Cây Hà thủ ô được biết tới với nhiều công dụng. Công dụng mà mọi người biết đến nhiều nhất vẫn là giúp phục hồi sắc xuân và sống lâu. Cụ thể Cây mọc ở đâu và đặc điểm cụ thể như nào? Cây có những tác dụng gì? Tác dụng chữa bệnh ra sao? Yếu tố nào khiến cây có sức mạnh thần kì như thế?
Mục lục
- Hà thủ ô còn được gọi là cây gì?
- Bộ phận dùng
- Cây Hà thủ ô mọc ở đâu?
- Công dụng của Hà thủ ô
- Cây Hà thủ ô trị bệnh gì?
- 1. Trị chứng huyết hư
- 2. Chữa đau lưng
- 3. Trị huyết áp cao
- 4. Trị bệnh sốt rét
- 5. Trị táo bón do huyết hư, tân dịch hao tổn
- 6. Trị ho gà
- 7. Trị tóc bạc
- 8. Trị tổn thương thần kinh quay
- 9. Trị mề đay
- 10. Trị bệnh xơ cứng mạch máu ở người già
- 11. Trị chứng cholesterol trong máu cao
- 12. Chữa chứng lở ngứa
- 13. Chữa đái rắt buốt, đái ra máu
- 14. Chữa mất ngủ, hay nóng nảy
- Những lưu ý khi sử dụng Hà thủ ô
Hà thủ ô còn được gọi là cây gì?
Hà thủ ô tên khoa học – Polygonum multiflorum, thuộc họ Rau răm – Polygonaceae.
Hà thủ ô còn có tên gọi khác là dạ hợp, dạ giao đằng, địa tinh, khua lình (dân tộc Thái), mằn năng ón (đồng bào Thổ)
Tên gọi Hà thủ ô được gọi bởi vì gia đình ông Hà Thủ Ô sử dụng một loại cây thuốc được lấy ở trên rừng và nhờ loại cây thuốc này mà người thân trong gia đình có tuổi thọ rất cao, có người thọ đến trên 100 tuổi. Chính vì công dụng kéo dài tuổi thọ của cây thuốc gắn liền với gia đình ông Hà Thủ Ô nên người ta thường gọi là cây Hà thủ ô.
Đặc điểm
Cây Hà thủ ô còn có tên là giao đằng vì dây leo xoắn vào nhau, hoặc dạ hợp vì đêm cuốn vào nhau. Tên khoa học là Polygonum multiflorum – (trong đó Polygonum là có nhiều đốt, nhiều mắt multiflorum là nhiều hoa) vì cây có nhiều đốt, nhiều hoa. Cụ thể đặc điểm của cây Hà thủ ô như sau:
- Cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 4,5 m, mọc xoắn vào nhau, thân màu xanh tía có vân hoặc bì lớn, không có lông.
- Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ.
- Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Cả hai mặt đều nhẵn và không có lông.
- Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Hoa là lưỡng tính (có cả hai cơ quan nam và nữ) và được thụ phấn bởi côn trùng. Hoa nở vào tầm tháng 9-10
- Quả bế hình ba cạnh, màu đen. Cây hà thủ ô ra quả vào tháng 10-11
Cây có thể phát triển trong bóng râm (ánh sáng rừng) hoặc không có bóng. Nó đòi hỏi đất ướt.
Củ rễ được đào vào mùa xuân và mùa thu, tốt nhất là từ thực vật 3 – 4 tuổi, rửa sạch, thái lát và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Thêm một thông tin nữa về đặc điểm của cây hà thủ ô qua tên gọi, Hà thủ ô còn được đồng bào dân tộc Thổ gọi là mần năng ón, hay mần đăng tua lình ( Mần đăng: tức là củ Khoai lang, Tua Lình: tức nghĩa con khỉ). Vì giống củ khoai lang mọc ở chỗ khỉ hay đi lại.
Củ Hà thủ ô
☛ Xem thêm: Đặc điểm nhận dạng cây Hà Thủ ô
Vị giác / mùi
Đắng, hơi ngọt.
Thành phần hóa học
Củ hà thủ ô chứa
- 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol.
- 1,1% protid,
- 45,2% tinh bột,
- 3,1% lipid,
- 4,5% chất vô cơ,
- 26,45 các chất tan trong nước,
- lecitin,
- rhaponticin (rhapontin, ponticin)
Trong đó phải kể đến 2 thành phần anthraglycosid và lecitin
- anthraglycosid: có tác dụng làm xúc tiến sự co bóp của ruột, xúc tiến tiêu hóa tốt, cải thiện dinh dưỡng
- lecitin: là thành phần chủ yếu của hệ thần kinh cho nên Hà thủ ô có thể dùng trong những trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh. Lecitin còn giúp sự sinh ra huyết dịch và bổ tim. Nó là nuồn photpho dễ hấp thụ và giúp cho hiện tượng chuyển hóa chung được cải thiện.
Bộ phận dùng
- Rễ củ – Có thể dùng tươi hoặc sau khi phơi khô
- Lá có thể dùng làm rau ăn
- Dây lá cũng có thể dùng làm thuốc.
Cây Hà thủ ô mọc ở đâu?
Cây Hà thủ ô là cây thuộc châu Á, ở Việt nam, Cây hà thủ ô mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn.
Có mọc ở Trung quốc(Giang Tô, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến), Nhật Bản.
Hiện nay, ở nước ta Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định. Có thể tái sinh bằng hạt nhưng thường được trồng dễ dàng bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30-40cm hoặc bằng củ có đường kính 3-5cm.
Sau 2-3 năm thì thu hoạch.Thu hoạch cây mọc hoang thường tiến hành vào mùa thu hay mùa xuân, mùa thu tốt hơn.
Đào củ về rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc.
Lá có thể dùng làm rau ăn, dây lá cũng có thể dùng làm thuốc.
Củ Hà thủ ô có nơi không đồ mà phơi ngay, muốn có hà thủ ô miếng thì hái còn tươi, đem thái ngay, đồ chín rồi phơi hoặc đồ chín mới rồi thái và phơi.
Hà thủ ô chế với đậu đen, có nhiều cách làm:
- Đỗ đen giã nát cũng ngâm với Hà thủ ô đã thái miếng trong một đêm, sáng đem đồ lên rồi phơi nắng trong một đêm lại ngâm với Đỗ đen, lại đồ và phơi, làm 9 lần.
- Củ Hà thủ ô ngâm nước vo gạo 24 giờ, rửa lại rồi cho vào nồi, cứ 10g Hà thủ ô, cho 100g Đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn. Đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước Đỗ đen thì tẩm, phơi cho hết. Đồ, phơi được 9 lần là tốt nhất.
☛ Xem thêm: Cách sơ chế Hà thủ ô đúng chuẩn
Công dụng của Hà thủ ô
Cây Hà thủ ô có tác dụng gì?
Được coi là một loại thảo dược lâu đời ở phương Đông, nó là một thảo mộc tăng cường máu, gan, và thận. Làm sạch các độc tố, làm giảm lượng đường trong máu, giữ được năng lượng trẻ trung và sức mạnh tình dục, và làm giảm nếp nhăn.
Củ hà thủ ô đã chế biến là những ngày này chủ yếu được sử dụng để bổ sung cho trong gan và thận. Đối với hệ cơ xương khớp, nó được chỉ định cho đau lưng và đau đầu gối, yếu đầu gối, tê ở chân, suy nhược chung và suy nhược thần kinh.
Cây Hà thủ ô rất hữu ích trong nhiều điều kiện bao gồm thiếu máu, phát huỳnh thương yếu, xuất huyết âm đạo trắng hoặc vàng, hạch lympho sưng, nhọt và đau nhức, chóng mặt, mất ngủ, xám tóc sớm, tăng cường sinh lý, viêm phế quản mãn tính, tâm thần phân liệt và bệnh đái tháo đường. Hà thủ ô cũng giúp cải thiện cơ thể bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa như nghe, mắt, mùi, vị giác, da da xấu, mất năng lực, mất màu tóc, xám da…
Cây Hà thủ ô trị bệnh gì?
Cây thuốc Hà thủ ô trị những bệnh gì? Theo ghi chép tổng hợp từ các nguồn tài liệu khác nhau thì Hà thủ ô có 14 tác dụng chữa bệnh như sau:
1. Trị chứng huyết hư
Hà thủ ô đỏ 20g, Thỏ ty tử 12g, Đương qui 12g, Ngưu tất 12g, Bổ cốt chí 12g đem tán thành bột mịn sau đó trộn đều với mật ong thành viên hoàn để trị chứng huyết hư sinh ra mất ngủ. Mỗi ngày uống 2 viên với nước ấm sau bữa ăn 30 phút trong liên tiếp 5 ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.
2. Chữa đau lưng
Hà thủ ô đỏ 20g, Bạch phục linh, Ngưu tất, Đương qui, Thỏ ty tử, Phá cố chỉ, mỗi thứ 12g đem tán thành bột min, trộn đều với mật ong thành viên hoàn, chia đều 2 bữa uống trong ngày để chữa bệnh đau lưng.
3. Trị huyết áp cao
Hà thủ ô đỏ, Sinh địa, Huyền sâm, Sinh Bạch thược, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sa uyển tật lê, Hy thiêm thảo, Tang ký sinh, Hoài Ngưu tất, mỗi thứ 12g đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia đều 2 bữa uống khi còn ấm để trị huyết áp cao. Liệu trình áp dụng từ 3- 5 ngày.
4. Trị bệnh sốt rét
Hà thủ ô đỏ 40g, Sài hồ 12g, Đậu đen 20g, sắc nước phơi sương 1 đêm, sáng hầm lên uống nóng. Hà Nhân ẩm: Chế Hà thủ ô 16g, Đảng sâm, Đương qui, Trần bì, Oåi khương mỗi vị 12g đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia đều 2 bữa uống khi còn ấm để trị bệnh sốt rét. Liệu trình áp dụng từ 5- 7 ngày liên tiếp.
5. Trị táo bón do huyết hư, tân dịch hao tổn
Tứ thạch, Đơn thạch, Đơn sâm, Ngũ vị tử, Toan táo nhân, Xuyên khung,Hà thủ ô đỏ mỗi vị 12g đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia đều 2 bữa uống trong ngày để trị bệnh táo bón do huyết hư, tân dịch hao tổn. Áp dụng liên tiếp trong vòng 5- 7 ngày để mang lại hiệu quả trị bệnh cao nhất.
6. Trị ho gà
Hà thủ ô 6 – 12g, Cam thảo 1,5 – 3g đem sắc với 1 lít nước đến khi còn ¼ chia đều 2 bữa uống trong ngày để trị bệnh ho gà. Chú ý uống khi thuốc còn ấm, uống sau bữa ăn 30 phút trong 5- 7 ngày liên tiếp để mang lại hiệu quả trị bệnh cao nhất
7. Trị tóc bạc
Hà thủ ô đỏ, Thục địa hoàng mỗi thứ 30g, Đương qui 15g, ngâm vào 1000ml rượu trắng 10 – 15 ngày dùng để trị tóc bạc, mỗi ngày uống 1 chén nhỏ sau bữa ăn tối 30 phút kết hợp dùng massage tóc 1 tuần 1 lần để mang lại hiệu quả trị bệnh cao nhất.
☛ Thông tin thêm về: Củ Hà thủ ô chữa tóc bạc sớm
8. Trị tổn thương thần kinh quay
Hà thủ ô đỏ 30g đem sắc nước uống hàng ngày có tác dụng trị tổn thương kèm triệu chứng chóng mặt, nhức đầu. Liệu trình áp dụng trong 1 tháng.
9. Trị mề đay
Hà thủ ô 10g, Đại táo 5g, Thanh bì 2g, Trần bì 3g, Sinh khương 3g, Cam thảo 2g đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia đều 2 bữa uống trong ngày để trị bệnh mề đay. Liệu trình áp dụng trong vòng 4- 5 ngày.
10. Trị bệnh xơ cứng mạch máu ở người già
Dùng hà thủ ô 20g, tầm gửi dâu, kỳ tử, ngưu tất đều 16 g đem sắc nước uống để trị bệnh xơ cứng mạch máu ở người già. Liệu trình áp dụng trong vòng 3 tháng.
11. Trị chứng cholesterol trong máu cao
Hà thủ ô tươi 900 g rang giòn, nghiền bột. Mỗi lần dùng lấy 15 g uống với nước ấm sau bữa cơm 30 phút để trị chứng cholesterol cao trong máu. Liệu trình áp dụng 7- 15 ngày.
Trên là dùng phần củ Hà Thủ ô chữa bệnh. Lá và dây Hà thủ ô cũng có tác dụng chữa các bệnh về da như ghẻ lở, lở ngứa, ung nhọt. Đặc biệt là rất rốt cho chứng mất ngủ, thiếu ngủ. Cụ thể:
12. Chữa chứng lở ngứa
Theo như trong sách những cây thuốc và vị thuốc của Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì lá Hà thủ ô được dùng trong trường hợp chữa chứng lở ngứa.Bạn có thể dùng với là tươi hoặc khô đều được. Cách làm như sau:
- Lá Hà thủ ô đem cắt về rửa sạch rồi đem đun nước tắm với liều lượng tùy ý.
- Bạn cũng có thể cắt thân cành Hà thủ ô cùng với lá để đun nấu cùng.
- Để nhanh hiệu quả bạn có thể lấy lá Hà thủ ô đem về nấu với lá ngải cứu và tắm.
13. Chữa đái rắt buốt, đái ra máu
Theo Hải thượng lãn ông thì lá Hà thủ ô còn dùng để chữa đái rắt, đái buốt, hay đái ra máu. Với cách làm như sau:
- Lá Hà thủ ô đỏ tươi, giã vắt lấy nước, hoà với mật ong để uống.
- Lá hà thủ ô đỏ, lá huyết dụ, lượng bằng nhau. Sắc rồi hoà thêm mật ong uống
14. Chữa mất ngủ, hay nóng nảy
Hà thủ ô đằng, Đơn sâm, mỗi thứ 3 chỉ, Trân châu mẫu 1 lượng. Sắc uống (ghi chép theo Kinh Nghiệm Dân Gian)
Cụ thể như sau:
- Dùng lá Hà thủ ô, Đơn sâm mỗi vị 12 gram cùng với 40 gram Trân châu mẫu. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng trị bệnh. Nên cùng thuốc khi thuốc còn ấm
- Dùng cho trường hợp: mất ngủ, hay nóng nảy, thường xuyên bồn chồn trong người, hay mơ mộng khi ngủ.
☛ Xem chi tiết: Cách chế biến lá Hà thủ ô
Những lưu ý khi sử dụng Hà thủ ô
- Đúng liều lượng
- Phần củ Hà thủ ô đem dùng chữa bệnh phải là là đã được chế biến.
- Phải đúng cách: Nên uống Hà thủ ô sau bữa ăn. Và thêm lưu ý với những thực phẩm kiêng kị với Hà thủ ô nư củ cải trắng, hành tỏi, tiết động vật hay đồ cay nóng…
Trên là những tổng hợp những thông tin về cây thuốc Hà thủ ô. Cây thuốc dân gian này được dùng chữa bệnh phổ biến trong y học cổ truyền. Để áp dụng các bài thuốc bạn cần hỏi thêm ý kiến của người có chuyên môn trong lĩnh vực đông y. Bởi với mỗi người mỗi thể trạng sẽ khác nhau. Bạn cũng cần tham khảo về những lưu ý khi sử dụng Hà thủ ô.
Đông y Phú Vân có cung cấp các sản phẩm Hà thủ ô ở các dạng khác nhau. Bạn có thể tham khảo và hỏi thêm ý kiến bác sĩ về công dụng và cách dùng Hà thủ ô như nào cho thật hiệu quả. Bảng giá tham khảo như sau:
Vị thuốc | Giá Bán |
Hà thủ ô đỏ rừng tươi nguyên củ | 150.000 đ/kg |
Hà thủ ô đỏ rừng khô nguyên củ | 280.000 đ/kg |
Hà thủ ô rừng đã được nhà thuốc đông y bào chế- Hà thủ ô chế | 310.000 đ/kg |
Bột Hà thủ ô- Hà thủ ô chế tán bột | 320.000 đ/kg |
Cao Hà thủ ô – dạng cô đặc | 200.000 đ/100g cao |
Mọi thông tin chi tiết Qúy khách vui lòng liên hệ tới số Hotline: 0912 040 918 | 0397 387 114 để được Nhà thuốc Đông Y Phú Vân hỗ trợ trực tiếp!
Ý kiến của bạn