Na rừng được biết đến là thứ quả có trong vị thuốc “tứn khửn”. Tuy nhiên cây na rừng thu hoạch không chỉ lấy quả mà còn lấy rễ và thân dây. Hãy xem tác dụng của cây na rừng như nào nhé.
Cây na rừng
Na rừng còn có tên gọi khác là Dây xưn xe, Nắm cơm, Ngũ vị nam
Tên khoa học của na rừng là Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance), thuộc họ Ngũ vị – Schisandraceae.
Mô tả
- Dây leo to có nhánh mọc trườn, mảnh, phủ lớp lông tuyến màu sậm, rồi về sau lại có lỗ bì hình dải.
- Lá bầu dục hay thuôn, dạng góc ở gốc, thon hẹp, tù, dài 6-10cm, rộng 3-4cm, nhạt màu ở dưới, rất nhẵn.
- Hoa đơn tính ở nách lá dài 15mm, rộng 10mm, màu tía.
- Quả giống như một quả Na to.
- Hoa tháng 5-6, quả tháng 8-9.
Bộ phận dùng
Quả, dây, rễ
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng núi cao Lào Cai (Sa Pa), Hà Tây (Ba Vì) đến Di Linh, Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Cũng phân bố ở Trung Quốc, Lào.
Là cây thân leo, sống leo quanh các cây cổ thụ. Chúng chỉ mọc trong rừng sâu, nơi có nhiều cây to, tán rộng, ít ánh nắng mặt trời.
Thu hái rễ quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng
Quả ăn được. Quả rang lên làm thuốc an thần gây ngủ.
Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm; có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng.
Rễ dùng trị:
- 1. Viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng;
- 2. Phong thấp đau xương, đòn ngã ứ đau;
- 3. Đau bụng trước khi hành kinh, sản hậu ứ đau sưng vú.
Liều dùng
15-30g rễ khô sắc nước uống.
Dân gian cũng thường dùng vỏ thân, vỏ rễ làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá, giảm đau.
Ngày dùng 8-16 g sắc hoặc ngâm rượu uống.
Na rừng vị thuốc trong rượu tứn khửn
Quả na rừng còn được gọi là “Chí chuôn chua”. Quả có hình dáng giống quả na thường nhưng to và nhìn hoang dại hơn nhiều. Đây là món ăn khoái khẩu của thú rừng trong mùa sinh sản. Trái na rừng khi chín có màu đỏ.
Quả na rừng là một trong những thành phần trong rượu tứn khửn– Rượu thuốc của đồng bào vùng Tây bắc có tác dụng trong việc điều trị sinh lý nam giới. “Tứn khửn” theo tiếng mường nghĩa là dựng lên ý nói tác dụng theo cách hình tượng hóa của người dân bản. Thành phần chính của rượu tứn khửn bao gồm:
- Quả na rừng- hay quả chín chuồn chua
- Cây tứn khửn
- Dây cư trừ ma
Ý kiến của bạn