Cây mật gấu miền Nam hay còn gọi là cây lá đắng được biết đến như một loại thảo dược quý, có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh rất tốt. Dưới đây, chúng tôi xin gửi tới các bạn những thông tin cũng như tác dụng tuyệt vời của cây thuốc quý này.
Cây mật gấu miền nam
Khái niệm cây mật gấu
Ở nước ta hiện nay có 2 loại thuốc nam cùng có tên gọi là cây mật gấu:
- Loại 1: là cây mật gấu mọc ở miền Bắc, hay còn có tên gọi khác là cây mật gấu miền Bắc, cây hoàng liên ô rô, cây mã hồ.
- Loại 2: là cây mật gấu miền Nam, có tên thường gọi là cây lá đắng, cây kim thất tai.
Mặc dù có cùng tên gọi là cây mật gấu, nhưng hai cây thuốc này lại có đặc điểm, hình dạng và tác dụng chữa bệnh hoàn toàn khác nhau. Ở bài viết này, chúng tôi xin cung cấp về thông tin, công dụng của cây mật gấu miền Nam tới các bạn đọc.
1. Cây mật gấu miền Nam (cây lá đắng).
Gọi là cây mật gấu miền Nam vì cây mọc tập trung ở miền Đông Nam Bộ nước ta.
Cây có tên thường gọi là cây lá đắng, cây kim thất tai, cây rau lúi.
Cây có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del, thuộc họ Cúc (Asteraceae)
2. Đặc điểm hình thái cây mật gấu nam
Cây lá đắng là một loại cây thảo, cao khoảng từ 1m – 2m, những cây lớn có thể cao đến 3m, cây mọc đứng, có thể mọc bò hoặc leo dựa.
Thân ở dưới gốc tròn, lên phía trên có góc cạnh, thân non, mập nước, hơi có lông. Cây mật gấu miền nam thuộc họ cây thân mềm, mọng nước. Cây có sức sống rất mãnh liệt, ở hầu hết các vùng khí hậu ẩm nhiệt đới cây đều thích nghi và phát triển tốt.
Lá cây là dạng lá đơn, mọc cách, dầy và mập nước. Ở mép lá có răng cưa nông, lá có chiều rộng từ 5cm – 7cm, chiều dài lá từ 10cm – 15cm. Gân lá thường có màu tía tùy theo môi trường sống. Hai mặt lá có lông. Lá có vị đắng gắt như mật gấu. (Vì vậy nên được người dân Nam Bộ đặt tên là cây mật gấu).
Hoa cây lá đắng có màu vàng nhạt.
Cây mật gấu miền nam hay còn gọi là cây lá đắng
3. Bộ phận sử dụng
Cây lá đắng dùng toàn bộ cả cây, gồm: thân, cành, lá để làm thuốc điều trị bệnh.
4. Thành phần dược tính của cây mật gấu nam
Theo các nghiên cứu Y học, cây lá đắng có chứa nhiều hoạt chất như: Carotenoid, triterpenoid, saponin, tanin, chất khử, polyuronic. Tuy nhiên, saponin, tanin là hai thành phần dược tính chính của cây kim thất tai.
Xem thêm: Tác dụng của cây mật gấu miền bắc
5. Công dụng của cây mật gấu miền Nam, cây lá đắng:
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2:
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh hay gặp ở Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân của bệnh là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường do không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng được insulin.
Những người lười vận động, ăn quá nhiều, khiến cơ thể bị dư thừa calo sẽ gây nên tình trạng kháng insulin. Không chỉ vậy, người ít vận động sẽ tác động đến tuyến tụy gây ra áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong một thời gian dài như thế tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần khả năng sản xuất insulin và gây ra bệnh đái đường tuýp 2.
Trong lá cây mật gấu miền Nam (cây lá đắng) có chứa rất nhiều dược tính, trong đó saponin, tanin là hai thành phần chính có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Nhờ vậy, giúp cơ thể tăng cường giải phóng calo, làm giảm tình trạng kháng insulin, ổn định lượng đường huyết trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Có tác dụng mát gan, trị nóng trong, giúp thanh lọc, giải độc cơ thể
Nước lá lá cây lá đắng giúp mát gan thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Vậy nên ngoài việc đun nước lá đắng uống, người dân Nam Bộ còn dùng lá đắng nấu canh dùng trong bữa cơm thường xuyên.
6. Cách sử dụng cây mật gấu miền nam
Với lá cây khô: Rửa sạch lá cây, đun khoảng 25g lá cây với 2 lít nước uống hết trong ngày.
Với lá cây tươi: Rửa sạch lá, hãm lá mật gấu với nước sôi để uống hàng ngày như một loại trà.
Liều dùng 30-40g/ngày.
Tác dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả, làm mát gan, thanh nhiệt cơ thể.
Lưu ý: Với nước cây lá đắng, không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài và không nên dùng thay nước lọc. Nên dùng theo hướng dẫn trực tiếp của bác sỹ.
Xem thêm: Cây mật gấu miền bắc là cây gì?
Ý kiến của bạn