Đông Y Phú Vân https://dongyphuvan.vn Phòng chẩn trị y học cổ truyền Phú Vân Thu, 12 May 2022 03:07:48 +0700 vi hourly 1 Cây chí chuồn chua https://dongyphuvan.vn/cay-chi-chuon-chua-4631/ https://dongyphuvan.vn/cay-chi-chuon-chua-4631/#respond Fri, 20 Jul 2018 02:57:42 +0000 https://dongyphuvan.vn/?p=4631 Khái niệm chí chuôn chua còn khá lạ với người dưới xuôi, tuy nhiên nếu ai đã từng nghe qua thì cũng biết đây là thứ quả hay dùng để ngâm rượu của đồng bào dân tộc vùng Tây bắc. Vậy cây chí chuồn chua là cây như nào? Hãy đọc bài viết để biết thêm chi tiết về cây này.

Chí chuôn chua

Quả na rừng khi chín có màu đỏ

Quả na rừng khi chín có màu đỏ

Cây chí chuồn chua hay còn gọi là “chí chiền chùa” hay cũng có nơi đọc lái đi thành Chí chuôn chùa.Tên gọi này là xuất phát từ dân tộc Mường. Đây chính là tên gọi khác của cây na rừng.

Tên khoa học của chí chuồn chua là Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance), thuộc họ Ngũ vị – Schisandraceae.

Mô tả cây chí chuồn chua

Là cây dây leo to có nhánh mọc trườn, mảnh, phủ lớp lông tuyến màu sậm, rồi về sau lại có lỗ bì hình dải. Lá cây hình bầu dục hay thuôn, dạng góc ở gốc, thon hẹp, tù, dài 6-10cm, rộng 3-4cm, nhạt màu ở dưới, rất nhẵn. Hoa đơn tính ở nách lá dài 15mm, rộng 10mm, màu tía. Quả giống như một quả Na to, nhiều mắt mỗi mắt rất lớn và xù xì. Hoa ra tháng 5-6, quả đậu vào tầm tháng 8-9.

Cây chí chuồn chua thu hoạch không chỉ lấy quả mà còn lấy cả thân leo và rễ. Tuy nhiên quả chí chuồn chua (quả na rừng) được dùng phổ biến để ngâm rượu. Đây cũng chính là một trong những thành phần chính trong rượu tứn khửn – thứ rượu giúp tăng cường sinh lý cho nam giới của đồng bào dân tộc Tây bắc.

Quả na rừng

Quả na rừng chín và thu hái vào tâm tháng 8-9 là mùa giao phối và sinh sản của thú rừng. Mỗi khi quả chín, từng đàn sóc, đàn cầy lại rộn ràng rủ nhau đi khắp rừng tìm ăn những quả “chí chuôn chua” chín mọng để có một mùa sinh sản thật mỹ mãn.

Tác dụng của quả na rừng là giúp an thần và chữa yếu sinh lý.

Rễ na rừng, dây na rừng

Rễ na rừng, dây na rừng có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm, có tác dụng:

  • Hành khí
  • Chỉ thống
  • Hoạt huyết
  • Tán ứ
  • Khu phong tiêu thũng

Chủ trị

  • Viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng;
  • Phong thấp đau xương;
  • Đau bụng trước khi hành kinh, sản hậu ứ đau, sưng vú.

Na rừng ngâm rượu

Na rừng được tách múi để chuẩn bị ngâm rượu

Na rừng được tách múi để chuẩn bị ngâm rượu

Chí chuồn chua ngâm rượu nên ngâm khi quả chín hơi mềm là ngon nhất. Cách ngâm như sau:

Chuẩn bị:

  • Quả na rừng
  • Rượu nếp: nên chọn rượu nếp quê 40 độ.
  • Bình ngâm rượu, khuyên nên chọn bình thủy tinh hoặc sành sứ.

Thực hiện:

  • Quả na rừng rửa sạch để ráo nước
  • Bóc tách riêng từng múi na
  • Cho từng múi na đã tách vào bình, thêm rượu theo tỉ lệ 1 kg na rừng ngâm 2 – 4 lít rượu
  • Ngâm sau 100 ngày uống rất thơm.

Cách ngâm của đồng bào dân tộc vùng Tây bắc

Đồng bào vùng Tây bắc thường chế biến ngâm na rừng kỳ công hơn như sau: cho riêng quả chí chuôn chua – quả na rừng vào ống tre bịt kín, đem đun cách thủy 1 đêm rồi sau đó cho ngay các vị trên vào bình, đổ rượu ngập các vị, đậy kín đem hạ thổ suốt 1 năm sau đó mới đem dùng.

Mọi thắc mắc chi tiết xin gọi tư vấn từ nhà thuốc
Cách ngâm của đồng bào dân tộc vùng Tây bắc 1

 

]]>
https://dongyphuvan.vn/cay-chi-chuon-chua-4631/feed/ 0
Quả na rừng https://dongyphuvan.vn/qua-na-rung-4612/ https://dongyphuvan.vn/qua-na-rung-4612/#respond Sat, 07 Jul 2018 04:17:22 +0000 https://dongyphuvan.vn/?p=4612 Na rừng được biết đến là thứ quả có trong vị thuốc “tứn khửn”. Tuy nhiên cây na rừng thu hoạch không chỉ lấy quả mà còn lấy rễ và thân dây. Hãy xem tác dụng của cây na rừng như nào nhé.

Cây na rừng

Cây chín chuồn chua

Na rừng còn có tên gọi khác là Dây xưn xe, Nắm cơm, Ngũ vị nam

Tên khoa học của na rừng là Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance), thuộc họ Ngũ vị – Schisandraceae.

Mô tả

  • Dây leo to có nhánh mọc trườn, mảnh, phủ lớp lông tuyến màu sậm, rồi về sau lại có lỗ bì hình dải.
  • Lá bầu dục hay thuôn, dạng góc ở gốc, thon hẹp, tù, dài 6-10cm, rộng 3-4cm, nhạt màu ở dưới, rất nhẵn.
  • Hoa đơn tính ở nách lá dài 15mm, rộng 10mm, màu tía.
  • Quả giống như một quả Na to.
  • Hoa tháng 5-6, quả tháng 8-9.

Bộ phận dùng

Quả, dây, rễ

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng núi cao Lào Cai (Sa Pa), Hà Tây (Ba Vì) đến Di Linh, Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Cũng phân bố ở Trung Quốc, Lào.

Là cây thân leo, sống leo quanh các cây cổ thụ. Chúng chỉ mọc trong rừng sâu, nơi có nhiều cây to, tán rộng, ít ánh nắng mặt trời.

Thu hái rễ quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng

Quả ăn được. Quả rang lên làm thuốc an thần gây ngủ.

Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm; có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng.

Rễ dùng trị:

  • 1. Viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng;
  • 2. Phong thấp đau xương, đòn ngã ứ đau;
  • 3. Đau bụng trước khi hành kinh, sản hậu ứ đau sưng vú.

Liều dùng

15-30g rễ khô sắc nước uống.

Dân gian cũng thường dùng vỏ thân, vỏ rễ làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá, giảm đau.

Ngày dùng 8-16 g sắc hoặc ngâm rượu uống.

Na rừng vị thuốc trong rượu tứn khửn

Quả na rừng còn được gọi là “Chí chuôn chua”. Quả có hình dáng giống quả na thường nhưng to và nhìn hoang dại hơn nhiều. Đây là món ăn khoái khẩu của thú rừng trong mùa sinh sản. Trái na rừng khi chín có màu đỏ.

Trái na rừng khi chín có màu đỏ

Quả na rừng là một trong những thành phần trong rượu tứn khửn– Rượu thuốc của đồng bào vùng Tây bắc có tác dụng trong việc điều trị sinh lý nam giới. “Tứn khửn” theo tiếng mường nghĩa là dựng lên ý nói tác dụng theo cách hình tượng hóa của người dân bản. Thành phần chính của rượu tứn khửn bao gồm:

  • Quả na rừng- hay quả chín chuồn chua
  • Cây tứn khửn
  • Dây cư trừ ma

Mọi thắc mắc chi tiết xin gọi tư vấn từ nhà thuốc
Na rừng vị thuốc trong rượu tứn khửn 2

]]>
https://dongyphuvan.vn/qua-na-rung-4612/feed/ 0