Bạn có nghe các khái niệm về tam thất bắc, tam thất nam, tam thất hoang, tam thất rừng. Thậm chí còn nghe người ta nhắc đến cả tam thất đen, tam thất đỏ, vàng, xanh, trắng… Rốt cuộc tam thất có mấy loại? Đông y Phú Vân sẽ kê chi tiết trong bài viết này, giúp bạn có thêm thông tin về tam thất, tránh tình trạng bị chèo kéo và đẩy giá lên cao do thị hiếu.
Tam thất có 3 loại: tam thất bắc, tam thất nam và tam thất rừng. Cụ thể như sau:
1. Tam thất bắc
Củ tam thất bắc
Tên gọi
Tam thất bắc còn có tên gọi khác là sâm tam thất, nhân sâm tam thất, kim bất hoán (vàng không đổi), điền thất.
Đặc điểm và hình dạng
Cây tam thất bắc là dạng cây thuộc họ nhân sâm (họ cuống cuồng).
Cây có thân nhỏ, sống được lâu năm. Cây cao khoản từ 30 – 60cm, thân mọc đứng, vỏ cây không có lông, có rãnh dọc, lá mọc vòng 3 – 4 lá một. Lá kép kiểu bàn tay xòe.
Cây tam thất bắc cho thu hoạch củ sau khoảng từ 3 – 7 năm.
Củ tam thất bắc có hình thoi, vỏ bên ngoài sần sùi, có nhiều mấu cứng màu xám hoặc đen.
Nụ và hoa của tam thất bắc được mọc thành từng chùm có màu xanh đậm. Cuống hoa và nụ hoa có kích thước khá nhỏ. Hoa tam thất chỉ được nở theo vụ thời gian nở bắt đầu từ tháng 8 đến hết vụ tầm cuối tháng 11 âm lịch. Lượng hoa ra tương đối ít, mỗi năm chỉ ra hoa một vài lần nên loài hoa này thường rất quý và có giá trị kinh tế khá cao hiện nay.
Tham khảo thêm: Tác dụng của hoa tam thất
Hình ảnh củ, nụ, lá và hoa tam thất bắc
2. Tam thất nam
Củ tam thất nam
Tên gọi khác
Cây tam thất nam ngoài tên gọi trên còn được mọi người biết đến như là cây tam thất gừng, khương tam thất hoặc thổ tam thất.
Đặc điểm & hình dạng
Là dạng cây thảo không có thân mọc hoang ở chỗ ẩm mát ven sông hay bờ suối. Có thân, rễ và lá khá dày chắc chắn bảo vệ.
Lá của cây tam thất nam được mọc thành từng tầu xếp chồng lên nhau, lá to, không có răng cưa.
Ra hoa màu tím. Loài hoa này ít được sử dụng trong y học, vì không phải là một vị thuốc bổ nên không có nhiều công dụng và tác dụng.
Cây không có quả mà chỉ có củ nhẵn, hình hơi tròn.
Xem thêm: Cách phân biệt tam thất bắc và tam thất nam
Hình ảnh củ, nụ, là và hoa tam thất nam
Nhầm lẫn
Tam thất nam nó như củ gừng, cây cũng như cây gừng, giá rẻ trồng khá đơn giản
3. Tam thất rừng
Củ tam thất hoang
Tên gọi khác
Cây tam thất rừng hay còn gọi bằng các loại tên khác như: tam thất hoang, sâm vũ diệp, trúc tiết nhân sâm, tam thất lá xẻ, vũ điệp tam thất, sâm hai lần chẻ, hoàng liên thất.
Đặc điểm & hình dạng
Củ tam thất rừng có hình trứng hoặc hình thuôn một bên. Vỏ của chúng có màu trắng vàng. Dùng dao cắt vào thân bên trong có thịt màu trắng ngà. Nếm một ít thì có vị hơi cay cay giống như gừng.
Loại cây này được trồng chủ yếu ở tại Việt Nam, Lào và miền nam Trung Hoa. Chúng chỉ thích nghi được với các chỗ ẩm ướt, ven bờ suối, ven núi hoặc các hốc khe.
So về công dụng và tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cho con người, thì loại cây này không đem lại nhiều giá trị bằng cây tam thất bắc. Cho nên ít được sử dụng.
Xem thêm: Phân biệt tam thất thật giả
Hình ảnh củ, nụ, lá và hoa tam thất hoang
Nhầm lẫn
Dựa trên màu sắc của lõi, tam thất hoang được chia thành 5 loại : xám ghi (tím khoai môn) – đỏ tía – vàng – xanh – trắng. Trong 5 loại chỉ có vàng và xám ghi là người ta thường làm giả sâm ngọc linh. Loại lõi trắng ít hầu như không sử dụng vì độc dược chứa trong nó khá cao, ăn vào dễ tức ngực, phổ biến ơ nước ta lõi vàng và tím.
Chính vì thế mà ta có nghe đến khái niệm tam thất đỏ, tam thất trắng.
Tham khảo thêm: Giá bán tam thất bắc bao nhiêu tiền 1KG?
Khách đã bình luận
Tôi cần tư vấn, hãy gọi cho tôi
Phương Mai đã bình luận
Nhà thuốc đã liên hệ tới bạn. Cảm ơn bạn