-9 cm, gốc tròn, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, hai mặt nhẵn; lưỡi bẹ nguyên. Cụm hoa mọc ở thân rễ thành bổng, có 5 – 11 hoa màu trắng; lá bắc ngoài có mũi nhọn ở đầu, lá bắc trong có hai răng nhỏ; đài dài 1,5 – 2 cm, có 3 răng; tràng dài 2 – 2,5 cm, chia 3 thùy, thùy giữa hình khum, hai thùy bốn nhỏ, cánh môi dạng thìa tròn, đường kính 1,6-2 cm, có sọc đỏ tía ỏ giữa phiến, mép nguyên, đầu cánh môi chia hai thùy nhỏ gập ra phía sau, chỉ nhị dài bằng bao phấn; bầu gần hình cầu, có lông mịn.

Quả hình cầu, có gai mịn, nguyên hoặc xẻ đôi, chia 3 ô; hạt có áo sần sùi. Mùa hoa : tháng 4-5; mùa quả : tháng 6-7. Loài Amomun villosum Lour. Còn chia làm hai thứ: – A. villosum Lour. var. villosum T.L. Wu ex Senjen Chen. Sa nhân vỏ đỏ, vỏ có màu đỏ nâu từ non đến già, khi chín khó tách vỏ thành 3 mảnh. – A. villosum Lour. var. xanthioides (Wall.) T. L. Wu ex Senjen Chen. Sa nhân vỏ xanh. Quả non màu xanh lục, khi chín màu vàng lục. vỏ quả dễ tách thành 3 mảnh.

Phân bố, sinh thái

Sa nhân trắng phân bố rộng rãi ở Quảng Tây, Vân Nam, đảo Hải Nam (Trung Quốc), Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ớ Việt Nam, so với các loài cùng chỉ, sa nhân trắng được coi là cây có biên độ sinh thái rộng, phân bố phổ biến khắp các tỉnh từ vùng núi (dộ cao dưới 1000 m) đến trung du ở miền Bắc cũng như miền Nam. Theo kết quả diều tra nghiên cứu và thống kê của Viện Dược liệu từ năm 1961 đến nay, sa nhân trắng dược ghi nhận ở 38 tỉnh thành phố, với phạm vi phân bố không liên tục lên đến hàng ngàn hecta rừng. Nhiều vùng sa nhân trắng mọc khá tập trung, được phát hiện ở các tỉnh Thái Nguvên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc và Kon Tum. Sa nhân trắng ưa khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm.

Ở các tỉnh miển núi giáp biên giói phía bắc hoặc ở tinh Quảng Tây và Vân Nam – Trung Quốc, nơi có khí hậu thiên về á nhiệt đới, cây vẫn sinh trưởng, phát triển tốt. Điều đó khẳng định sa nhân tráng là loại cây có khả năng thích nghi khá rộng. Cây đặc biệt ưa ẩm, chịu bóng và có thể ưa sáng, thường mọc tập trung thành đám ở ven rừng, dọc theo hành lang ven suối, ven các lối di trong rừng. Đôi khi, thấv cây còn sót lại trong các bờ nương rẫy. Ở những nơi có câv phân bố tập trung thường là các kiểu rừng thường xanh ẩm, nhưng dã Irở nôn thứ sinh vứi (tộ tàn che khoảng 20 – 40%. Sa nhân trắng mọc xen lẫn với môt vài loài câv bụi và (lỗ lấn át các loài cỏ quvết khác. Sa nhân trắng ra hoa quả hàng năm, mùa hoa ỏ các tỉnh phía nam thường sớm hơn ở các tỉnh phía bắc tù 20 dến 30 ngày. Tuy nhiên, sự ra hoa kết quả hàng 6 năm của cây rất thất thường, ở những lô trên thí nghiệm cũng như khoanh nuôi tự nhiên (thuộc đề tài KY-02-04) tại Bình Định, Hoà Bình và Thái Nguyên từ năm 1992 – 1996, có 2 năm cây ra hoa nhiều nhưn» không thu được quả nào. Hiện tượng này cho đến nay chưa được nghiên cứu và giải trình một cách cụ thể. Khả năng tái sinh chồi tự nhiên của sa nhân trắno cũng đã dược xác định là tăng theo cấp sô’ nhân, giống như Loài sa nhân tím kể trên.

Cách trồng

Giống như sa nhân tím.

Bộ phận dùng

Quả sa nhân trắng thu hái lúc gần chín, bóc vỏ lấy khối hạt màu trắng, phơi khô. Có thể chế biến như sau:

  1. Sa nhân sao: Để cả quả, hay bóc vỏ lấy hạt, sao vàng đến khi có mùi thơm. Có thể sao sém cạnh hoặc sao đen.
  2. Sa nhân chích muối: Sa nhân trắng 10 kg, muối ăn 1,5 kg, nước vừa đủ. Hoà muối vào nước, khuấy cho tan, đổ sa nhân vào ngâm 30 phút cho ngấm hết muối, rồi sao cho khô vàng. Có thể sao sa nhân đến khi có mùi thơm, vẩy nước muối vào, rồi tiếp tục sao đến khô.
  3. Sa nhân chích gừng: Sa nhân trắng 10 kg, gừng tươi 1 kg. Rửa sạch gừng, cát lát, giã nát vắt lấy nước cốt. Thêm nước giã tiếp làm nhiều lần dể vắt kiệt địch gừng rỗi tẩm dều vào sa nhân. Khi dược liệu hút hêt dịch gìtng, sao cho khô.

Thành phần hóa học

Có Saponin và tinh dầu 2 – 3% gồm: Camphor, Borneol Bomyl Acetate, Linalool, Nerolidol, Limonene. Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, D-bornylacetat, D-limonen, (-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol.

Tác dụng dược lý

Trong thử nghiệm in vitro, tinh dầu sa nhân trắng có tác dụng ức chế các vi khuẩn theo thứ tự hoạt tính giảm : Bacillus subtilis, Bacillus mycoides, Diplococcus pneumoniae, Mycobacterium tuberculosis, Proteus vulgaris, Shigella dysenteriae, Salmonella typhi và có tác dụng diệt umíp trên Entamoeba moshkowskii với nồng độ ức chế thấp nhất là 1:2560. Cao nưóc của một chế phẩm thuốc cổ truyền Triều Tiên được bào chế từ hạt sa nhân trắng, nhân sâm, cam thảo, kim ngân và một số dược liệu khác, có tác dụng làm tăng thời gian sống của chuột nhắt trắng được cấy sarcom 180 trong phúc mạc, và làm giảm có ý nghĩa độc tính gây chết của cis-platin (45 Ịimol/kg tiêm dưói da) và tác dụng độc hại thận của cis-platin (35 (imol/kg tiêm dưới da) ở chuột nhắt và chuột cống trăng. Hồng cẩu và bạch cầu giảm đáng kể ở chuột cống trắng diều trị với cis-platin, trong khi ở chuột điều trị với cis-platin cùng với chế phẩm thuốc, dộc tính về huyết học của cis-platin (35 nmol/kg tiêm dưới da) giảm rõ rệt.

Bài thuốc gồm hạt sa nhân, câu đằng, lá tre non và 7 được liệu khác đã dược áp dụng cho 32 bệnh nhân được chẩn đoán có xơ mỡ động mạch ở lứa tuổi trên 45, có cholesterol máu từ 220 mg% trở lên, trong đó 12 bệnh nhân có kèm theo tãng huyết áp. Thuốc được dùng uống dưới dạng vicin hoàn trong 30 – 60 ngày. Kết quả có 22/32 bệnh nhân đạt kết quả tốt, và 9/32 người dạt kết quả vừa. Kết quả tốt hơn ở bệnh nhân có tăng cholcsterol máu mà không kèm theo tăng huvết áp. Có bệnh nhi sốt cao, đi ngoài ra phân có chất nhầy và máu, và sau đó không nói và íav chân không cử động dược, dã dược uống bài thuốc Lục quân gia giảm gồm sa nhân 4g, rau má lOg; dàng sâm, thổ phục linh, bạch giới tử, mỗi vị 8g; bạch truật, bạch biển dậu, đương quy, bạch thược, môi vị 6g; cam thảo, trần bì, thạch xương bồ, mỗi vị 4g. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhi đã bình phục, nói và di lại được.

Trong mội thử nghiệm lâm sàng, hạt sa nhân có hiệu quả diều trị rõ rệt trên viêm loét dạ dày – tá tràng.

Tính vị, công năng

Sa nhân trắng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 3 kinh thận, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung, hành khí, chỉ thống, khai vị, tiêu thực, an thai. Công dụng Sa nhân trắng là vị thuốc kích thích và giúp tiêu hóa, chữa tỳ vị khí trệ, ăn không tiêu, đau bụng lạnh, tiêu chảy, nôn oẹ, dộng thai, kiết lỵ thuộc hàn. Ngày dùng 3 – 6g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Còn được dùng làm gia vị và chế rượu mùi.

Kiêng kỵ : Âm hư, nội nhiệt không nên dùng. Dùng ngoài hạt sa nhân trắng, giã nhỏ thành bột, chấm vào răng đau, hoặc ngâm rượu cho đặc rồi ngậm để chữa đau răng. Thân rỗ của cây (lOg) cắt nhỏ, ngâm với 100 ml rượu trong 15 ngày, dùng xoa bóp hàng ngày chữa tô thấp. Ó Trung Quốc, sa nhân trắng được đùng trị rối loạn về dạ dày và tiêu hóa, nôn, ăn không ngon, khó tiêu, cơn đau bụng, tiêu chảy. Ngoài tác dụng bổ, gãy trung tiện, làm dễ tiêu, sa nhân trắng còn là thuốc điều kinh và hạ sốt. Đôi khi dược chỉ định để chữa lao có khái huyết, bệnh gan, tử cung và thấp khớp. Hạt sa nhân trắng thường có trong thành phần các thuốc lợi tiêu hóa, trị ho và cảm lạnh.

Công dụng sa nhân trắng

Sa nhân  trắng là vị  thuốc kích thích va giúp tiêu hóa, chữa tỳ vị khí trệ, ăn không tiêu, đau bụng lạnh tiêu chảy, nôn ẹo, đông thai, kiết lỵ thuốc hàn. Ngày dùng 3 – 6g dang thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường dùng phối hợp với các vi thuộc khác. Còn được dùng làm gia vị  và chế rượu mùi.

Kiêng kỵ : Âm hư, nội nhiệt không nên dùng. Dùng ngoài hạt  sa nhân trắng, giã như thành bột chấm vào răng đau, hoặc ngân rượu cho đặc rồi ngâm để chữa đau răng. Thân rễ của cây (10g) cắt nhỏ  ngâm với 100 ml rượu trong 15 ngày, dùng xoa bóp hàng ngày chữa tê thấp

Ở Trung Quốc, sa nhân trắng  được dùng trì rối loạn về dạ dày và tiêu hóa, nôn, ăn không ngon, khó tiêu, cơn đau bụng, tiêu chảy. Ngoài tác dụng bổ, gây trung tiện, làm dễ tiêu, sa nhân trắng còn là thuốc điều kinh và hạ sốt. Đôi khi được chỉ định để chữa lao có khái huyết, bệnh gan, tử cung và thấp khớp. Hạt sa nhân trắng thường có trong thành phần các thuốc lợi tiêu hóa, trị ho và cảm lạnh.

Bài thuốc có sa nhân trắng

1. Chữa tiêu chảy cấp tính:

  • Sa nhân 8g; hoắc hương 12g; vỏ vối 10g; vỏ rụt, trần bì, hương phụ, hạt vải, mỗi vị 8g. Tán bột, làm viên, uống ngày 10g; hay sắc uống ngày một thang.
  •  Sa nhân 12g; bạch biển dậu 20g; thảo quả, ô mai, sắn dây, mỗi vị 12g; cam thảo 6g. Tán bột làm thành viên, mỗi ngàv uống 20g với nước chè đặc.

2. Chữa tiêu chảy mạn tính:

  • Sa nhân 8g; bố chính sâm, củ mài, ý dĩ sao, mỗi vị 12g; trần bì 8g; gừng khô, vỏ rụt, mỗi vị 6g. sác uống, ngày một thang.
  • Sa nhân 6g; bạch truật, đảng sâm, hoài sơn sao, ý dĩ sao, mỗi vị 12g; phục linh, trần bì, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. sắc uống, ngày một thang.

3. Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng:

  • Sa nhân 8g; hương phụ 10g; diên hổ sách, khổ luyện tử, mỗi vị 8g; trầm hương, chích cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
  • Sa nhân 10g; lá khôi 20g; sâm Bố Chính 12g; mộc hương 10g; bán hạ chế, trần bì, mỗi vị 6g; gừng 4g. Sắc uống ngày một thang.

4. Chữa phụ nữ hay bị sẩy thai:

Sa nhân 8g; đảng sâm 16g; bạch truật, thục địa, bạch thược, tục đoạn, mỗi vị 12g; phục linh, dương quy, hoàng cầm, mỗi vị 8g; xuyên khung 6g; cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày.

5. Chữa rối loạn tiêu hỏa kéo dài ở trẻ em:

Sa nhân 20g; V dĩ, hoài sơn, liên nhục đảng sám bạch biển dậu, mỗi vị 100g; cốc nha 30g; trần bì tihuc khấu, mỗi vị 20g. Ba vị : sa nhân, trần bì, nhục khấu sắc nước đặc, các vị khác tán bột mịn, làm thàtth dạng cốm. Trẻ em l – 3 tuổi, ngày uống 12 – 16g chia lần (Cốm bổ tỳ).

6. Chữa tăng huyết áp:

Sa nhân 6,6g, đỗ trọng 33g, hoàng bá 10g cam thảo 6,6g. Khi có bệnh tim, thêm quế 6,6g. sắc uống ngày một thang.

7. Phòng chống sốt rét:

Sa nhân vài hạt nhấm ăn hay ăn trầu với sa nhân và nuốt nước.

8. Chữa chứng tăng cholesterol máu:

Sa nhân 8g; phòng đảng sâm, dây câu dằng, củ chóc (chế), mỗi vị 15g; củ tóc tiên (bỏ lõi), thạch cao bạc hà (hoặc phòng phong), vỏ quýt, mỗi vị 12g; cúc hoa vàng, lá tre non, mỗi vị 10g. Làm thành viên hoàn, ngày uống 20 – 30g.

]]>
https://dongyphuvan.vn/cay-sa-nhan-trang-7708/feed/ 0
Sâm tố nữ https://dongyphuvan.vn/sam-to-nu-7746/ https://dongyphuvan.vn/sam-to-nu-7746/#respond Mon, 11 Nov 2019 03:33:20 +0000 https://dongyphuvan.vn/?p=7746 Sâm tố nữ hay còn gọi là Sắn dây củ tròn là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10 m. Theo kinh nghiệm dân gian, Sâm tố nữ thường dùng với liều 5mg/kg/ngày vào buổi tối để chống nếp nhăn, làm đen tóc và kích thích mọc tóc, giảm đục thủy tinh thể, hỗ trợ điều trị mất trí nhớ …

Sâm tố nữ 1

  • Tên khoa học: Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat.
  • Tên khác: Sắn dây củ tròn, Kwao Krua, Kwao Krua Kwao, White Kwao Krua, trong đó tên White Kwao Krua là tên trong các tài liệu khoa học.
  • Họ: Đậu (Fabaceae)

Mô tả sâm tố nữ:

Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10 m. Rễ phát triển thành củ tròn, to. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy, mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.

Phân bố:

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, Myanmar cách đây 800 năm. Hiện nay, loài cây này phân bố chủ yếu trong các khu rừng rụng lá ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc Thái Lan, Myanma, Ấn Độ. Kể từ khi được phát hiện cho đến nay, Sâm tố nữ vẫn được sử dụng phổ biến ở Thái Lan như một phương thuốc bí truyền giúp cải lão hoàn đồng với tác dụng làm đẹp da, đen tóc, tăng tuần hoàn máu, cải thiện trí nhớ và duy trì sinh lí cho phụ nữ.

Tại Việt Nam, năm 2011, trong một chuyến điều tra khảo sát nguồn tài nguyên cây thuốc tại Bản Cá – Sơn La, Cử nhân Ngô Văn Trại – Nguyên cán bộ Viện Dược Liệu Trung Ương đã tình cờ phát hiện thấy sự có mặt của Sâm tố nữ trong khu vực sinh sống của người dân tộc Thái trắng. Qua điều tra thăm hỏi, được biết những người phụ nữ Thái sinh sống tại đây thường xuyên dùng củ Sâm tố nữ này đắp mặt, sắc lấy nước uống để giúp tóc dài mềm mại, da dẻ mịn màng, eo thon và tăng khả năng sinh đẻ. Trong suốt quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam còn phát hiện ra giống Sâm này phân bố ở các tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam như Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang và một số huyện miền núi của Thanh Hóa và Nghệ An. Tuy nhiên, do phần củ làm thuốc, vì vậy sau khi khai thác thì cây không còn khả năng tái sinh. Cùng với nhu cầu sử dụng gia tăng ngày một lớn, hiện nay loài cây này trở nên rất quý hiếm và hiếm gặp ở Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay đã có một số công ty dược phẩm như Tuệ Linh xây dựng các vùng dược liệu trồng Sâm tố nữ cả chục hecta.

Bộ phận dùng

Rễ củ

Thành phần hóa học:

Các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất 17 hoạt chất có tác dụng oestrogen trong sâm tố nữ, bao gồm: 10 isoflavonoid (daizein, genistein, kwakfurin, daidzin, genistin, puerarin…), 4 coumestan (coumestrol, mirificouestan, miricoumestan hydrate, miricoumestan glycol) và 3 chromen (miroestrol, isomiroestrol, deoxymiroestrol). Tất cả các chất này đều có cấu trúc tương tự 17β-estradiol. Trong đó, 2 chất miroestrol và deoxymiroestrol, với hàm lượng 2-3mg trong 100mg bột rễ P.mirifica khô, chính là 2 hoạt chất có hoạt tính oestrogen mạnh nhất trong tất cả các oestrogen có nguồn gốc từ thực vật, với hoạt tính oestrogen lần lượt mạnh gấp 1000 và 10000 lần so với mầm đậu nành.

Cũng trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn nhận thấy: Hoạt chất Deoxymiroestrol tuy rất quý nhưng hàm lượng trong Sâm tố nữ lại không nhiều. Chưa kể đến, nó dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao và tạo thành chất kém hoạt tính hơn. Do đó, để ứng dụng Sâm tố nữ vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ cần phải tiến hành nghiên cứu, xây dựng các phương pháp chiết xuất nhóm phytoestrogen, đặc biệt là Deoxymiroestrol và Miroestrol của loài Sâm này. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, năm 2017, Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tiến hành “Nghiên cứu quy trình chiết xuất và phân lập các hoạt chất chính trong Sâm tố nữ”. Đề tài đã thu được những kết quả vô cùng khả quan: 1. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đã chiết tách và phân lập thành công được hai hoạt chất phytoestrogen mạnh nhất từ Sâm tố nữ là Miroestrol và Deoxymiroestrol; 2. Xây dựng thành công quy trình chiết xuất phân đoạn giàu phytoestrogen từ Sâm tố nữ; 3, Đặc biệt hơn, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện ra: Sâm tố nữ Việt Nam cho hàm lượng hoạt chất Deoxymiroestrol và Miroestrol cao gấp 5,8 lần và 7,2 lần mẫu Sâm tố nữ Thái Lan.

Tính vị:

Rễ củ Sâm tố nữ có vị ngọt, cay, tính bình, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát, thoái chẩn, thăng dương, chỉ tả.

Hoa Sâm tố nữ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc rượu.

Tác dụng của sâm tố nữ:

Theo kinh nghiệm dân gian, Sâm tố nữ thường dùng với liều 5mg/kg/ngày vào buổi tối để chống nếp nhăn, làm đen tóc và kích thích mọc tóc, giảm đục thủy tinh thể, hỗ trợ điều trị mất trí nhớ, tăng cường thể lực, tăng dẻo dai, tăng tuần hoàn máu và điều trị rối loạn giấc ngủ. gần đây, Sâm tố nữ còn được dùng để giảm các triệu chứng liên quan đến tuổi và thiếu hụt oestrogen như ngực chảy xệ, da nhăn, loãng xương và tóc bạc do có chứa các thành phần tác dụng tương tự như oestrogen.

Còn trên thế giới thì sâm tố nữ có tên khoa học là Pueraria mirifica, được phụ nữ Thái Lan sử dụng trong nhiều thế kỉ như một phương pháp giúp trẻ hóa cơ thể, làm đẹp da. Tác dụng “cải lão hoàn đồng” của Sâm tố nữ được các thế hệ phụ nữ Thái Lan truyền từ đời này sang đời khác. Đặc biệt, vào năm 1931, Luang nusan Suntara đã công bố 9 tác dụng của Sâm tố nữ, gồm:

  1. Làm trẻ hóa cơ thể, ngăn ngừa lão hóa
  2. Chống nhăn, đặc biệt là nếp nhăn vùng mắt
  3. Làm đen tóc, kích thích mọc tóc chắc khỏe
  4. Làm sáng mắt
  5. Tăng trí nhớ
  6. Tăng cường sinh lực
  7. Tăng tuần hoàn máu
  8. Giúp ăn ngon miệng
  9. Giảm rối loạn giấc ngủ

Tác dụng dược lí và nghiên cứu khoa học

Sâm tố nữ là thảo dược có tác dụng estrogen mạnh nhất hiện nay. Đặc biệt năm 2005, trong một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học A. Matsumara, A.Ghosh, G.S. Pope, P.D. Darbre thuộc Khoa sinh học tế bào và phân tử, trường ĐH Reading (Anh Quốc) đã cho thấy: hoạt chất Deoxymiroestrol có tác dụng lần lượt mạnh gấp 1.000 và 10.000 lần so với 2 phytoestrogen là Daidzein và Genistin trong mầm đậu nành, là estrogen tự nhiên tốt nhất cho phái đẹp. Việc tìm ra hoạt chất Deoxymiroestrol đã mở ra một liệu pháp bổ sung nội tiết tố mới hoàn hảo thay thế các liệu pháp bổ sung estrogen tổng hợp và estrogen từ mầm đậu nành.

Sâm tố nữ giúp giảm nhanh các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh. Nghiên cứu năm 2001 của tác giả Verasing Muangman cùng các cộng sự (Thái Lan) thử nghiệm công thức thuốc thảo dược từ Sâm tố nữ. Kết quả: sau 1 tháng sử dụng với liều lượng 200mg/ ngày: 100% người dùng cải thiện các triệu chứng nóng bừng, trầm cảm, khô da. Sau 2 tháng: các dấu hiệu cải thiện trước vẫn được duy trì, giấc ngủ không còn bị rối loạn. Sau 3 tháng: vòng ngực săn chắc hơn, da sáng và mịn hơn, giảm cholesterol trong máu. Sau 4 tháng: hết hẳn các triệu chứng tiền mãn kinh, cơ thể khỏe mạnh và tinh thần tốt lên trông thấy. Để làm rõ hơn tác dụng, năm 2004 các nhà khoa học Thái Lan còn tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Hat Yai – sử dụng Sâm tố nữ để điều trị cho phụ nữ có các triệu chứng tiền mãn kinh. Kết quả cho thấy: 100% người dùng sau 4 – 6 tháng đều cải thiện đáng kể các triệu chứng mất ngủ, bốc hỏa, da khô nhăn, cholesterol máu cao, thiếu máu cục bộ, loãng xương….Bên cạnh đó, nghiên cứu trên còn chỉ ra rằng Sâm tố nữ giúp nồng độ FSH/LH (một hormone đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích buồng trứng sản xuất estrogen) luôn ở mức ổn định. Năm 2007, các nhà khoa học người Thái tiếp tục tiến hành 1 thử nghiệm lâm sàng pha III so sánh tác dụng của Sâm tố nữ với oestrogen liên hợp (CEE) có phối hợp hoặc không với Medroxyprogesterol acetat (MPA) trong điều trị các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh và cho kết quả: Sâm tố nữ có tác dụng oestrogen tương tự CEE và có thể giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Sâm tố nữ giúp cải thiện chức năng sinh lý. Sâm tố nữ giúp cải thiện sinh lý rõ rệt thông qua cơ chế: giảm khô hạn và tăng sức khỏe âm đạo. Điều này đã được khẳng định trong một nghiên cứu lâm sàng tại trường ĐH Mahidol, Bangkok, Thái Lan năm 2007. Kết quả cho thấy, sau 3 tháng: triệu chứng khô âm đạo ở nhóm dùng Sâm tố nữ giảm đi đáng kể. Đặc biệt sau 6 tháng, các chỉ số sức khỏe âm đạo như: độ ẩm, nồng độ pH, độ đàn hồi, thể tích dịch tiết (dịch âm đạo) tăng lên rõ rệt. Đặc biệt khi sử dụng chiết xuất Sâm tố nữ ở mức liều 5mg/kg/ngày cho kết quả: Tăng tế bào biểu mô âm đạo, tăng khối lượng âm đạo khô. Trong một thử nghiệm lâm sàng của Manonai và cộng sự (2007), 51 phụ nữ mãn kinh dùng 20, 30, 50 mg/ngày sâm tố nữ trong 24 tuần giảm triệu chứng khô âm đạo và phục hồi biểu mô âm đạo bị teo, giảm pH âm đạo về acid. Một năm sau đó, Manonai tiếp tục tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng placebo trong 24 tuần trên phụ nữ mãn kinh đã chứng minh rằng Sâm tố nữ có tác dụng bảo tồn xương tương tự oestrogen dựa trên đánh giá dấu ấn chu chuyển xương và sự giảm nồng độ phosphatase kiềm (ALP).

Sâm tố nữ chống oxy hóa và hạn chế quá trình lão hóa:  Puerarin và daizein có tác dụng chống oxy hóa tương tự α-tocopherol. Nồng độ puerarin có mối liên quan rõ rệt với tác dụng chống oxy hóa của sâm tố nữ. nghiên cứu in vitro của T Chattuwwatthana và các cộng sự năm 2015 đã chứng minh dịch chiết sâm tố nữ có thể giảm tốc độ lão hóa da và có thể kết hợp trong thành phần của các sản phẩm chống nếp nhăn da. Trong một nghiên cứu in vivo của Waranya Chatuphonprasert năm 2012 trên chuột bị cắt buồng trứng, kết quả đã cho thấy dịch chiết sâm tố nữ làm tăng đáng kể nồng độ chất chống oxy hóa glutathion (GSH) và tỉ lệ GSH/GSSH ở cả gan và tử cung, trong khi estradiol không có tác dụng này.

Sâm tố nữ giúp ngực săn chắc, hạn chế ngực chảy xệ: Trong một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Đại học Chulalongkorn Thái Lan và Anh Quốc, đã xác định được tỷ lệ phụ nữ sử dụng bột chiết xuất từ củ sâm tố nữ (liều 800mg/ngày trong 2 tháng) có hiệu quả làm nở ngực là 82% và săn chắc ngực là 88%. Sâm tố nữ có thể phất triển ống sữa ở vú và mở rộng mô mỡ, tăng dây chằng xung quanh vú để định hình. Các ống chia nhánh từ núm vú vào bên trong vú , kết thúc bằng cụm các tiểu thùy, từ đó dẫn đến ngực săn chắc hơn. Sâm tố nữ có thể duy trì collagen, phát triển các tế bào da mới, làm cho vú mềm, mịn màng và nhìn tự nhiên.

Sản phẩm có sâm tố nữ

Sản phẩm có sâm tố nữ 1

Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh với thành phần gồm: Sâm tố nữ, Hồng sâm, nữ lang, thiên môn đông, Nhung hươu… Sảm phẩm đã được chứng minh với công dụng:

  • Hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh như: bốc hỏa, mất ngủ, suy giảm sinh lý
  • Bồi bổ nguyên khí, hạn chế lão hóa da
  • Giảm nếp nhăn trên da, tăng cường đàn hồi da, giúp da đẹp mịn màng, sắc mặt hồng hào

Tìm hiểu thêm: Sâm tố nữ có hoạt chất mạnh gấp 10.000 đậu nành

]]>
https://dongyphuvan.vn/sam-to-nu-7746/feed/ 0
Cây Sòi trắng https://dongyphuvan.vn/cay-soi-trang-7702/ https://dongyphuvan.vn/cay-soi-trang-7702/#respond Sun, 10 Nov 2019 08:35:20 +0000 https://dongyphuvan.vn/?p=7702 Cây Sòi trắng hay còn gọi là Sòi nhuộm, Sòi xanh, Mộc tử thụ, Mạy cụ. Cây có thể sử dụng cho người bị Phù thũng, táo bón, bệnh sán máng, cổ trướng xơ gan, viêm gan siêu vi trùng, rắn cắn.

Cây Sòi trắng 1

  • Tên tiếng Việt: Sòi trắng, Sòi nhuộm, Sòi xanh, Mộc tử thụ, Mạy cụ (Tày)
  • Tên khoa học: Sapium sebiferum (L.) Roxb. – Croton sebiferus L.
  • Họ: Euphorbiaceae

Mô tả cây sòi trắng

  • Cây nhỡ, cao 5 – 7 m. Cành nhẵn, khi non màu lục nhạt. Lá mọc so le, hình quả trám, dài 5-7 cm, rộng 4 – 6 cm, gốc có 2 tuyến nhỏ, đầu nhọn hoắt, hai mặt cùng màu lục nhạt, nhẵn, mép nguyên; cuống lá mảnh, dài 3-4 cm; lá kèm hình dải.
  • Hoa màu trắng vàng hoặc vàng mọc thành bông dài 7 – 10 cm ở kẽ lá hoặc đầu cành, đơn tính cùng gốc; hoa đực có đài hình đấu có răng nhỏ, nhị 2, bao phần gần hình cầu; hoa cái nhiều, có đài hợp chia 2 – 3 thùy, bầu hình trứng, 3 ô.
  • Quả hạch, hình cầu hơi nhọn ở đầu, đưòng kính 1 – 1,5 cm, khi chín nứt thành 3 mảnh, chứa 3 hạt.
  • Mùa hoa; tháng 3-4; mùa quả: tháng 5-7.

Phân bố, sinh thái

Sòi trắng có vùng phân bố tương đối rộng từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ xuống phía nam thuộc khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây cũng phân bố rộng rãi khắp các tỉnh vùng núi (dưới 800 m), trung du và đôi khi cả vùng đồng bằng ven biển.

Sòi trắng ưa sáng, mọc nhanh và cũng có thể sống được ở trên nhiều loại đất. Cây thường mọc ở rừng thứ sinh, rừng cây bụi (vùng ven biển và đảo) và đồi. Ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, sòi trắng đôi khi thấy có trong các lùm bụi quanh làng, hoặc ở bờ ao. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm tái sinh tự nhiên từ hạt và gốc thân sau khi bị chặt.

Bộ phận dùng

Vỏ rễ, vỏ thân, lá, hạt, thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học

  • Vỏ rễ sòi trắng chứa chất nhựa. Bột rễ chiết bằng ethanol cho phloracetophenon 2,4-dimethylether, còn nếu chiết bằng methanol thì cho xanthoxylin. Vỏ còn chứa moretenon, moretenol và epimoretenol (Th Wealth of India, IX, 1972).
  • Lá chứa acid galic, acid elagic, isoquercitrin và tanin 5,5%.
  • Theo Zhou Guangxiong và cs, 1996, lá sòi trắng có kaempferol, acid galic ethyl ester, quercetin (CA 126,183818 k).
  • Ngoài ra, lá còn có p-sitosterol, n-dotriacontanol 3-friedelanon, N-phenyl-l-naphthylamin, moretenon và moretenol (Zhang Shilian và cs, 1995, CA 124 112 368 m).
  • Vỏ thân chứa acid 3,4-di-O-methylelagic và acid sebiferic.

Hạt sòi trắng gồm 2 phần:

  1. Lớp sáp bao quanh hạt, trong đó chất mỡ chiếm 55 – 78%. Chất mỡ này chứa acid lauric 0,3%, acid myristic 4,2%, acid palmitic 62,3%, acid stearic 5,9%, acid oleic, và acid linoleic, giống bơ cacao, có thể ăn được nếu được tinh chế tốt.
  2. Dầu béo có tỷ trọng 0,9539, n“ 1,4790, aỏ° – 6,1, chỉ số xà phòng hóa 196,0, chỉ số acid 1,5, chỉ số iod 178,0, chỉ số acetyl 7,8. Các acid béo là acid caprylic 1,50%, acid capric 1,00%, acid myristic 0, 97%, acid palmitic 2,6%, acid stearic 1,00%, acid oleic 9,4%, acid linoleic 53,40%, acid linolenic 30,00%. Theo tài liệu khác, dầu béo chứa acid capric (vết), acid palmitic 7%, acid stearic 3%, acid 2,4- decadienoic 5%, acid oleic 7%, acid linoleic 24%, acid linolenic 54%. (The Wealth of India IX, 1972).

Theo Aitzetmulle K và cs, 1996, dầu béo còn có Y – tocotrienol (CA 126, 314.762 n).

Theo Zhang Gengwang và cs, 1996, từ chất mỡ của lớp sáp, có thể chế chất thay thế bơ ca cao (CA. 125, 299676 vv).

Khô dầu sau khi ép dầu có nhiều protein có the dùng làm thực phẩm hoặc phân bón. Protein này chứa arginin 16,6%, acid aspartic 11,7%, cystin 1,3%, glycin 4,9%, acid glutamic 17,3%, histidin 2,9%, leucin 7,4%, lysin 2,6%, methionin 1,6%, tyrosin 3,7%, vaíin 7,8% (The Wealth of India IX, 1972).

Tác dụng dược lý

Cao chiết với cồn 50° của cả cây sòi trắng trừ rễ có các tác dụng hạ nhiệt và lợi tiểu.

Trong thử nghiệm in vitro, cao chiết từ vỏ rễ sòi trắng có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn Streptococcus faecalis, Klebsiella pneumoniae, Streptococcus pneumoniae, Bacillus anthracis, Pseudomonas aeruginosa, Proteus vuỉgaris, Escherichia coli.

Nước sắc lá trong thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán đã biểu lộ hoạt tính ở mức độ vừa đối với các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ và cả chủng trực khuẩn mủ xanh kháng lại nhiều thuốc kháng sinh thường dùng. Nước sắc lá sòi trắng nhỏ vào vết thương thực nghiệm được gây nhiễm trực khuẩn mủ xanh ở chuột lang đã có hiệu quả làm vết thương sạch khuẩn sau 3 – 6 ngày, và khỏi hẳn trong vòng 8-14 ngày, nhanh hơn rõ rệt so với chỉ rửa vết thương bàng nước muối sinh lý.

Cao chiết từ lá sòi trắng chứa tanin có tác dụng tạo màng thuốc do tác dụng gây kết tủa protein ở vết thương bỏng của tanin. Màng thuốc bám chắc vào vết bỏng, che phủ ngăn thoát dịch huyết tương, bảo vệ vết bỏng, ngăn sự phân hủy của protein tại vết bỏng do protein kết tủa với acid tanic có trong cao thuốc, nên giảm được hiện tượng nhiễm độc cấp do bỏng, giảm mùi hôi vết thương. Ngày bôi một hoặc nhiều lần. Thời gian điều trị khỏi trung bình là 9 ngày đối với bỏng độ II, và 22 ngày đối với bỏng độ III.

Thử nghiệm trên lâm sàng đã chứng minh vỏ rễ sòi trắng có tác dụng điều trị bệnh sán máng gây sưng to lách và gan, bụng trướng nước, thiếu máu trầm trọng và bệnh viêm gan có tính chất truyền nhiễm với những, triệu chứng nước tiểu sánh, ít, đại tiểu tiện không thông, hoàng đản, sườn bên phải sưng đau, ăn kém ngon, sốt. Phân đoạn tan trong cloroform chiết tách từ cao methanol của lá sòi trắng có hoạt tính ức chế sự phát triển của bệnh bạch cầu lympho trong thử nghiệm in vitro. Sự chiết phân đoạn được định hướng bởi thử nghiệm về hoạt tính sinh học cho thấy thành phần acid galic có hoạt tính độc hại tế bào với ED50 là 0,7ng/ml. Tất cả các bộ phận của cây sòi trắng có độc tính và có tính kích ứng.

Tính vị, công năng

Vỏ rễ và lá sòi trắng có vị đắng, tính hơi ấm, có độc, có tác dụng thông tiểu, nhuận tràng, giải độc, tiêu nước.

Công dụng cây sòi trắng

Vỏ rễ sòi trắng được dùng chửa thủy thũng, cổ trướng, đại tiểu tiện không thông và các chứng đinh độc. Ngày dùng 10 – 12g dạng thuốc sắc. Nếu dùng vỏ lụa tươi, liều gấp 3 lần liều vỏ khô. Lá và rễ sòi trắng để tươi, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp chữa rắn cắn. Cao hoặc bột thuốc chế từ lá sòi trắng chữa các vết bỏng nông (bỏng lớp thượng bì, bỏng trung bì) và mới (trong khoảng 72 giờ đầu kể từ khi bị bỏng), chưa bị viêm nhiễm khuẩn mủ. Thuốc còn được chỉ định để tạo màng che phủ các vùng lấy da, các vết mổ, các đường khâu mổ vô khuẩn. Sáp của hạt sòi chữa bệnh ngoài da.

Ghi chú: Sòi trắng có tác dụng tẩy và tháo nước mạnh; nếu người yếu mà không ứ nước nguy cấp thì không nên dùng uống.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, sòi trắng được dùng để điều trị viêm âm đạo, bệnh sán máng, viêm gan có tính chất truyền nhiễm, bụng trướng nước, hoàng đản. Trong y học dân gian Ấn Độ, dầu béo từ hạt là thuốc gây nôn, tẩy, lợi tiểu, tiêu thũng, vả chữa vết thương, bệnh ngoài da. Nước sắc vỏ rễ chữa khó tiêu và làm thuốc bổ. Nhựa từ vỏ rễ có tác dụng tẩy.

Bài thuốc có sòi trắng

1. Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa: Dầu hạt sòi (cả lớp sáp và nhân) 100g, nước 100ml, hồng đơn 50g. Đun dầu và nước cho nóng, rồi cho hồng đơn vào khuấy đều, đun sôi, khi nước cạn, cho thêm nước vào đến khi hồng đơn mất màu. Dùng cao bôi nhiều lần trong ngày.

2. Chữa bệnh thủy thũng (bụng chướng to, ăn kém ngon): Vỏ rễ sòi trắng (chỉ lấy lớp vỏ lụa) phơi khô, tán nhỏ. Làm viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 10 – 20g, có thể nhiều hơn.

3. Chữa phù thũng, cổ trướng, đại tiểu tiện không thông, ứ nước, bí đầy, khó tiêu: Vỏ rễ sòi trắng (lớp trắng ở trong, sao), mộc thông, hạt cau, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

4. Chữa ngộ độc: Lá sòi trắng, một nắm, giã nhỏ, thêm nước gạn uống.

5. Chữa đại tiện không thông: Dầu hạt sòi trắng một thìa, uống trong ngày.

]]>
https://dongyphuvan.vn/cay-soi-trang-7702/feed/ 0
Cây Tang ký sinh https://dongyphuvan.vn/cay-tang-ky-sinh-7697/ https://dongyphuvan.vn/cay-tang-ky-sinh-7697/#respond Fri, 08 Nov 2019 08:10:56 +0000 https://dongyphuvan.vn/?p=7697

Cây Tang ký sinh hay còn gọi là Tầm gửi cây dâu, Phoc mạy mọn. Tên khoa học của cây là Taxillus gracilifolius (Schult.f .) Ban. Cây thuốc có thể dùng cho các trường hợp Tê thấp, cầm máu tử cung, sáng mắt, đau xương (cả cây sắc uống).

Cây Tang ký sinh 1

  • Tên tiếng Việt: Tang ký sinh, Tầm gửi cây dâu, Phoc mạy mọn (Tày)
  • Tên khoa học: Taxillus gracilifolius (Schult.f .) Ban
  • Họ: Loranthaceae

Mô tả cây tang ký sinh

  • Cây nhỏ, thường xanh, ký sinh trên thân cây dâu tằm nhờ các rễ mút. Cành hình trụ, khúc khuỷu, màu xám hay nâu đen. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 3 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, gốc thuôn hoặc hơi tròn, đầu tù đôi khi lõm, mép hơi lượn sóng, gân phụ cong; cuống lá ngắn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm rất ngắn gần như hình tán; lá bắc nhỏ hình tam giác; hoa màu đỏ hoặc hồng tím; đài hình chùy có răng rất nhỏ, tràng hình trụ hơi phình ở giữa, có lông; nhị 4, chỉ nhị dài hơn bao phấn; bầu hạ.
  • Quả hình bầu dục, có vết tích của đài tồn tại. Mùa hoa quả: tháng 1-3.

Phân bố, sinh thái

  • Tang ký sinh có vùng phân bố tự nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào nơi có trồng cây dâu tằm. Song, hiện nay chưa có những nghiên cứu cụ thể để chứng minh loài này còn ký sinh trên những loài cây chủ nào khác. Trên thế giới tang ký sinh cũng được đề cập đến ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin…. Cây ưa sáng và ưa ẩm, ra hoa quả nhiều hàng năm. Tuy nhiên, ở những vùng trồng dâu tằm rộng lớn cũng hiếm khi gặp tang ký sinh.
  • Hạt giống của cây phát tán được có lẽ do chim hoặc một số loài động vật nào đó, trong quá trình ăn và tiêu hóa quả chín, đã đưa hạt tang ký sinh sang các cây dâu tằm khác. Bước đầu, hạt giống phải mắc được vào các kẽ nứt của vỏ hoặc hốc cây và gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm nhanh; các rễ cây từng bước len lỏi vào trong lớp vỏ cây chủ để hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
  • Trong trường hợp các cành lá của tang ký sinh bị thu hái, phần gốc và rễ ký sinh vẫn bám được ở cây chủ sẽ tiếp tục sinh trưởng phát triển.

Thành phần hóa học

  • Thân, lá tang ký sinh có quercetin, avicularin. Lá còn chứa d–catechin, quercitrin và hyperosid. (Trung dược từ hải II, 1996).
  • Theo Chen Xihong và cs, 1992, tang ký sinh chứa lectin với hàm lượng đường là 14%. Hàm lượng acid amin gốc acid cao, còn các acid amin base ít. Không thấy có arginn (CA 117: 22098 z).
  • Tang ký sinh có chất độc đối với tế bào nhất là tủy xương (CA 120: 235.542 p).

Bộ phận dùng

Toàn cây thu hái quanh năm, phơi hay sấy khô.

Tác dụng dược lý

  • Tang ký sinh dưới dạng cao lỏng cho chó uống, có tác dụng gây hạ huyết áp trên chó gây mê với liều 2g/kg thể trọng, gây giãn mạch ngoại biên trong thí nghiệm in vitro, làm giảm nhu động và trương lực cơ trơn ruột thỏ cô lập, làm an thần, kéo dài thời gian giấc ngủ gây bởi hexobarbital.
  • Tang ký sinh không độc. Cao methanol và cao nước của nó được thử nghiệm về tác dụng ức chế trên transcriptase ngược của  bệnh tăng nguyên tủy bào của chim đã biểu lộ hoạt tính ức chế khá mạnh. Những cao này không có tính độc hại tế bào có ý nghĩa ở nồng độ có tác dụng ức chế hoạt tính của transcriptase ngược ở mức trên 90%. Cao chiết từ các loài Loranthus ký sinh trên 15 loại cây chủ khác nhau đã được thử nghiệm về tính độc hại tế bào; chỉ có 2 loài tầm gửi biểu lộ hoạt tính độc hại tế bào. Một số chất chiết tách và tinh chế môt phần làm giảm u báng và u rắn gây bởi tế bào u báng Ehrlich và tế bào u báng lympho Daltois. Chất lectin có thể gây ngưng kết hồng cầu thỏ ở nồng độ 156 mg/ml, nhưng không gây ngưng kết hồng cầu loại A B, O của người, ngay cả khi dùng nồng độ lectin cao là 100 mg/kg.
  • Galactose, N-acetylgalactosamin sorbose, fructose, và melizitose có khả năng ức chế sự ngưng kết tiểu cầu thỏ bởi lectin. Lectin còn là một chất gây phân bào đối với tế bào lympho ngoại biên của lợn thiến. Một chất độc hại tế bào đối với tế bào u tủy, đã được phân lập từ tang ký sinh, có thể ức chế sự tổng hợp protein trong một dịch phân giải hồng cầu lưới của thỏ.

Tính vị, công năng

Tang ký sinh có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can và thận, có tác dụng bổ gan thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa.

Công dụng tang ký sinh

  • Tang ký sinh được dùng chữa phong thấp, gân cốt nhức mỏi, tê bại, lưng gối đau, động thai đau bụng, phụ nữ sau khi đẻ không có sữa. Ngày dùng 12 – 20g, dạng thuốc sắc hoặc nấu nước uống thay trà. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Chữa đau xóc hai bên hông ở phụ nữ có thai, dùng tang ký sinh tươi, rửa sạch, giã nhuyễn, thêm nước gạn lấy một bát uống. Chữa đại tiện ra máu, lưng gối đau, yếu sức, dùng tang ký sinh phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 4g với nước ấm. Trong y học Trung Quốc, tang ký sinh được coi là có tác dụng kích thích sự tạo máu, để điều trị thiếu máu và chảy máu ở phụ nữ mang thai và sau khi đẻ, thấp khớp, đau kinh và tăng sức khỏe ở người bị bệnh mạn tính.
  • Tang ký sinh còn được dùng phối hợp với các thuốc khác để điều trị tăng huyết áp, trẻ em bị di chứng bại liệt, tay chân tê liệt, động thai, thiếu sữa, phù thũng, đau dạ dày, tâm thần phân liệt. Ngày dùng 8 – 12g, dạng thuốc sắc và thuốc hãm. Ở Ấn Độ, nhân dân dùng lá tang ký sinh giã đắp tri mụn nhọt, lở loét.

Bài thuốc có tang ký sinh

Chữa tăng huyết áp:

  • Tang ký sinh 16g; chi tử, câu đằng, ngưu tất, ý dĩ, mã đề, mỗi vị 12g; xuyên khung, trạch tả, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
  • Chữa tăng huyết áp ở người trẻ, hoặc do rối loạn tiền mãn kinh: Tang ký sinh 20g; rau má 30g; hoa hoè, lá tre, cỏ gianh, mỗi vị 20g; hạt muồng, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 16g; ngưu tất 12g; hạ khô thảo long; tâm sen 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa tăng huyết áp ở người cao tuổi:

  • Tang ký sinh 12g; mẫu lệ 20g; hà thủ ô 16g; kỷ tử, sinh địa, quả dâu chín, ngưu tất, mỗi vị 12g; trạch tả 8g. Sắc uống ngày một thang.
  • Tang ký sinh, bạch truật, đảng sâm, táo nhân, long nhãn, ngưu tất, mỗi vị 12g; đương quy, viễn chí, hoa hoè, hoàng cầm, mỗi vị 8g; mộc hương 4g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa tăng huyết áp kèm theo tăng cholesterol máu:

  • Tang ký sinh, câu đằng, hoa hoè, thiên ma, ngưu tất, ý dĩ, mỗi vị 16g; bạch truật 12g, phục linh 8g; bán hạ chế, cam thảo, trần bì, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.
  • Tang ký sinh, hoa hoè, hoàng cầm, mỗi vị 16g; trúc nhự, long đởm thảo, mỗi vị 12g; chỉ thực, phục linh, bán hạ chế, mỗi vị 8g; trần bì, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa xơ cứng động mạch vành, hoặc thời kỳ ổn định sau nhồi máu cơ tim: Tang ký sinh 16g; hà thủ ô 20g; kỷ tử, hoàng tinh, mỗi vị 16g; thục địa, thạch hộc, quy bản, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm cầu thận mạn tính: Tang ký sinh, câu đằng, mã đề, mỗi vị 16g; cúc hoa, sa sâm, ngưu tất, đan sâm, quy bản, trạch tả, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa liệt nửa người không hôn mê do tai biển mạch máu não: Tang ký sinh 16g; thạch quyết minh 20g; câu đằng, kê huyết đằng, mỗi vị 16g; ngưu tất, cúc hoa, địa long, hà thủ ô, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa liệt dây thần kinh VII ngoại biên: Tang ký sinh, ké đầu ngựa, kê huyết đằng, ngưu tất, mỗi vị 12g; quế chi, bạch chỉ, uất kim, trần bì, hương phụ, mồi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

Chữa đau dây thần kinh hông do thoái hóa cột sống gây chèn ép: Tang ký sinh 16g; thục địa, cẩu tích, tục đoạn, ngưu tất, đẳng sâm, ý dĩ, bạch truật, hoài sơn, tỳ giải, hà thủ ô, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

Thuốc phòng bệnh viêm khớp dạng thấp tái phát: Tang ký sinh 16g; độc hoạt, phòng phong, đảng sâm, phục linh, ngưu tất, đỗ trọng, sinh dịa, bạch thược, mỗi vị 12g; tế tân, tần giao, đương quy, quế chi, phụ tử chế, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. sắc uống ngày một thang.

Chữa thấp khớp mạn, đau nhức: Tang ký sinh 12g; đảng sâm 20g; hoài sơn 16g; u chặc chìu, kê huyết đằng, đan sâm, thục địa, xích thược, thổ phục linh, thiên niên kiện, độc hoạt, khương hoạt, đỗ trọng, mỗi vị 12g; ngưu tất 10g; nhục quế 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đau lưng: Tang ký sinh, ngưu tất, cẩu tích, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

Chữa đau lưng cấp do co cứng các cơ: Tang ký sinh, khương hoạt, ngưu tất, mỗi vị 12g; phục linh 10g; quế chi, thương truật, mỗi vị 8g; can khương 6g. sắc uống ngày một thang.

Chữa chân tay tê bại, tắc sữa: Tang ký sinh 30g, ngưu tất 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa ho: Tang ký sinh 30g, rễ chanh 20g, lá trắc bá 10g. Sao vàng, sắc uống ngày một thang.

Chữa suy nhược thần kinh: Tang ký sinh, thục địa, hoài sơn, hà thủ ô, kim anh, liên nhục, mỗi vị 12g; quy bản, kỷ tử, thỏ ty thử, ngưu tất, đương quy, táo nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm tắc động mạch ở thời kỳ đầu và giữa: Tang ký sinh, thục địa, mỗi vị 16g; xuyên quy, phụ tử chế, xuyên khung, bạch thược, xuyên luyện tử, đan sâm, ngưu tất, hoàng kỳ, mỗi vị 12g; quế chi, đào nhân, hồng hoa, bạch giới tử, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa động thai đau bụng: Tang ký sinh 60g, a giao (hoặc cao ban long nướng thơm) 20g, lá ngải cứu 20g. Sắc và chia 3 lần uống trong ngày.

Thuốc phòng sẩy thai, đẻ non khi bị động thai: Tang ký sinh, thỏ ty tử, tục đoạn, a giao mỗi vị 20g. Tán nhỏ làm viên, ngày uống 16 – 20g.

]]>
https://dongyphuvan.vn/cay-tang-ky-sinh-7697/feed/ 0
Cây Thài lài trắng https://dongyphuvan.vn/cay-thai-lai-trang-7692/ https://dongyphuvan.vn/cay-thai-lai-trang-7692/#respond Wed, 06 Nov 2019 08:03:54 +0000 https://dongyphuvan.vn/?p=7692

Cây thài lài trắng hay còn gọi là rau trai lá nhỏ, áp cước thảo, áp chích thảo, Cỏ chân vịt. Cây có thể trị Bỏng, ghẻ lở, sưng tấy (cả cây giã đắp). Rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

Cây Thài lài trắng 1

  • Tên tiếng Việt: Thài lài trắng, Rau trai lá nhỏ, áp cước thảo, áp chích thảo, Cỏ chân vịt
  • Tên khoa học: Commelina diffusa Burm.f.
  • Họ: Commelinaceae

Mô tả cây thài lài trắng

  • Cây thảo, cao 30 – 60cm hoặc hơn. Thân nhẵn, mọc bò, bén rễ ở những mấu. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác rộng, dài 2 – 6cm, rộng 1 – 2cm,  gốc có bẹ to, có rìa lông ôm lấy thân, đầu thuôn nhọn.
  • Cụm hoa là một lá bắc rộng như mo, chứa 3-5 hoa nhỏ, màu lam; dài 3 răng; tràng 3 cánh; nhị 4-6, không bằng nhau.
  • Quả nang, chứa 5 hạt nhỏ màu đen, vỏ có vân mạng.
  • Mùa hoa quả: tháng 5-8.

Phân bố, sinh thái

  • Trên thế giới, số lượng loài thuộc chi Commelina L. rất khác nhau. Có ý kiến cho rằng khoảng 100 loài, ý kiến khác lại nêu con số lớn hơn là gần 150 loài (Isa Ipor, 2001). Ở Việt Nam, hiện đã xác định được 8 loài, trong đó có cây thài lài trắng.
  • Thài lài trắng có nguồn gốc ở Trung Quốc, sau lan sang phía đông đến Nhật Bản, phía tây đến Ấn Độ và xuống phía nam có Việt Nam, Lào, Malaysia và Philippin. Cây còn có ở Nam Âu, Nga, Bắc Mỹ trong trạng thái hoang dại. Thài lài trắng là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây có biên độ sinh thái rộng nên có thể tồn tại được trong giới hạn lớn về nhiệt độ, từ 38 đến 39°c ở vùng nhiệt đối và dưới 10°c về mùa đông ở vùng cận nhiệt đới (Trung Quốc). Cây ra hoa quả nhiều hàng năm; sau khi bị cắt, phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh khoẻ.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi, sấy khô.

Thành phần hóa học

  • Thài lài trắng có N 7,8%, chất không có N 59,75%, chất béo 0,90%, cellulose 20,15%, tro 12,8% (Đỗ Tất Lợi, Cây thuốc và vị thuốc VN. 1999 – 609). Hoa có acid p. coumaric và awobanol. Chất màu của hoa chứa delphinin diglucosid là chủ yếu (The Wealth of India vol II. 1950. 313).
  • Kondo, Tadao, Yoshida, Kumi nhận thấy chất màu trong thài lài trắng có được do sự kết hợp màu (copigmentation) của malonylawobanin và flavocomelin, trong một giống thài lài khác là Sự kết hợp màu của malonylcis awobanin, 3 glucosid delphinidin và flavocommelin (CA. 116, 1992, 80489t).
  • Các tác giả trên cũng cho thấy chất màu phức hợp kim loại và anthocyanin commelinin trong cánh hoa thài lài trắng gồm 6 phân tử của một anthocya lin malonyl awobanin (M), một flavon là flavocommelin (F) và hai nguyên tử magnesiun. Cấu trúc chung có công thức là (M6F6Mg2)6. Cấu trúc được sắp xếp theo các phân tử trên dưới dạng mạch vòng MM FFMM FF. MM FF xung quanh nguyên tử kim loại Mg (CA. 117, 1992, 111320 b).
  • Back Soohyun, Seo Wonjun đã phân tích sắc ký dịch chiết ether của thài lài trắng và xác định được các alcaloid loại B carbolin là 1 carbomethoxy β carbolin, nor harman và harman (CA. 113, 1990, 168976 y).
  • Bae Kihwan, Seo Wonjun đã chứng minh các hoạt chất loại β carbolin alcaloid trên có tác dụng chống lại vi khuẩn làm sâu răng (carciogenic bacterium streptococus mutans OMZ. – 176) ở nồng độ ức chế tối thiểu 100 mg/ml (CA. 118. 1993, 251132).
  • Baek. Soohyun, Seo Wonjun cũng đã tách phân đoạn bằng cột silicagel và xác định thêm các chất iolinolid (Iridoid), friedelin (triterpenoid) và β. sitosterol (CA. 113, 1990, 148927 e).
  • Căn cứ vào tác dụng dược lý của thài lài trắng, Tang, Xiangui, Zhou Mohua đã xác định 4 loại hợp chất co tác dụng là n. triacontanol p. hydroxy спnamic. daucosterol Và n. manitol, trong đó p. hydroxy mano acid có tác dụng kháng khuẩn, còn D. manitol có tác dụng chữa ho (CA. 121, 1994, 175152 v).

Tác dụng dược lý

1.Tác dụng trên a – glucosidase và glucose huyết:  

Cao methanol của thài lài trắng có tác dụng ức chế mạnh trên enzym α – glucosidase, là enzym làm nhiệm vụ hấp thu glucose ở ruột vào cơ thể. Vì vậy, những chất ức chế α – glucosidase là những chất chống tăng glucose huyết.

Ngoài ra, trên chuột cống trắng đực dòng Sprague – Davvley bị tăng glucose huyết do streptozocin, nếu cho ăn chế độ có 10% phần trên mặt đất khô của cây thài lài trắng thì glucose huyết giảm có ý nghĩa. Đã theo dõi các thông số cholesterol huyết tương, glucose huyết và glucose niệu thấy glucose huyết giảm, cholesterol huvết tương không thay đổi, còn glucose niệu âm tính vào tuần thứ tư.

2.Tác dụng kháng khuẩn và chống ho: Đã nghiên cứu tác dụng dược lý của một số chất hóa học chiết từ phần trên mặt đắt của thài lài trắng, thấy acid p – hydroxycinnamic có tác dụng kháng khuẩn và D – mannitol có tác dụng giảm ho.

3.Tác dụng trên tế bào ung thư: Cao chiết bằng benzen toàn cây thài lài trắng có tác dụng độc tế bào trên các tế bào bạch cầu bị ung thư Leuk HL60 và Leuk L1210.

Tính vị, công năng

Thài lài trắng có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh tâm, can, tỳ, thận, đại tiểu trường, có tác dạng thanh nhiệt, giải dộc, lợi thủy, tiêu thũng.

Công dụng thài lài trắng

  • Thài lài trắng được dùng chữa cảm cúm, giải khát, lợi tiểu, viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm amiđan, viêm họng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục, phù thũng, viêm ruột, kiết lỵ. Ngàv 30 – 40g, sắc uống.
  • Dùng ngoài, cây tươi, giã nát đắp, trị viêm mủ da, giải độc do rắn, rết cắn, bò cạp đốt, áp xe, các khớp sưng đau

Bài thuốc có thài lài trắng

1. Chữa viêm đường hô hấp trên (viêm họng, sưng amidan): Thài lài trắng 30g phơi khô sắc uống hoặc 90 – 120g cây tươi, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc thài lài trắng, bồ công anh, dâu tằm, mỗi vị 30g, sắc uống.

2. Chữa viêm cầu thận cấp, phù thũng, đái ít: Thài lài trắng 30g, cỏ xước, mã đề đều 30g, sắc uống.

3. Chữa phong thấp, viêm khớp, phù tim: Thài lài trắng, đậu đỏ, đều 40g. Nấu ăn, uống cả nước (Diệp Quyết Tuyền).

]]>
https://dongyphuvan.vn/cay-thai-lai-trang-7692/feed/ 0