Cây đu đủ chắc không còn lạ gì với mọi người Việt Nam, vì hầu như nhà ai cũng trồng để làm cảnh, làm thuốc hoặc không trồng để thu hoạch ăn trái. Đu đủ là một trong những loại cây rất dễ trồng và mang lại nhiều công dụng tốt cho con người. Cây đu đủ được phân thành 2 loại chính là đu đủ đực và đu đủ cái, cả hai loại cây này đều mang lại nhiều giá trị cao. Tuy nhiên chúng ta rất khó để nhận biết đâu là cây cái và cây đực, cho nên trong bài viết này nhà thuốc Đông Y Phú Vân chia sẻ với bạn một số cách để phân biệt 2 giống cây này. Các bạn cùng tham khảo.
Mục lục
Đặc điểm cây đu đủ cái
- Đu đủ cái thân cây thường to, gốc cây hơi nghiêng.
- Hoa mọc ở phần sát thân, to và không theo chùm. Đu đủ càng nhiều hoa thì tỷ lệ đậu trái càng cao.
- Hạt đu đủ cái khi ngâm nước thường chìm sâu dưới nước và nặng hơn. Hạt đu đủ cái có màu đậm đen hơn và mọng nước hơn.
- Còn đối với cây non, rễ của cây đu đủ cái là mọc theo dạng rễ chùm, to khỏe.
Đặc điểm cây đu đủ đực
Đặc điểm của cây đu đủ đực thì trái ngược hoàn toàn với cây đu đủ cái, cụ thể như sau:
- Đu đủ đực có thân khá nhỏ so với cây đu đủ cái.
- Hoa đu đủ đực mọc ở phần kẽ lá, có nhánh dài, nhiều hoa và mọc theo chùm.
- Đu đủ đực cho rất nhiều hoa và thường ít quả, nếu có thì quả rất nhỏ hoặc ăn không ngon.
- Hạt đu đủ ngâm nước thường sẽ nổi trên nước, có màu trắng nhạt, không có màu đen bóng giống như hạt đu đủ cái.
- Còn đối với cây non, rễ cây đu đủ đực là loại rễ cọc, mọc sâu vào trong đất.
Mẹo nhỏ biến cây đu đủ đực thành cái
Khi ta trồng cây đu đủ đực thì thường chỉ cho ra hoa, ít trái. Nếu trồng đu đủ mục đích lấy hoa để làm thuốc thì cây đu đủ đực sẽ là giải pháp đúng đắn. Nhưng cũng nhiều hộ gia đình trồng cây muốn để thu hoạch trái, nếu để cây đực thì sẽ rất ít trái và không cho năng suất cao.
Một vài mẹo hướng dẫn biến cây đu đủ đực thành cây đu đủ cái
Cách 1: Trước khi chuẩn bị mang cây giống đi trồng cắt rễ cọc của cây đu đủ đực. Khi trồng thì đặt thêm đĩa hoặc đít bát dưới rễ để đu đủ đực mọc và phát triển thành cây đu đủ cái.
Cách 2: Lấy một tấm gạch tàu (kích thước khoảng 40×40) đặt xuống phía dưới đất trước khi đặt cây đu đủ xuống. Làm như vậy sẽ giúp phần thân rễ của cây đu đủ không cấm thẳng được xuống đất mà bắt buộc phải phát triển rễ phụ tạo thành rễ chùm, như vậy có thể đực cũng sẽ thành cái.
Hướng dẫn cách trồng đu đủ sai quả quanh năm
Để trồng đu đủ sai quả, lâu cỗi thì chúng ta cần phải lựa chọn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau đây:
Lựa chọn hạt giống đu đủ
Chọn quả chín từ những cây mẹ to khỏe, chắc chắn. Sau đó bổ quả đu đủ làm hai phần, bóc tách các hạt ở trong quả cho vào chậu nước. Chọn hạt đen và chìm, rửa sạch màn nhớt bọc bên ngoài hạt, đem hong khô và gieo ngay hoặc bảo quản cẩn thận để làm hạt giống.
Chọn đất
Đu đủ phát triển tốt nhất trên các cùng đất có độ màu mỡ và phì nhiêu cao. Càng những vùng đất có vị trí màu mỡ phì nhiêu thì cho ta thu hoạch càng sai trái, sai quả.
Ngoài chọn được loại đất, ta cũng cần chú ý đến các yếu tố kỹ thuật làm đất, xới đất, làm luống đất cho cẩn thận và làm cỏ sạch sẽ để cây phát triển được tốt nhất.
Bạn cũng có thể bón trước khoảng 1 tấn các loại phân hữu cơ xuống dưới các gốc cây để cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho các gốc.
Trồng cây
Một số lưu ý chúng ta cần phải để ý đó là không được trồng cây đu đủ trên nền phèn, vị trí trồng thoát nước tốt. Mật độ trồng cây là từ 1,5 – 2m và cách hàng 2,5 – 3,0m. Trồng thưa thì chúng ta càng dễ chăm sóc, cây đỡ sâu bệnh và năng suất tốt hơn.
Cách bón phân
- Đối với cây từ 1 tháng tuổi
Pha 50gr phân NPK 16-12-18-11+TE vào trong 10 lít nước, tưới cho cây, 1 tuần 1 lần để cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây phát triển tốt.
- Cây từ 1 – 3 tháng tuổi
Bón phân cho mỗi gốc cây từ 50 – 100gr/1 lần. Bón từ 15 – 20 ngày/1 lần
- Cây từ 3 – 7 tháng tuổi
Lượng phân bón cho cây ở trong giai đoạn này là từ 100 – 150gr NPK 12-12-17-9+TE. Bón 1 tháng 1 lần. Từ tháng thứ 6 trở đi, có thể bón thêm 1kg phân hữu cơ sinh học HG01 và 100gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc hoặc thêm phân bón lá.
Cách chăm sóc
Chăm sóc là công đoạn rất quan trọng để cây phát triển và sai quả. Một số công việc liên quan đến chăm sóc bạn cần phải chú ý như sau:
Tưới nước
Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây khi vào các vụ mùa mưa hoặc khi bị úng, bị lũ.
Làm cỏ
Cỏ dại nhiều sẽ lấy hết các chất dinh dưỡng của cây và là nơi trú ẩn, mầm mống sinh ra các loại bệnh. Cho nên cần phải làm cỏ thường xuyên hoặc phun trừ thuốc diệt cỏ để đảm bảo cho cây được khỏe mạnh và không bị mất các chất dinh dưỡng.
Phòng trừ bệnh
Nhện đỏ: Đây là loại bệnh thường gây hại cho cây vào mùa nắng, biểu hiện của sâu bệnh này là xuất hiện các đốm vàng, loang lổ ở mặt dưới của lá làm cho cành lá cây đu đủ dễ bị rụng, cháy … từ đó ảnh hưởng đến sự sống của cây. Với loại bệnh này chúng ta phải tiêu diệt ngay, càng sớm càng tốt.
Một số loại thuốc dùng để diệt trừ sâu bệnh nhện đỏ: Phun thuốc trừ sâu danitol, bi 58 nồng độ 0,1%.
Thu hoạch
Khi trái đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín thì chúng ta có thể thu hoạch. Quan sát thấy quả bên ngoài có vỏ bóng, hơi ửng vàng, nhựa chảy ra màu trong suốt chứ không nhựa trắng thì lúc đó ta có thể thu hoạch được.
Ý kiến của bạn